Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc

[MINH HUỆ 03-01-2020] Trong ba năm qua, Busan, thành phố đông dân thứ hai của Hàn Quốc, đã tổ chức được 12 cuộc Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn. Triển lãm đã được tổ chức tại Tòa Thị chính Busan, Công viên Công dân Busan, Hội trường Công dân Busan và nhiều địa điểm khác từ năm 2017 đến 2019. “Zhen Shan Ren”, trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “Chân-Thiện-Nhẫn”, bao gồm các nguyên lý của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công). Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, được tổ chức nhằm giới thiệu đức tin vào Đại Pháp và những trải nghiệm có được thông qua việc thực hành môn tu luyện cổ xưa, tu luyện cả thân và tâm này. Triển lãm cũng nêu bật tính thảm khốc của cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp suốt 20 năm qua tại Trung Quốc, một cuộc đàn áp tàn bạo đã và đang diễn ra từ năm 1999.

Thông qua các tin tức báo chí tại địa phương, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, và quảng cáo trên tàu điện ngầm, nhiều cá nhân, gia đình và thành viên của các tổ chức khác nhau đã tìm hiểu và tham dự triển lãm. Bởi vì hầu hết các phòng triển lãm ở Busan đều nằm tại các công viên nổi tiếng, khá nhiều người ban đầu chỉ đơn giản là đi tập thể dục cũng đã dừng lại để xem các tác phẩm nghệ thuật.

Mặc dù Lãnh sự quán Trung Quốc cố tìm cách gây trở ngại, tất cả 12 cuộc triển lãm đều diễn ra rất thành công. Những người tham dự bao gồm các thành viên của Quốc hội, ủy viên hội đồng thành phố, ủy viên hội đồng quận/huyện, nhân viên chính phủ, lãnh đạo các tổ chức, nghệ sỹ và nhiều người khác đến từ mọi thành phần trong xã hội.

“Mang hạnh phúc đến cho mọi người”

58e662fe111290d6aba3dc6f2dfa9901.jpg

Lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn tại Tòa Thị chính Busan

Một cuộc triển lãm gần đây, diễn ra tại Tòa Thị chính Busan hồi tháng 9 năm 2019, đã thu hút công chúng đến từ mọi thành phần xã hội. Ông Song Yung-myng, cựu chủ tịch của một hiệp hội văn hóa nghệ thuật ở Busan, đã bị ấn tượng bởi trình độ nghệ thuật của triển lãm. Ông nhận xét rằng các tác phẩm nghệ thuật hiện thực mang một thông điệp phổ quát vượt ra khỏi phạm vi của ngôn ngữ, mang lại niềm hạnh phúc cho mọi người.

Một học viên Pháp Luân Đại Pháp, cũng là người hướng dẫn tại triển lãm, nói với khách tham quan rằng do áp lực từ Lãnh sự quán Trung Quốc, một số tác phẩm nghệ thuật minh họa việc bức hại các học viên ở Trung Quốc đã không được trưng bày. Khi nghe thấy điều này, nhiều người tham dự đã vô cùng lo lắng trước sự xâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào đất nước Hàn Quốc, và nói họ hy vọng các vi phạm về nhân quyền sẽ sớm chấm dứt.

0fdb1cddf67b898997b8372753768561.jpg

Một người tham dự xem các tác phẩm nghệ thuật

Trong buổi triển lãm sau đó tại Hội trường Công dân, ông Ahn đến từ cục lưu trữ cho biết ông thực sự đánh giá cao sự yên bình và hòa ái được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, cũng như tài năng của các nghệ sỹ. “Thật khó có thể hình dung rằng một sự tàn bạo đến thế vẫn còn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Chúng ta không thể cho phép những thảm kịch như thế xảy ra thêm lần nữa”, ông khẳng định.

Một sự kiện phù hợp với gia đình

15468902dda970532cf8f981dff50a5e.jpg

Các bậc cha mẹ đưa con họ đến xem triển lãm

Một người mẹ đưa hai con nhỏ của mình, một trai và một gái, đến xem triển lãm và giải thích từng bức tranh cho chúng. Đứng trước tác phẩm “Chính pháp vũ trụ”, cô hỏi bọn trẻ chúng có thể nhìn thấy bao nhiêu con rồng trong bức tranh. Cô cũng chỉ ra các màu da khác nhau của những người trong bức họa, và nói với các con rằng tác phẩm cho thấy mọi người thuộc mọi thành phần dân tộc và văn hóa đều có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Khi họ xem bức tranh “Nước mắt của buồn đau và hạnh phúc”, người mẹ đã nhắc các con về những giá trị đạo đức được thể hiện trong bức vẽ. “Chỉ có những người tốt mới có thể lên thiên đàng còn những người làm việc xấu sẽ bị đày xuống địa ngục”, người mẹ nói. “Đây là điều tối quan trọng, và cả hai con cần ghi nhớ điều này.”

b72cd722e6c05ee0e670c05cc15e8255.jpg

Một người cha giải thích về bức tranh cho các con của mình

Một gia đình khác, có ba người, đã đến xem triển lãm và nói với các hướng dẫn viên rằng họ đánh giá rất cao các tác phẩm nghệ thuật. “Tôi đã từng sống ở Trung Quốc một năm và những bức họa này làm tôi nhớ lại những gì tôi nhìn thấy ở đó”, người phụ nữ giải thích. “Những học viên này thật cao thượng khi dám mạo hiểm cả mạng sống của mình để bảo vệ đức tin của họ. Chúng ta không thể để cuộc bức hại này và những điều tương tự tiếp tục diễn ra.

Phản hồi từ các học sinh

Nhiều học sinh đã đến tham dự triển lãm nghệ thuật theo nhóm do trường học của các em tổ chức, trong đó có hơn 1.000 em đến từ một trường mẫu giáo. Khi các giáo viên giải thích từng bức tranh, các em nhìn chăm chú vào các tác phẩm nghệ thuật và thấy những người vô tội đang bị đàn áp ở Trung Quốc. Các giáo viên cũng nói với các em rằng điều quan trọng là chúng cần trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội.

8d92054f75b14e9046802303b330a745.jpg

dc774d433c0109eb0990fb80a7a0d665.jpg

Các nhóm học sinh tiểu học tại triển lãm

Một giáo viên cấp hai, cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, đã quyết định rằng bài tập của các em học sinh trong giờ nghỉ giải lao sẽ là viết một bài luận về ấn tượng của các em sau khi tham dự triển lãm nghệ thuật, vì cuộc triển lãm đã tôn vinh mỹ thuật và các giá trị truyền thống.

Một người bà đi cùng cháu trai của mình đến buổi triển lãm cho biết những bức tranh khiến bà nhớ đến cuộc chiến “625”, còn được gọi là Chiến tranh Triều Tiên, nổ ra vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, và sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Bắc Triều Tiên. Bà cảm ơn giáo viên của cháu trai mình đã giao bài tập này cho các cháu và nói: “Tất cả những người trẻ nên đến đây và học hỏi từ những tác phẩm nghệ thuật này.”

f7c4704b76e3170833bad92eae11a36c.jpg

Một nhóm học sinh cấp hai xúc động trước các bức họa

Một học sinh cấp ba đã viết trong cuốn sổ dành cho khách tham dự: “Nhìn thấy các học viên ở Trung Quốc đang phải chịu bức hại chỉ vì đức tin của họ ra sao, cháu tự hỏi liệu mình có thể làm gì để giúp đỡ người khác.”

Tìm hiểu về môn tu luyện

Họa sỹ Lee Jeong Heon đã bị sốc trước sự ngược đãi mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải trải qua ở Trung Quốc. Ông nói: “Trước đây, tôi không biết nhiều về điều này. Cảm ơn các bạn vì đã tổ chức một sự kiện có nhiều thông tin như vậy, và tôi hy vọng các học viên sớm có thể tự do thực hành tín ngưỡng của họ.” Họa sỹ Lee còn chia sẻ thông tin chi tiết về cuộc triển lãm nghệ thuật và sự đàn áp ở Trung Quốc trên blog của mình.

Ông Lee Chang-ho, giám đốc điều hành của một trung tâm dạy kèm ngoại ngữ, chia sẻ rằng ông đã biết đến lịch sử đẫm máu của ĐCSTQ, bao gồm cả việc đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp. “Nhưng tôi chưa từng thấy ai thể hiện chủ đề này qua hình thức mỹ thuật cả”, ông nói thêm. “Chúng ta cần phải có thêm nhiều sự kiện lớn như thế này để nhiều người hơn nữa có thể tìm hiểu và biết được ĐCSTQ bức hại nhân quyền ở Trung Quốc như thế nào. Ông Lee nói ông sẽ giới thiệu triển lãm với hơn 350 học sinh tại trung tâm của mình.

Trong buổi triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Eulsukdo, ông Park từ Bộ yêu nước và Cựu chiến binh đã ấn tượng sâu sắc với các tác phẩm nghệ thuật. Ông cùng hàng chục đồng nghiệp đã rất muốn học Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã để lại thông tin liên lạc của mình và mời các học viên đến văn phòng để dạy họ các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp. “Liệu người ta có thể đạt đến sự tĩnh lặng và an hòa như những gì thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật này không?” Ông hỏi.

Cô Suh Young-Sook, một ca sỹ trong dàn hợp xướng, đã tham dự triển lãm và nói với các học viên rằng cô muốn học các bài công pháp. Sau khi một học viên trình diễn bài công pháp thứ nhất, cô Suh đã khen ngợi sự duyên dáng của các động tác và hỏi chi phí cho việc các học viên thường xuyên đến dạy các thành viên trong dàn hợp xướng. Khi biết rằng các học viên giúp mọi người học Pháp Luân Công với tinh thần tự nguyện và hoàn toàn miễn phí, cô đã rất phấn khởi. Cô và các thành viên dàn hợp xướng khác hiện đang tập các bài công pháp cùng nhau mỗi tuần một lần.

78124ee84f80a016e60df3ba0ce84375.jpg

Ông Kang, 77 tuổi, rất thích các tác phẩm nghệ thuật và thích học các bài công pháp

b841fb9774a73da88872b04a821d887a.jpg

Một phụ nữ đang xem một bức họa

Công viên Công dân Busan

Chợ Nghệ thuật tại Công viên Công dân Busan là phòng trưng bày nghệ thuật duy nhất trong thành phố mở cửa vào ban đêm. Cư dân địa phương vừa có thể chiêm ngưỡng các đài phun nước, vừa có dịp tận hưởng bầu không khí thư giãn và các hoạt động văn hóa khác nhau. Nhiều người dân địa phương đã đến tham dự Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn tổ chức tại địa điểm này.

Ông Park, đến từ hiệp hội văn hóa Phật giáo, viết: “Chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng. Tôi hy vọng thành công của các bạn sẽ mang lại ánh sáng cho thế giới này.”

Một số người tham dự đã viết trong cuốn sổ dành cho khách tham dự rằng qua triển lãm, họ đã biết về bản chất của ĐCSTQ. Một số người cũng đã hỏi thông tin về các điểm luyện công theo nhóm tại địa phương và cho biết họ dự định sẽ tham gia.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/3/398491.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/6/182049.html

Đăng ngày 10-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share