Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-03-2011] Từ khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc thi hành cuộc đàn áp bất hợp pháp Pháp Luân Công vào năm 1999, có ít nhất 80 học viên đã chết vì tra tấn. Thật khó có thể nói được chính xác số người đã chết trong 12 năm qua (xin xem tại: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/6/49931p.html). Sau đây là một số trường hợp điển hình những học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh bị tra tấn và bị bức hại dã man đến chết.

1. Chết vì bị đánh đập

Ông Lưu Xuân từng là nhân viên Phòng điện lực thuộc Ga tàu Tam Gia Điếm ở quận Môn Đầu Câu, Bắc Kinh. Ông bị giam giữ phi pháp ở Trại lao động cưỡng bức Đại Hưng ở Bắc Kinh và đã qua đời vì tra tấn. Khi ông Lưu mất, có nhiều chấm đỏ lớn ở trên đỉnh đầu và trên sống mũi của ông Lưu (https://en.minghui.org/html/articles/2011/2/21/123390.html)

2011-2-17-liuchun--ss.jpg
Ông Lưu Xuân qua đời vì bức hại tại Trại lao động cưỡng bức Đại Hưng.

Bà Thôi Phó Nga, 47 tuổi, là một học viên Đại Pháp ở thôn Đại Quan Đầu, xã Lưu Bân Bảo, huyện Duyên Khánh, Bắc Kinh. Ngày 3 tháng 6 năm 2001, là ngày Hội đua thuyền rồng, Vương Học Hoa ở Đồn công an Lưu Bân Bảo và nhiều công an khác đã đánh bà Thôi dã man. Kết quả là hai tai của bà không còn nghe thấy gì và bà còn bị nội thương, như thận của bà đã bị tổn thương. Dù bị chấn thương nghiêm trọng, nhưng bà vẫn phải lao động nặng nhọc. Sau khi được thả, bà nằm liệt giường trong suốt thời gian còn lại. Ngày 3 tháng 8 năm 2003, bà Thôi qua đời (https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/13/50185p.html)

Ông Ngô Tư Dân, 63 tuổi, sống tại trấn Vĩnh Ninh, huyện Duyên Khánh, Bắc Kinh. Ông đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 25 tháng 12 năm 2000. Ông bị đưa đến một trại giam và bị đánh đến gần chết. Ngày 5 tháng 1 năm 2001, ông được đưa đến Bệnh viện Vĩnh Ninh và qua đời sau nhiều nỗ lực cứu chữa không thành công. Thi thể ông có nhiều vết bầm tím.(https://en.minghui.org/html/articles/2003/12/21/43353.html)

Ông Quả Trường Chi, 63 tuổi, sống ở trấn Bắc Trang, huyện Mật Vân, Bắc Kinh. Ông đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, và bị công an địa phương và Phòng 610 bắt giữ. Họ đưa ông đến một trạm lâm nghiệp ở xa nhà ông, trói ông lại và treo ông lên. Công an đã xịt nước vào mũi, tai, mắt, và đánh ông dã man, khiến cho gan và dạ dày của ông bị tổn thương. Ông qua đời vào tháng 2 năm 2003(https://en.minghui.org/html/articles/2005/4/19/59835.html)

Bà Lý Ngọc Linh, 56 tuổi, bị công an quận Đông Thành bắt vào ngày 25 tháng 6 năm 2003 khi bà đang phát tài liệu giảng rõ sự thật. Sau đó công an đã đưa bà đến Khách sạn Hòa Bình Tân với lý do “giúp bà “chuyển hóa””. Tiếp đó công an đánh bà dã man và tra tấn bà trong nhiều giờ. Lúc 5 giờ sáng ngày 4 tháng 7, bà đã qua đời do bị tra tấn. Phía mặt bên trái của bà bị thâm tím và sưng tấy. Xương sườn ở hai bên người bà có màu thâm tím. Công an không cho phép gia đình khám nghiệm thi thể bà.
(https://en.minghui.org/html/articles/2003/7/11/38012.html)

Cô Triệu Hân, 32 tuổi, bị bắt bất hợp pháp vì cô tập Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 6 năm 2000. Trong lúc bị giam phi pháp tại Bộ công an quận Hải Điến, công an đã đánh cô tàn nhẫn. Kết quả là đốt sống số 4, 5, 6 ở cổ cô Triệu đã bị gãy. Sau khi phải chịu đau đớn trong sáu tháng, cô qua đời vào tối ngày 11 tháng 12 năm 2000. (https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/6/49931p.html)

2011-2-1-2011-2-1-bjteacher-02--ss.jpg

Cô Triệu Hân dạy học tại Đại học Công thương Bắc Kinh

2011-2-1-bjteacher-03--ss.jpg

Đốt sống cổ của cô Triệu đã bị gãy do bị đánh đập bởi công an quận Hải Điến, Bắc Kinh.

2. Chết vì bị bức thực tàn bạo

Một học viên nữ trẻ khoảng 20 tuổi, không rõ tên, đã chết vào năm 2002 do bị tra tấn ở trung tâm điều phối thuộc Đoàn Hà, Bắc Kinh.

2004-9-26-shenyang-ls-03--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Bức thực trên giường chết.

Công an ra lệnh cho nhiều tù nhân nghiện ma túy đến trói cô trên một chiếc giường. Có nhiều tù nhân ngồi trên bụng, ngực, hai chân, hai tay và đặt một ống mềm vào lỗ mũi của cô. Họ đổ hai xô nước muối vào trong ống và khiến bụng của cô phình to lên. Tù nhân kéo cô ra khỏi giường. Theo lệnh, họ đẩy cô vào sát tường, và một người trong đó dậm mạnh lên bụng cô. Ngay lập tức nước muối vọt ra từ miệng và mũi cô. Sau đó họ lại trói cô vào giường và liên tục tra tấn như vậy nhiều lần. Cô bị trói trên giường hai ngày và phải đi vệ sinh ở trên giường. Khi các tù nhân trông thấy cô vào ngày thứ ba, cô đã bị rối loại tinh thần. Cô không nói chuyện, chỉ nhìn chằm chằm vào tường. Gương mặt cô xanh xao và có nhiều vết loét. Vào ngày thứ tư, cô bị đưa đến một phòng khác để tiếp tục tra tấn. Theo nhiều tù nhân, cô đã qua đời vào ngày thứ 11.

2001-8-10-gong_baohua--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà Cung Bảo Hoa

Bà Cung Bảo Hoa ở Trại giam huyện Bình Cốc. Ngày 25 tháng 6 năm 2000, một lính canh đã bức thực bà Cung thông qua lỗ mũi bất chấp việc mũi của bà đã bị gãy trước đó. Sau khi trở về phòng giam, bà Cung trông rất yếu ớt. Bà nghi ngờ rằng lính canh đã nhầm lẫn khi nhét ống bức thực vào khí quản của bà. Bà đột ngột bị ngất. Bà được đưa ra ngoài để cấp cứu. Bà được đưa trở lại vào sáng ngày 26 tháng 6 năm 2000. Sáng ngày 27 tháng 6 năm 2000, nhiều tù nhân đã gọi lính canh đến vì tình trạng của bà tiếp tục xấu đi. Khoảng 10 giờ sáng, phòng khám của nhà tù đã đồng ý chuyển bà Cung đến bệnh viện. Khoảng 9 giờ tối hôm đó, bà được xác nhận đã chết tại bệnh viện.
(https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/6/49931p.html)

Bà Mai Ngọc Lan, 44 tuổi, ở quận Triều Dương, Bắc Kinh. Ngày 13 tháng 5 năm 2000, bà bị bắt và bị đưa đến Trại giam Triều Dương. Ngày 14 tháng 5, bà Mai đã tuyệt thực. Lính canh ở trại giam đã bức thực bà. Bà Mai qua đời ba ngày sau đó. (https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/6/49931p.html)

Cô Lưu Quế Mẫn, 39 tuổi, ở Trại lao động cưỡng bức nữ Đại Hưng ở Bắc Kinh. Lính canh ở trại đã đè bà xuống và bức thực bà bằng nước muối đậm đặc. Trong lúc bức thực, nước muối đã đi vào phổi và gây tổn thương nghiêm trọng ở khí quản và phổi của cô. Kết quả là cô đã qua đời. (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/13/118541.html)

3. Chết sau khi bị tiêm các loại thuốc lạ

2010-8-29-poison-feature--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Bị tiêm các loại thuốc lạ

Bà Vương Á Thanh là một thợ uốn tóc 46 tuổi sống tại huyện Mật Vân, Bắc Kinh. Bà đã bị giam ở Bắc Kinh từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2006 và bị tiêm nhiều loại thuốc lạ. Điều đó khiến bà mất thị lực và trí nhớ. Bà trở thành người không có phản ứng, có triệu chứng của bệnh hen, toàn thân bà bị sưng tấy. Bà không thể tự chăm sóc cho bản thân và đã qua đời. (https://en.minghui.org/html/articles/2007/6/26/87111.html)

Anh Lý Thủ Cường qua đời khi anh 37 tuổi. Ngày 8 tháng 3 năm 2000, anh bị đưa đến Trại giam Xương Bình vì phát tài liệu về Pháp Luân Công. Lính canh ở trại giam đã cho thêm một lượng lớn thuốc gây tổn hại thần kinh vào chai cola rồi đưa cho anh. Anh bị đưa thuốc như vậy trong mười ngày. Sau khi được thả, anh có nhiều dấu hiệu của nhầm lẫn và ảo tưởng. Sáng ngày 20 tháng 3 năm 2000, anh đã bị choáng, bị ngã từ ban công và qua đời. (https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/6/49931p.html)

Bà Ngô Tuấn Anh, 52 tuổi, bị công an ở đội an ninh nội địa quận Đại Hưng Bắc Kinh bắt giữ vào ngày 17 tháng 1 năm 2006. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh và bị tra tấn. Bà qua đời chỉ 48 tiếng sau khi đến trại. Hai tay bà thâm tím với đầy các vết kim tiêm.
(https://en.minghui.org/html/articles/2006/4/13/71903.html)

2010-10-17-beijing-wujunying--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà Ngô Tuấn Anh

2010-10-17-beijing-wujunying2--ss.jpg

Bà Ngô Tuấn Anh và con trai.

Cô Trương Phượng Mai, 31 tuổi, bị tiêm nhiều loại thuốc lạ khi ở Trại lao động cưỡng bức nữ Tân An thuộc Thiên Đường Hà, Đại Thành, Bắc Kinh. Tháng 4 năm 2002, cô được bảo lãnh để chữa bệnh. Cô qua đời vào tháng 7 năm 2002 vì bị đầu độc thuốc.

2011-3-2-beijing-zhangfengmei--ss.jpg

Cô Trương Phượng Mai ở Bắc Kinh

Ông Vương Sùng Tuấn, 65 tuổi, bị bắt và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà ở Bắc Kinh năm 2008. Lính canh ở trại đã tiêm cho ông nhiều loại thuốc lạ. Người ông Vương trở nên hốc hác và sức khỏe ông xấu đi. Ông được thả và qua đời vào ngày 23 tháng 8 năm 2008
(https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/30/100248.html)

4. Chết trong các trại tẩy não

Bà Vương Quế Phân, 55 tuổi, bị bắt vào ngày 15 tháng 8 năm 2009. Bà bị đưa đến Trại tẩy não Triều Phượng An và bị tra tấn trong 50 ngày. Bà qua đời vào ngày 2 tháng 6 năm 2009. (https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/23/108542.html)

Ông Quách Hải Sơn, 71 tuổi, bị bắt và bị đưa đến trại tẩy não vào mùa hè năm 2006, ông qua đời vì bị bức hại.
(https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/4/81425.html)

5. Chết vì các loại tra tấn khác

Ông Bành Quang Tuấn, 55 tuổi, bị bắt vào ngày 28 tháng 9 năm 2003. Ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà. Ngày 26 tháng 1 năm 2004, Lưu Kim Bưu và nhiều lính canh khác đã đánh ông một cách tàn bạo đến chết. Khuôn mặt ông bị đốt cháy bởi dùi cui điện, và nhiều khúc xương của ông đã bị gãy.
(https://en.minghui.org/html/articles/2004/2/16/45164p.html)

Bà Quản Lâm (chưa rõ tuổi) bị bắt vào giữa tháng 11 năm 2002. Bà đã sớm qua đời vì tra tấn
(https://en.minghui.org/html/articles/2003/1/12/30818.html )

Anh Lý Kinh Sinh khoảng 30 tuổi. Anh bị bắt và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà vào ngày 21 tháng 9 năm 2001. Sức khỏe của anh xấu đi vì bị tra tấn, anh qua đời vào ngày 13 tháng 12 năm 2004
(https://en.minghui.org/html/articles/2005/6/12/61772.html)

2005-5-29-lijingsheng-01--ss.jpg

Anh Lý Kinh Sinh và vợ.

Bà Ngô Nghiêu, 57 tuổi, bị bắt vào ngày 10 tháng 9 năm 2002, bà bị đưa đến Trại giam quận Phong Đài ở Bắc Kinh. Ngày 11 tháng 6 năm 2003, bà bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Mười một ngày sau, ngày 22 tháng 6 năm 2003, gia đình được thông báo rằng bà Ngô đã đột ngột qua đời.

2004-11-16-wuyao--ss.jpg

Bà Ngô Nghiêu

2010-2-12-wuyao--ss.jpg

Bà Ngô Nghiêu

Khi bà Ngô Nghiêu đến trại giam, lính canh đã chỉ đạo các phạm nhân bức thực bà. Họ đấm vào mặt bà, cạy miệng bà, cấu vào ngực và các vùng nhạy cảm khác. Sau khi bà bị chuyển đến một trại lao động cưỡng bức, bà đã bị tra tấn. Phần lưng phía dưới của bà bị tổn thương nghiêm trọng sau khi công an dùng khuỷu tay đánh bà nhiều lần. Bà thậm chí còn không thể đứng dậy. Mười một ngày sau, bà Ngô qua đời
(https://en.minghui.org/html/articles/2003/9/27/40741.html)

Ông Thường Quý Hữu, 55 tuổi, bị đưa đến Nhà tù Tiền Tiến ở thành phố Thiên Tân vào cuối tháng 11 năm 2004. Ba tháng sau, tháng 3 năm 2005, chính quyền nhà tù đã gửi một thông báo đến gia đình ông Thường rằng mạng sống của ông đang gặp nguy hiểm. Khi vợ ông nhìn thấy ông, cả mũi và miệng của ông đều chảy máu và đầu ông được cuốn bởi băng gạc. Vợ ông cố bước đến để nhìn ông rõ hơn, nhưng lính canh đã ngăn lại. Sau đó, bà được thông báo rằng ông đã chết vì xuất huyết não. (https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/28/106017.html)

2009-3-21-changguiyou-01--ss.jpg

Ông Thường Quý Hữu

Ông Vu Trụ, 42 tuổi, bị bắt khi đang trên đường về nhà từ buổi hòa nhạc vào ngày 26 tháng 1 năm 2008. Ông bị đưa đến Trại giam quận Thông Châu. Ngày 6 tháng 2, gia đình ông nhận được thông báo rằng ông đang trong tình trạng nguy kịch ở Trung tâm cấp cứu Thanh Hà, Bắc Kinh. Khi gia đình ông đến đó, ông đã qua đời. Ông đang đeo mặt nạ oxy và hai chân ông lạnh toát. (https://en.minghui.org/html/articles/2008/3/19/95478.html)

2010-10-10-beijing-yuzhou--ss.jpg

Ông Vu Trụ

2008-4-3-yuzhou1--ss.jpg

Ông Vu Trụ là một nhạc sĩ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/15/北京法轮功学员历年被迫害致死案例综述(图)-237622.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/5/124230.html

Đăng ngày: 17-04-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share