Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Tên: Tôn Phúc Đệ (孙福弟)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 57
Địa chỉ: Thôn Hưng Long Bảo, trấn Giáp Hà
Nghề nghiệp: Nông dân
Ngày mất: Ngày 2 tháng 4 năm 2011
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 23 tháng 6 năm 2009
Nơi bị giam gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (马三家劳教所)
Thành phố: Phổ Lam Điếm
Tỉnh: Liêu Ninh
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, đánh đập, tra tấn, tống tiền, buộc thôi việc, kìm hãm thể xác, nhà bị lục soát, thẩm vấn, giam giữ, không được dùng nhà vệ sinh.

[MINH HUỆ 08-04-2011] Bà Tôn Phúc Đệ bị bắt vào sáng ngày 23 tháng 6 năm 2009. Bà bị kết án hai năm và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Bà bị tra tấn tàn bạo và bụng bà phình to với đầy chất lỏng do bị bức hại. Để tránh phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của bà, chính quyền trại đã thả bà Tôn vào ngày 20 tháng 4 năm 2010. Bà Tôn qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2011. Bà đã bị bắt bất hợp pháp và bị giam giữ nhiều lần.

2011-2-27-minghui-persecution-193332-0--ss.jpg
Bà Tôn bị dư thừa chất lỏng ở bụng

2011-2-27-minghui-persecution-193332-1--ss.jpg 2011-2-27-minghui-persecution-193332-2--ss.jpg 2011-2-27-minghui-persecution-193332-3--ss.jpg

Bị bắt giữ nhiều lần vì đi thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công

Bà Tôn Phúc Đệ bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 1998. Trước đó bà bị rất nhiều bệnh, như bị đau dọc theo dây thần kinh hông, huyết áp thấp, bệnh lao, viêm phế quản, và các vấn đề về dạ dày. Bà cũng có tính khí xấu và thường đánh nhau với chồng về vấn đề tài chính. Khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công và sống theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, mọi bệnh tật của bà đều biến mất, và tính khí của bà trở nên tốt hơn

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà bị bắt khi đến Phổ Lam Điếm để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tối ngày 22 tháng 7, bà bị đưa đến đồn công an tại nơi bà ở và bị giam trong một phòng nhỏ rộng khoảng sáu mét vuông. Bà cũng bị ép phải xem các chương trình nói xấu Pháp Luân Công.

Vương Quốc Tinh, bí thư đảng ở thôn, cùng Vương Tuyển Phúc, trưởng thôn Xích Long Bảo, đã đến chỗ làm của bà Tôn vào ngày 10 tháng 4 năm 2000, và hỏi bà còn tập Pháp Luân Công không, bà Tôn nói bà vẫn tập. Họ nói rằng nếu bà không còn tập nữa, họ sẽ không tố giác bà với công an, bằng không họ sẽ làm việc đó. Bà Tôn đã kiên quyết nói với họ, “Tôi tập Pháp Luân Công.”

Sáng ngày hôm sau, lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Tư pháp, cùng bốn công an khác đã dùng vũ lực ép bà Tôn rời khỏi sở làm và đưa bà đến đồn công an. Trưởng đồn công an Lưu Vĩ, trưởng phòng chính trị Trần, và một công an có họ là Trịnh đã thay phiên nhau ép bà Tôn phải từ bỏ niềm tin của bà. Bà Tôn đã cự tuyệt. Lúc 3 giờ chiều, công an đưa bà đến phòng công an thành phố, và sau đó chuyển bà đến trại giam thành phố, nơi bà bị giam trong 78 ngày.

Bà Tôn và hai học viên khác đã đến khu Liên Sơn vào ngày 11 tháng 5 năm 2001. Nhiều công an đã đi theo họ và cố đưa họ đến đồn công an. Khi các học viên từ chối hợp tác, công an đã kéo và đưa họ đi. Chú và người mẹ 73 tuổi của bà Tôn cũng bị đưa đến đồn công an vào buổi chiều. Họ cố dùng người nhà bà Tôn để ép bà ngừng tập. Công an nói với bà rằng nếu bà đồng ý viết một tuyên bố bảo đảm ngừng tập, bà sẽ được phép về nhà với mẹ. Bà Tôn đã cự tuyệt. Đêm hôm đó, Trương Thanh Hải, trưởng đồn công an, đã dùng dùi cui điện để sốc điện bà trong lúc hét lớn “Bà vẫn muốn tập à?” Thịnh, chính trị viên, đã giữ bà Tôn trên nền nhà và dẫm lên người bà. Thịnh và Trương tiếp tục sốc điện bà bằng hai dùi cui điện trong thời gian dài. Họ không cho bà đứng hay ngồi và ra lệnh cho bà phải dồn trọng lượng bằng cách ấn vào phía sau của hai chân bà Tôn. Khi bà yêu cầu dùng nhà vệ sinh, Trương nói với bà hãy đi vệ sinh ở trong quần. Bà Tôn bị bỏ mặc trong tình trạng bị còng tay suốt cả đêm.

Công an ở phòng công an thành phố đến để quay phim bà Tôn vào sáng hôm sau. Bà từ chối hợp tác và không cho họ thu hình. Sau khi quay xong, Thịnh đã đá bà hai lần và dùng tay dựt tóc bà. Bà Tôn và nhiều học viên khác bị đưa đến phòng công an thành phố vào chiều hôm đó. Họ sau đó bị đưa đến Đội hình sự vào buổi tối, nơi Trương Liên Quần và một công an khác, cũng có họ là Trương, thẩm vấn họ. Công an không cho học viên ngủ trong 48 tiếng và sau đó đưa họ đến một trại giam.

Bà Tôn bị kết án hai năm vào ngày 9 tháng 7 năm 2001, và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đại Liên.

Lại bị bắt và bị tra tấn, bà Tôn đã qua đời

Khi bà Tôn đang trên đường về nhà vào sáng ngày 23 tháng 6 năm 2009 sau khi làm việc ở ngoài đồng, Vương Tuyển Phúc và nhiều đặc vụ ở Đồn công an phố Cáp Nhĩ Tân, Phòng công an thành phố Phổ Lam Điếm, Đồn công an Giáp Hà đã đi theo bà. Họ tìm thấy chìa khóa nhà bà và cưỡng ép khám xét nhà bà. Công an đã lấy đi nhiều bản sao các bài giảng của Sư phụ, một máy tính, máy in, đầu ghi DVD, và nhiều tài sản cá nhân khác.

Bà Tôn bị đưa đến Đồn công an phố Cáp Nhĩ Tân và bị chuyển đến Trại giam Đáo Diêu vào buổi chiều. Bà bị giam tại trại hơn 50 ngày, và gia đình không được phép vào thăm bà.

Bà bị kết án hai năm tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương vào ngày 14 tháng 8 năm 2009. Lính canh đã tra tấn bà dã man, khiến bà một thời gian dài luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Bà cũng bị còng tay, bị đấm vào mặt. Lính canh bắt bà phải nghe những tuyên truyền dối trá về Pháp Luân Công.

Bà Tôn bị chẩn đoán dư thừa chất lỏng ở bụng vào tháng 3 năm 2010. Để không chịu trách nhiệm về sức khỏe tồi tệ của bà, các viên chức trại đã thả bà Tôn vào ngày 20 tháng 4 năm 2010.

Công an và lính canh đã tham gia tra tấn bà Tôn gồm: Trương Quân, Trương Hoàn, Trương Trác Tuệ, Trương Lỗi, Phương Diệp Hồng cùng nhiều người khác.

Bà Tôn không thể hồi phục được sức khỏe do bị tra tấn và đã qua đời vào chiều ngày 2 tháng 4 năm 2011.

Báo cáo trước đó: https://vn.minghui.org/news/21400-ba-ton-phuc-de-o-thanh-pho-dai-lien-bi-giam-giu-bat-hop-phap-va-bi-tra-tan-tan-bao.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/8/曾遭酷刑折磨-大连孙福弟女士含冤离世(图)-238762.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/12/124365.html
Đăng ngày: 27-04-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share