Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Tên: Lý Di (李夷) (Lý Quảng Hạo, 李广浩)
Giới tính: Nam
Tuổi: 42
Địa chỉ: quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày mất: ngày 26 tháng 3 năm 2011
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 6 tháng 6 năm 2008
Nơi bị giam gần nhất: Trại giam Thiết Tây (铁西看守所)
Thành phố: Thẩm Dương
Tỉnh: Liêu Ninh
Hình thức bức hại: Giam giữ, lao động cưỡng bức cải tạo, mất việc, thẩm vấn, cấm ngủ, tra tấn, đánh đập, bức thực.

[MINH HUỆ 28-03-2011] Học viên Pháp Luân Công, ông Lý Di đã bị bắt giữ phi pháp và bị giam giữ nhiều lần sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thi hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông đã hai lần ở trong tình trạng hiểm nghèo. Cuối cùng ông Lý được gia đình đưa về nhà từ trại giam, và ông mất vào ngày 26 tháng 3 năm 2011, ở tuổi 42.

2011-3-28-liyi--ss.jpg
Ông Lý trước khi bị bức hại, và lúc mất

Ông Lý bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1998. Sau khi tập, ông có một sức khỏe tốt và sống theo các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để trở thành một người tốt. Sau tháng 7 năm 1999, khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ông đã đến tỉnh ủy ĐCSTQ để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Ông được người quản lý chỗ làm đưa về nhà. Ngày 25 tháng 12 năm 1999, công an địa phương đã bắt ông Lý và giam ông trong một đêm, nhằm ngăn không cho các học viên khác đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện.

Cuối tháng 7 năm 2001, ông Lý bị tố giác với công an trong lúc đang phát tài liệu giảng rõ sự thật. Ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị bức hại tàn bạo tại Trại lao động cưỡng bức Trương Sĩ ở thành phố Thẩm Dương. Ông cũng bị buộc thôi việc tại thời điểm đó.

Vào tối ngày 5 tháng 4 năm 2006, gần mười công an đã bắt giữ ông Lý, trong đó có Mã Uy và Cố Hâm ở Đồn công an Vệ Công và Bộ công an Thiết Tây, cùng Dương Hải ở Đội an ninh quốc gia thuộc Bộ công an Thiết Tây. Tại Đồn công an Vệ Công ở quận Thiết Tây, công an Dương Hải, Lý, Cổ Hâm và ba công an khác đã tra tấn và thẩm vấn ông Lý để cố gắng có được “lời thú tội”. Họ không cho ông Lý ngủ cả ngày lẫn đêm. Nhiều công an đã còng tay ông Lý ra đằng sau một chiếc ghế, và dùng lực ấn đầu ông xuống cho đến khi ông ngồi trên sàn nhà. Công an đặt hai chân của ông cạnh nhau và dùng lực kéo còng tay của ông để kéo căng người ông trên sàn nhà. Công an Dương Hải đã dẫm lên hai chân ông Lý và giữ giầy của ông lăn qua lại. Một công an thậm chí còn cố ngồi lên phần lưng phía trên của ông Lý và dùng gót giầy đá mạnh vào vùng lưng phía dưới của ông. Hai tay ông Lý bị sưng tấy và bị mất cảm giác. Hai cổ tay của ông bị gẫy và bị gập lại. Ông không thể duỗi thẳng lưng hay đi bộ mà không có người giúp. Công an Cổ Hâm còn đội mũ bảo hiểm xe máy vào đầu ông Lý và buộc chặt đến mức nó khiến ông gần như bị chết ngộp.

2006-1-26-tiexi-03--ss.jpg

Diễn tả lại tra tấn: Dẫm lên chân và kéo còng tay

Sáng hôm sau, công an Lý ở Đội an ninh quốc gia thuộc Bộ công an Thiết Tây đã đưa ông Lý Di đến phòng cảnh sát bên cạnh phòng trực ban trong Đồn công an Vệ Công, còng tay ông vào đằng sau ghế, và tiếp tục tra tấn và thẩm vấn ông.

2006-1-26-tiexi-17--ss.jpg
Diễn tả lại tra tấn: Hai tay bị còng ở đằng sau

Vào buổi trưa, công an Lý không lấy được gì từ ông Lý. Sau đó ông ta bắt đầu dọa nạt ông Lý: “Chúng tôi không phải lo lắng gì nếu chúng tôi đánh ông đến chết. Chúng tôi sẽ coi như ông tự tử. Thậm chí, chúng tôi còn lấy nội tạng của ông giống như ở Trại tập trung Tô Gia Đồn.” Sau đó, công an đã đốt một điếu thuốc và để gần mũi của ông Lý để khiến ông bị ngạt thở vì khói thuốc. Công an Vu Dương và Mã Uy ở Đồn công an Vệ Công nói “Nếu khói thuốc lá không đủ mạnh, chúng ta có “ống hút cỡ lớn” (đề cập đến một cái ống có thể thải ra lượng lớn khói thuốc)!” Công an Lý ra lệnh cho một trợ lý chuẩn bị một ống hút. Một công an túm lấy tóc ông Lý và đánh vào đầu ông. Ông ta cũng cố gắng chụp ảnh ông Lý, nhưng ông Lý đã cúi đầu xuống và nhắm mắt lại, và không hợp tác với công an. Họ đã gọi công an Dương Hải đến giúp đỡ, nhưng họ không thể chụp ảnh. Họ trở nên rất tức giận và tiếp tục kéo còng ở trên tay ông Lý. Ông Lý hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” Điều này khiến công an sợ hãi và họ đã dừng lại.

Khoảng 6 giờ tối, ông Lý bị đưa đến Trại giam quận Thiết Tây ở thành phố Thẩm Dương. Vì ông đã bị công an đánh trọng thương nặng, nên trại giam đã từ chối nhận ông. Công an Cổ Hâm và những người khác ở Đồn công an Vệ Công đã đưa ông Lý đến Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Y Thẩm Dương để kiểm tra. Kết quả cho thấy ông có nhiều vết thương, nhưng công an vẫn giam ông tại Trại giam quận Thiết Tây. Ông Lý đã tuyệt thực để phản đối bức hại trong trại giam. Đến ngày thứ năm, người ông rất yếu. Hai tay của ông đã bị tê cứng do thiếu máu. Ông không thể duỗi thẳng lưng, và cũng không thể đi lại một mình. Ông Lý được gia đình đưa về nhà vào ngày 10 tháng 4.

Ngày 14 tháng 6, không lâu sau khi ông Lý được đưa về nhà, Lý Chấn Vũ ở Văn phòng Luật thuộc Bộ công an Thiết Tây và hai công an khác ở Đồn công an Vệ Công thuộc Bộ công an Thiết Tây đã bắt ông Lý và cha của ông. Công an Chu thuộc phòng luật đã công bố bản án lao động cưỡng bức cho ông Lý. Ông Lý đã nhắc họ rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào và nói với họ rằng họ đã vi phạm luật pháp một cách rõ ràng. Cùng ngày hôm đó, ông Lý và cha ông đã về nhà.

Ngày 6 tháng 7 năm 2006, nhiều công an ở Bộ công an Thiết Tây và Đồn công an Vệ Công đã bao vây nhà ông Lý. Từ 9 sáng đến 10 đêm, tất cả công an và các “nhân viên hỗ trợ cộng đồng” cùng nhiều xe cảnh sát đã đợi ở tầng dưới để chờ cơ hội bắt giữ ông Lý.

Ngày 6 tháng 6 năm 2008, khoảng 10 giờ sáng, ông Lý lại tiếp tục bị bắt. Lúc đó ông đang làm việc tại Công ty TNHH Thiết bị lạnh Thành Đại thuộc Khu Phát triển Trương Sĩ, thành phố Thẩm Dương. Công an Tào ở Đội an ninh quốc gia Bộ công an Thiết Tây, công an Vương Mậu Bân ở Đồn công an Vệ Công, và nhiều người đã lái xe đâm vào tòa nhà, xông vào phòng làm việc của ông Lý. Họ đã bắt ông Lý trong lúc ông đang làm việc. Khi có nhiều người đi ngang qua hỏi lý do bắt giữ ông, công an đã nói dối rằng ông có ý định ăn cắp. Sau đó, công an đã giam ông Lý tại Đồn công an Thiết Tây. Lúc 4 giờ chiều, công an Vương Mậu Bân ở Đồn công an Vệ Công đã đến nhà ông Lý và đưa “thông báo tạm giam” cho gia đình ông ký. Gia đình ông đã từ chối ký. Vương nói rằng điều đó không quan trọng cho dù là gia đình có ký giấy hay không. Sau đó ông ta bỏ đi.

Ông Lý tiếp tục tuyệt thực tại trại giam để phản đối việc bị bắt giữ phi pháp. Trong lúc bị giam, ông đã bị bức thực tàn nhẫn. Vào ngày thứ tám, sức khỏe của ông rất yếu và ông ở trong tình trạng nguy hiểm. Ông ở trong cơn nguy kịch, và công an cùng với các viên chức ĐCSTQ muốn chối bỏ trách nhiệm trước khi ông mất, nên họ đã trả ông về gia đình nhằm trốn tránh trách nhiệm liên quan đến cái chết của ông. Khi gia đình nhìn thấy ông Lý, họ đã không thể nhận ra ông và ông đang hấp hối. Gia đình đã đưa ông về nhà.

2005-2-26-zheng02--ss.jpg
Diễn tả lại tra tấn: Bức thực

Ông Lý đã bị bắt giữ, giam giữ, sách nhiễu và bị tra tấn nhiều lần trong quá khứ, nên sức khỏe của ông đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục. Ông qua đời vào ngày 26 tháng 3 năm 2011 do bị bức hại.

Những cá nhân và tổ chức tham gia vào việc bức hại ông Lý Di:
Đồn công an Vệ Công ở quận Thiết Tây, thành phố Thẩm Dương
Trưởng đồn: Phó Thự Quang
Bộ công an quận Thiết Tây ở thành phố Thẩm Dương
Bộ trưởng: Vũ
Đội an ninh quốc gia thuộc Bộ công an quận Thiết Tây
Đội trưởng: Trương Bách Huân, Trương Trường Thị, Lý Thụ Văn (cựu đội trưởng)
Trại giam quận Thiết Tây
Giám đốc: Phùng và Vương.

Báo cáo liên quan: https://en.minghui.org/html/articles/2006/5/2/72710.html

Xem bản tiếng Hán tại https://www.minghui.org/mh/articles/2006/4/21/125729.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/28/沈阳市法轮功学员李夷遭多次迫害离世-238181.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/10/124330.html

Đăng ngày: 13-05-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share