Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Châu Âu

[MINH HUỆ 16-08-2021] Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 14 tháng 8 năm 2021, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Phần Lan tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Albert IX ở Helsinki, Phần Lan.

Phòng Trưng bày Nghệ thuật Albert IX ở quận Punavuori nằm ở trung tâm thành phố, gần nhiều bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, cửa hàng thiết kế, chợ đồ cổ và nhà hát, cũng như các địa danh khác trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế – nơi tụ hội các nghệ sỹ địa phương và sinh viên mỹ thuật.

Khách tham quan triển lãm xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) và đức tin của các học viên Pháp Luân Đại Pháp được thể hiện trong 28 bức tranh. Người xem bị sốc trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện ôn hòa theo Chân-Thiện-Nhẫn. Họ xúc động bởi cảnh giới tâm linh mà các học viên thể hiện trong các bức tranh. Một số người xem nói rằng họ hy vọng mọi người đều sống theo Chân-Thiện-Nhẫn.

“Ai cũng nên đến thưởng lãm tranh”

865d9f0bf91cc31a7625c6a338aac915.jpg

Họa sỹ Alison Wiklund

Họa sỹ Alison Wiklund biết thông tin về buổi triển lãm nghệ thuật tại một sự kiện của Pháp Luân Công ở trung tâm thành phố Helsinki vào cuối tháng 6. Khi đang đạp xe trên đường, bà nhìn thấy dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” tại một quầy thông tin. Bà đồng cảm sâu sắc với từ “Thiện” nên đã dừng lại để nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công.

Vào đầu những năm 1980, bà Wiklund từng đến Trung Quốc và nhận nuôi một bé gái Trung Quốc. Bà cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc với Trung Quốc, bà kinh ngạc trước mỗi bức tranh trong ngày khai mạc triển lãm. Bà đã dành hai tiếng rưỡi để thưởng lãm tranh ở phòng triển lãm.

“Tôi đã từng nghe nói đến Pháp Luân Công và cuộc bức hại, nhưng tôi không biết cuộc bức hại này lại bi thảm đến vậy”, bà nói. “Bằng chứng rất đầy đủ. Dữ liệu thật đáng kinh ngạc. Tôi không rõ có bao nhiêu người thực sự biết mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại này.”

Bà nói rằng: “Mỗi bức tranh là một câu chuyện. “Triển lãm kể về câu chuyện của những người có đức tin không được tự do thực hành tín ngưỡng của họ tại Trung Quốc. Họ và gia đình của họ bị bức hại chỉ vì kiên định với đức tin của mình.”

Bà nói bà hy vọng các con của bà sẽ không bị bức hại chỉ vì đức tin của chúng. Và rằng không ai nên bị bức hại chỉ vì muốn sống tốt.

“Tôi hy vọng mọi người đều sống theo Chân-Thiện-Nhẫn”, bà nói.

c24863d344ec65f1c8851e9e4532a676.jpg

Anh Björn Larsen

Anh Björn Larsen xem triển lãm và xúc động sâu sắc trước những câu chuyện thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật.

“Triển lãm nghệ thuật này thật đáng kinh ngạc”, anh Larsen nói. “Thực sự xuất sắc và cảm động. Đây là nghệ thuật cao quý. Những tác phẩm tại triển lãm toát lên thông điệp hết sức rõ ràng: mặc dù mọi người bị bức hại vì đức tin của họ; nhưng họ vẫn kiên định và chống lại cái ác.”

Anh ấn tượng nhất với hai bức tranh mang tựa đề là Nước mắt của niềm vui và nỗi buồn” và “Vị trí”. Anh nói: “Màu sắc tuyệt đẹp khơi nguồn cảm hứng và mang hy vọng đến cho mọi người. “Các họa sỹ thật xuất sắc. Ai cũng nên đến xem tranh. Tôi rất vinh dự vì được ở đây. Tôi chân thành cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đang bị bức hại.”

“Quan tâm và từ bi”

bbe315ec9b7668646873f87faee97820.jpg

Ông Juhana Huikko

Ông Juhana Huikko là giám đốc của một công ty, sống ở Vantaa, Phần Lan. Sau khi xem tranh, ông nói, “Những bức tranh đẹp quá. Đẹp mà buồn, hai cảm xúc ấy đan xen lẫn nhau.”

“Thông điệp đẹp toát lên từ sự bình yên và an hòa là một biểu hiện quan tâm và từ bi”, ông nói. “Mặt khác, cuộc bức hại này nhắm vào những người ôn hòa và vô tội. Vì vậy, khi xem những tác phẩm này, tôi thấy rất buồn vì những khổ đau mà họ phải chịu đựng. Mọi người bị tra tấn, bị giết chỉ vì đức tin của họ. Thật sự không thể chấp nhận được.”

Ông ấn tượng nhất với bức tranh “Pháp chính càn khôn”.

Ông nói: “Bức tranh không phải chỉ thể hiện một dân tộc hay một tín ngưỡng, mà nó thể hiện nhiều chủng tộc và nhiều vị thần khác nhau nhưng lại có thể sát cánh cùng nhau.”

“Cần phải giải quyết các vấn đề về nhân quyền, cho dù phải mất bao lâu đi nữa, thậm chí là 10, 20 hay 50 năm. Chúng ta cần không ngừng đấu tranh cho tự do tín ngưỡng, vì đó là quyền của tất cả mọi người”, ông nói.

Thiện lương có thể cảm hóa người khác

c971a5e654b85eb76d9ab2cd3a8abca5.jpg

Anh Tim Adam Tuomikoski (trái)

Doanh nhân Tim Adam Tuomikoski nói rằng nội dung các tác phẩm nghệ thuật khiến anh bị sốc.

Anh nói: “Cuộc bức hại quá kinh khủng. “Biểu hiện dữ tợn của cảnh sát thật trái ngược với vẻ ôn hòa của người học viên. Ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến vậy, các học viên Pháp Luân Công vẫn thể hiện ra sự lạc quan, tươi sáng và bình yên.”

Anh nói các tác phẩm của triển lãm nghệ thuật này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. “Các tác phẩm thể hiện sự phối hợp, hòa bình, tập trung và tích cực. Các tác phẩm nói với mọi người rằng cho dù gặp khó khăn, chúng ta vẫn phải giữ tinh thần lạc quan”, anh nói.

0f249b024c1483b9ead3de98b60ebcd1.jpg

Cô Ada Koistinen ghi sổ lưu bút.

Cô Ada Koistinen, một sinh viên đại học nhận định rằng các tác phẩm nghệ thuật thể hiện lòng can đảm và sự hài hòa.

Cô Koistinen xem triển lãm đến ba tiếng đồng hồ. Lúc cô ngồi viết một bài luận ở quán cà phê đối diện phòng triển lãm nghệ thuật, dường như có lực thôi thúc mạnh mẽ đã khiến cô sang xem triển lãm.

Cô nói cô thấy đau lòng, phẫn nộ, và tràn đầy cảm hứng sau khi xem các bức tranh. “Hãy tin vào sức mạnh của sự thật và biết rằng những gì bạn đang làm là đúng đắn, bạn sẽ kiên cường hơn”, cô nói.

“Khi một người đạt đến một cảnh giới nào đó, anh ta hiểu được nguyên nhân của nỗi đau và đồng thời dùng sự thiện lương để cảm hóa người khác. Điều này thực sự cảm động”, cô nói.

“Trải nghiệm ấn tượng và mở mang tầm mắt”

5edc3d434654c29a31fc64905b2900e9.jpg

Ông Tom Wagner

Ông Tom Wagner, làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cho biết ông rất thích triển lãm nghệ thuật. Ông đặc biệt ấn tượng với hai tác phẩm “Đại tội của Tô Gia Đồn” và “Kiên định trong bức hại”.

“Người bác sỹ trong bức tranh ‘Đại tội của Tô Gia Đồn’ mang vẻ mặt đầy hối hận. Có lẽ ông ấy đã từng nghĩ mình có mọi quyền làm mọi thứ. Nhưng bức tranh này cho thấy ông ta không tự hào về những gì mình đã làm, mà cảm thấy tội lỗi vì đã làm theo chỉ thị của cấp trên”, ông Wagner nói.

“Trong bức tranh ‘Kiên định trong bức hại’, người phụ nữ nhìn vào người đối diện như thể đang nghĩ, ‘Anh đã làm một việc thật đáng thương.’ Tôi tin chắc rằng cô ấy đủ mạnh mẽ để chịu đựng tất cả”, ông Wagner nói.

Ông Wagner đã viết một email để bày tỏ sự cảm kích đối với nhà tổ chức. “Đây quả là một trải nghiệm ấn tượng và mở mang tầm mắt. Mọi người thực sự nên nhìn những vấn đề thường nhật từ một góc độ khác”, ông viết. “Các bạn đã làm một công việc rất cao cả và có giá trị. Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/16/429652.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/21/194731.html

Đăng ngày 26-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share