Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 07-03-2020] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn được tổ chức tại Offenbach, Đức từ ngày 5 đến 25 tháng 2 năm 2020. Khách tham quan đã xúc động trước sự chân chính, lòng can đảm và niềm hy vọng được mô tả trong các bức tranh.

Tất cả các tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm đều được vẽ bởi các học viên Pháp Luân Công là những họa sỹ chuyên nghiệp. Chúng khắc họa các học viên Pháp Luân Công sống theo Chân-Thiện-Nhẫn, cũng như dũng khí bất khuất của họ khi đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Triển lãm đã được tổ chức tại trên 300 thành phố thuộc hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới. Sự kiện này đã được các quan chức đắc cử, các tổ chức nhân quyền và các nghệ sỹ khác ủng hộ.

Triển lãm tại Offenbach được tổ chức với sự ủng hộ của Thành viên Hội đồng Thành phố Offenbach Oliver Stirböck và Thị trưởng Felix Schwenke. Nhiều cuộc họp của chính quyền thành phố đã diễn ra tại hội trường bên cạnh phòng triển lãm khiến những người tham dự đã có cơ hội xem các bức tranh. Nhiều người trong số họ khen ngợi triển lãm này.

Khâm phục sức mạnh của đức tin

Cô Anne Teubert đã tham dự lễ khai mạc triển lãm. Cô nhận xét: “Một số bức tranh khiến bạn cảm động đến rơi lệ. ĐCSTQ đang bức hại tàn bạo những người tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Thật khó có thể dung thứ.”

Cô Teubert nói những người bình thường khó có thể hình dung được ĐCSTQ đối xử tàn bạo với những người không cùng quan điểm như thế nào. Cô hy vọng các học viên Pháp Luân Công sẽ kiên định đức tin của họ.

Cô cho biết cô đặc biệt xúc động trước một ca khúc do một học viên Pháp Luân Công tên Đường thể hiện trong lễ khai mạc, và cô đã đề nghị được chụp ảnh cùng cô ấy. Cô Teubert giải thích rằng cô đã trải nghiệm được sức mạnh của đức tin qua các bài hát do các học viên Pháp Luân Công sáng tác.

Ông Heinz-Jürgen và bà Erna Weydmann, một cặp vợ chồng đã nghỉ hưu sống tại Offenbach, đã được một học viên Pháp Luân Công tặng tờ thông tin về triển lãm và quyết định tham dự lễ khai mạc. Sau khi trò chuyện với các học viên, họ đã mua một cuốn Chuyn Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, để có thể bắt đầu học môn tu luyện.

Triển lãm đã để lại trong họ ấn tượng sâu sắc. Bà Weydmann cho biết bà cảm thấy đức tin của các học viên Pháp Luân Công đã tiếp thêm sức mạnh cho họ đối mặt với cuộc bức hại. Bà rất mong các học viên sẽ giữ vững lòng can đảm và kiên định đức tin của mình.

81b36e0a35f4e6b54ceaa8f8182d3e4f.jpg

Ông Heinz-Jürgen Weydmann cùng vợ ông, bà Erna Weydmann, tham dự lễ khai mạc triển lãm. (Elke, Minghui.org)

Khâm phục lòng can đảm của các học viên

Cô Marie Cavelier, một họa sỹ đến từ Pháp, đã tham dự lễ khai mạc cùng hai người bạn. Cô cho biết bức tranh mang tựa đề “Tôi là ai” là bức họa mà cô thích nhất. Cô gái trẻ được miêu tả trong bức tranh trông thật trong sáng, an nhiên và siêu thường.

Sau khi xem qua tất cả các tác phẩm, cô Cavelier nhận xét trong khi một nhóm người lớn bị bức hại tàn khốc như vậy, thế giới lại không biết phải làm gì. Cô nói: “Tôi đau lòng và phẫn nộ. Làm sao con người lại có thể quá tàn nhẫn đến thế?”

Cô nói: “Các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định đức tin khi đứng trước cuộc bức hại. Điều đó thật can đảm. Mặc dù họ phải đối mặt với nguy cơ bị giam giữ và tra tấn, họ vẫn phát tờ rơi để phản bức hại.”

2ae4c6fdb53d205e453dba0788e0665d.jpg

Bà Marie Cavelier (bên trái) cùng với bạn của bà, ông Joachim Heine và bà Marie-Louise Heine, tại triển lãm. (Elke, Minghui.org)

Ông Joachim Heine là một kỹ sư tại một công ty lớn. “Cuộc bức hại vô nhân đạo tái hiện trong những bức họa này chỉ có thể xảy ra ở Trung Quốc do chính quyền chuyên chế cai trị. Thật là kinh hoàng.” Ông hy vọng sẽ có sự thay đổi lớn ở Trung Quốc.

Vợ ông Marie-Louise Heine đã nghỉ hưu. Bà đã từng là một dịch giả tiếng Anh và tiếng Pháp. Bà cho biết đối với bà, cuộc bức hại thật kinh hoàng và không thể hình dung được. Bà khen ngợi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.

Tinh thần thăng hoa

Bà Anita đến từ Offenbach và cô Jasmin đến từ Frankfurt đã xem tất cả các bức tranh. Bà Anita chia sẻ bà có hai loại cảm xúc. Một là bà bị sốc trước cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và hai là bà cảm nhận được một nguồn ánh sáng mạnh mẽ và năng lượng ngay chính từ những bức tranh, lớn hơn nhiều so với các thế lực tà ác.

Bà nói: “Đây là sức mạnh hiển hiện trong triển lãm nghệ thuật này. Tôi có thể cảm nhận được sức mạnh vô cùng tích cực đằng sau nhóm người này. Khi tôi bước ra khỏi triển lãm, tôi cảm thấy như mình đang thăng hoa [về mặt tinh thần].”

f0f822bb715b76ddcda388f9205840df.jpg

Bà Anita (bên trái) và cô Jasmin tại triển lãm (Elke, Minghui.org)

Cô Jasmin cho biết cô đã được trải nghiệm điều tốt đẹp và sức mạnh từ triển lãm, và những bức họa mang đến hy vọng cho mọi người. Một mặt, các tác phẩm cho thấy sự tàn khốc của cuộc bức hại; mặt khác, chúng thể hiện lòng can đảm của các học viên.

Cô Jasmin nhận xét: “Đức tin của các học viên cho thấy vẻ đẹp của họ. Mặc dù chịu khổ trong cuộc bức hại, nhưng họ vẫn tràn đầy hy vọng và sức mạnh, và vẫn tiếp tục kiên định đức tin của mình.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/7/402118.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/17/183672.html

Đăng ngày 21-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share