[MINH HUỆ 28-01-2002] Tôi là Thiệu Hiểu Đông, hiện định cư ở hải ngoại. Tôi là một thầy thuốc Đông y, cũng là một bác sỹ Đông y châm cứu có giấy phép hành nghề ở Mỹ, theo nghiệp thực hành y học đã nhiều năm, có học vị cả Tây y và Đông y, có tư cách chữa bệnh cả Đông y và Tây y, có học vị thạc sỹ 2 chuyên ngành châm cứu và khí công. Quá trình học tập chuyên ngành của tôi theo thứ tự là: Tây y – Đông y – châm cứu – khí công. Việc này có chút giống với con đường tìm thầy tìm thuốc của những người mắc bệnh nan y, bệnh lạ trong xã hội. Người bệnh thông thường đi chữa Tây y, từ các xét nghiệm hóa lý chính quy đến CT kỹ thuật cao, hoặc MRI cao cấp (quét cắt lớp cộng hưởng từ), đầu tiên chẩn đoán ra tên bệnh, rồi uống thuốc Tây hoặc thêm các mũi tiêm, truyền dịch. Nếu chữa lâu ngày mà không có hiệu quả thì sẽ chuyển viện đi chữa Đông y, thuốc Bắc, bài thuốc dân gian. Nếu vẫn không có hiệu quả thì sẽ tìm đến châm cứu. Nếu vẫn không hiệu quả thì sẽ thử khí công.

Lấy 2 ví dụ điển hình: Những năm 1980, tôi từng đảm nhiệm Phó hội trưởng Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc. Hội trưởng khi đó là cựu Giám đốc Sở Y tế Hắc Long Giang. Ông mắc rất nhiều bệnh mãn tính người già, đã chữa trị với các bác sỹ Tây y, Đông y nổi tiếng toàn tỉnh, đã trải qua các chuyên gia hội chẩn, chữa trị, hiệu quả rất thấp. Trong lúc bất lực, ông đã chuyển sang tìm sự trợ giúp của khí công, tuy không thể chữa trị khỏi, nhưng có hiệu quả rõ rệt. Vị Giám đốc sở cao tuổi này vốn là bác sỹ chủ trị Tây y, thông qua đích thân luyện công thu được lợi ích, ông đã chứng thực khí công có thể trị bệnh, do đó đã chủ động đảm nhiệm Hội trưởng Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công tỉnh, và ủng hộ khí công.

Một người khác khi đó là Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Thôi Nguyệt Lê. Trong Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, ông bị oan, bị tù đày và nhục hình tàn khốc, bệnh tật đầy mình. Sau khi chữa trị Tây y, Đông y không đạt được hiệu quả như mong đợi, ông đã chuyển sang tìm sự trợ giúp của khí công, hiệu quả rõ rệt, do đó hoàn toàn tin tưởng khí công là báu vật quốc gia, vì vậy ông đứng ra đảm nhiệm chức Hội trưởng danh dự Hội Y học – Khí công học Trung Quốc, và ủng hộ khí công.

Hai người nói trên, một vị là quan chức hành chính cao nhất của giới y học cấp tỉnh, còn một vị là người đứng đầu cơ quan hành chính quản lý y tế cấp quốc gia, họ có điều kiện sử dụng thuốc Tây nhập khẩu đắt nhất và các thuốc Đông y chính hiệu quý hiếm nhất, và cũng có điều kiện tiếp nhận các biện pháp điều trị của các danh y, chuyên gia và các thiết bị khoa học kỹ thuật cao cấp nhất, hơn nữa lại hoàn toàn do nhà nước trả chi phí chữa trị. Nhưng cuối cùng, họ đã lựa chọn nhờ sự trợ giúp của khí công truyền thống nhất. Hai trường hợp điển hình này có sức thuyết phục rất cao, nhưng vẫn chưa đủ, chúng ta còn cần phải thảo luận thêm từ lý luận, cần giải thích rõ từ đặc điểm và tính hạn chế của Tây y, Đông y, châm cứu và khí công.

Một trong những đặc điểm của y học hiện đại (còn gọi là Tây y) biện bệnh luận trị (chữa trị theo tên gọi của bệnh), đối chứng xử lý (chữa trị theo triệu chứng). Tây y sở trường về việc dựa vào các thiết bị kiểm nghiệm hiện đại đưa ra chẩn đoán tên bệnh, chẩn đoán giám định. Điều trị lâm sàng, dùng thuốc Tây tổng hợp hóa học là chủ yếu, truy cầu hiệu quả tức thời, như huyết áp cao thì dùng thuốc hạ huyết áp, nhiệt độ cơ thể cao thì uống thuốc hạ sốt, thực sự có thể cải thiện được triệu chứng, nhưng chỉ là trị ngọn mà không trị gốc, đồng thời kèm theo các tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiều hoặc ít. Điều trị phẫu thuật ngoại khoa của Tây y có tác dụng tức thời trong một phạm vi thời gian nhất định, nhưng thời gian đó qua đi thì thường thấy mầm bệnh chuyển dịch, hoặc bệnh cũ tái phát. Chữa bệnh bằng Tây y đa phần xem xét đến các nhân tố của không gian vật chất bề mặt, thuộc về tầng thứ của người thường.

Tính giới hạn của Tây y rất rõ rệt. Người trong nghề đều biết rằng, điều trị có hiệu quả nhất là trị nguyên nhân bệnh, tức nhắm vào nguyên nhân gây ra căn bệnh mà tiến hành điều trị. Lấy bệnh tật có tính nội tại làm ví dụ: Đối với đại đa số các bệnh tật có tính nguồn gốc nội tại, Tây y gọi là bệnh có tính nguyên phát, nói trắng ra, tức là bệnh tật không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân gây bệnh không rõ thì rõ ràng là không thể điều trị nhắm vào nguyên nhân được, chỉ có thể xử lý triệu chứng, không thể trị tận gốc.

Nhìn nhận từ góc độ công năng khí công, nguyên nhân gây ra bệnh tật không chỉ ở không gian vật chất bề mặt, mà còn có liên quan đến những nhân tố ở không gian vi quan. Nghiên cứu của y học hiện đại đối với không gian vi quan thực sự, cho đến nay dường như vẫn là khoảng trống, vẫn còn chờ các nhà tiên phong trong tương lai tìm tòi nghiên cứu.

Một trong những đặc điểm của Đông y (thuộc y học truyền thống) là biện chứng luận trị (tức trị bệnh theo chứng hậu chứ không phải triệu chứng), trị cả ngọn lẫn gốc. Biện chứng mà Đông y nói đến gồm biện chứng bát cương (âm, dương, trong, ngoài, hư, thực, hàn, nhiệt), biện chứng tạng phủ… Điều trị lâm sàng của Đông y nhấn mạnh “bệnh cấp tính thì trị ngọn, mạn tính thì trị gốc”, công thực bổ hư, phù chính khư tà. Đông y dùng thuốc có thuyết “quân, thần, tá, sử”, thay đổi linh hoạt, tìm ra tổ hợp tốt nhất, giảm nhẹ tác dụng phụ mức tối đa. Đông y trị bệnh xem xét cả thực thể bệnh biến hữu hình và đặc trưng bệnh lý vô hình.

Một trong những đặc điểm của việc châm cứu trị bệnh là biện kinh luận trị (tức trị bệnh qua hệ thống kinh lạc), biện huyệt thi thuật (thực hiện tại các huyệt vị). Hệ thống kinh lạc bao gồm 12 chính kinh, kỳ kinh bát mạch… Người xưa coi trọng biện kinh luận trị, nhấn mạnh “thà sai huyệt, chớ sai kinh”. Coi trọng tác dụng châm cứu thông kinh lạc, thông khí huyết. Các bác sỹ châm cứu hiện đại lại càng coi trọng biện huyệt thi thuật, nhấn mạnh tác dụng điều tiết kích thích thần kinh của châm cứu đối với vị trí giải phẫu trong các huyệt vị cục bộ. Châm cứu hiện đại đã biến dị thuật châm cứu, hiệu quả của nó kém xa thời cổ đại. Kinh lạc, huyệt vị và sự vận hành của kinh khí thực chất tồn tại ở không gian vi quan. Sự phát hiện ra kinh lạc có liên quan đến người tu luyện cổ đại. Danh y cổ đại Trung Quốc Lý Thời Trân đã nói trong lời tựa của tác phẩm “Kỳ kinh bát mạch khảo” rằng: “‘Nhìn vào đường hầm bên trong, duy chỉ những người hướng nội xem xét mình mới có thể quan sát được nó’, lời này quả không sai”. “Nhìn vào đường hầm bên trong” được nói đến ở đây chính là nói đến người tu luyện đạt đến một tầng thứ cảnh giới nhất định, dùng thiên mục nhìn vào bên trong thân thể quan sát đường thông vận hành của kinh khí mà họ chứng ngộ được. Nếu dùng từ vựng hiện đại thì chính là quỹ tích vận hành của dòng vật chất năng lượng sinh học trong cơ thể, thực ra đó chính là kinh lạc. (đây là thể ngộ tự thân của người tu luyện).

Điều trị phương pháp Đông y và điều trị châm cứu về phương thức tư duy là có sự tương thông, đều xem xét đến những nhân tố của không gian bề mặt và không gian vi quan. Danh y cổ đại Trung Quốc Biển Thước là một ví dụ: Trong bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại, “Sử Ký” Tư Mã Thiên, quyển thứ 105 “Biển Thước Thương Công liệt truyện” có ghi chép rằng, khi Biển Thước dùng công năng thấu thị nhân thể thần kỳ phát hiện ra bệnh của Tề Hoàn Công đã từ lớp da vào đến huyết mạnh, rồi lại vào đến ruột, dạ dày, rồi lại vào đến xương tủy, thì châm cứu, uống thuốc đều không thể chữa trị được. Biển Thước cũng nói rõ: “Bệnh có 6 loại không chữa được”.

Trị bệnh bằng khí công có sự phân chia tầng nông và tầng cao. Một trong những đặc điểm của trị bệnh bằng khí công tầng nông là: Biện khí luận trị, phát “ngoại khí” để trị bệnh. “Ngoại khí” mà khí công sư phát ra có thể dùng các khí cụ hiện đại chứng thực nó có tính vật chất, là tồn tại khách quan. Giữa khí với khí có sự khác nhau về mạnh yếu, nhưng giữa khí với khí không có tác dụng chế ước, thuộc cùng về một tầng thứ.

Thứ thực sự khởi tác dụng là công và công năng do ý thức chi phối. Những khí công chữa bệnh khỏe người thông thường thì nhấn mạnh vào tác dụng điều tiết của ý niệm và hô hấp, có thuyết coi trọng “văn hỏa”, “vũ hỏa” (gọi là “họa hậu”), có thuyết coi trọng diễn luyện “tinh, khí, thần”, đại đa số là khí công đan đạo, trong đó bao gồm một số nội hàm tu luyện, nhưng có khoảng cách rất xa với tu luyện khí công tầng thứ cao chân chính.

Một trong những đặc điểm chữa bệnh của khi công cao tầng, cá nhân tôi lý giải là “biện nghiệp luận trị” (chữa trị nhằm vào nghiệp lực), phát công chữa trị. “bệnh chính là một loại “nghiệp”, trị bệnh chính là giúp đỡ tiêu nghiệp”, “trừ bỏ cái gốc sinh bệnh đó đi, hơn nữa đặt một cái lồng chắn ở đó, không cho bệnh kia chui vào xâm thực lại nữa” (Pháp Luân Công – Bản hiệu đính). Loại trị bệnh bằng công năng cao chân chính này, là nhắm vào “linh thể” có tính gây bệnh ở không gian vi quan mà hạ thủ. Đây chính là phương pháp trị bệnh cao tầng nhất mà con người biết được trong lịch sử.

Tu luyện khí công cao tầng thì chỉ có thể gặp được mà không thể cầu được. Mà Pháp Luân Công chính là tu luyện công pháp cao tầng duy nhất hiện nay được công khai truyền ra trên thế giới. Pháp Luân Công tu luyện tâm tính là chính, động tác chỉ là biện pháp phụ trợ công thành viên mãn. “Công mà chúng ta nói ấy là sản sinh ở ngoài [thân] thể, bắt đầu từ nửa dưới của [thân] thể người, rồi thuận theo tâm tính đề cao mà tăng trưởng lên dưới dạng thức xoáy ốc, hoàn toàn hình thành ngoài [thân] thể, sau đó hình thành cột công trụ trên đỉnh đầu. Công trụ cao ngần nào, thì chính là quyết định cá nhân ấy có công cao ngần nấy. Công trụ ở không gian rất ẩn giấu, người bình thường không dễ nhìn thấy được.” (Pháp Luân Công – Bản hiệu đính).

Sau khi thân thể người tu luyện đạt đến trạng thái “nãi bạch thể”, thì từ đó trở đi sẽ không bị bệnh nữa. Người tu luyện từ “bách mạch khai thông” tu đến “vô mạch vô huyệt”, rồi tu đến “tam hoa tụ đỉnh”, sau đó trải qua tầng thứ quá độ “tịnh bạch thể”, rồi bước vào tu luyện “xuất thế gian pháp” (cũng gọi là tu luyện Phật thể), cho đến tu luyện tầng thứ cao hơn nữa… Mục tiêu cuối cùng là phản bổn quy chân, khai công khai ngộ, công thành viên mãn. Về luận thuật chi tiết và hoàn chỉnh của tu luyện tầng thứ cao, về kiến giải tinh thâm của việc trị bệnh của bệnh viện và trị bệnh của khí công, xin hãy đọc sách “Chuyển Pháp Luân” của Đại sư Lý Hồng Chí. Những luận thuật trong bài viết này chỉ là lý giải cá nhân ở tầng thứ nông cạn mà thôi.

Khí công tầng nông và Pháp Luân Công tu luyện tầng thứ cao có một số điểm chung: Trong diễn luyện động công, cả hai đều nhấn mạnh động tác hoãn, mạn, viên (từ từ, chậm rãi, tròn đầy). Trong diễn luyện tĩnh công, cả hai đều coi trọng thả lỏng, nhập tĩnh. Trong trình tự tu luyện, cả hai đều có quá trình đả thông chu thiên.

Cả hai còn có rất nhiều điểm khác nhau: Khí công tầng nông lấy luyện khí làm chính, Pháp Luân Công lấy tu tâm làm căn bản. Khí công tầng nông coi trọng luyện công, Pháp Luân Công coi trọng học Pháp tu tâm. Khí công tầng nông tăng công chậm, Pháp Luân Công tăng công nhanh. Khí công tầng nông coi trọng chọn thời gian, địa điểm, phương hướng để luyện công, Pháp Luân Công không yêu cầu về thời gian, địa điểm, phương vị. Phái đan đạo của khí công tầng nông tu luyện một nội đan ở vị trí đan điền, Pháp Luân Công tu luyện một Pháp Luân ở vị trí đan điền. Khí công tầng nông là người luyện công, Pháp Luân Công là công luyện người. Khí công tầng nông là tu luyện phó nguyên thần, Pháp Luân Công là tu luyện chủ nguyên thần. Khí công tầng nông khi luyện công tịnh hóa thân thể là từ ngoài vào trong, từng tầng tiến vào sâu, Pháp Luân Công tịnh hóa thân thể là từ trong ra ngoài, từ vi quan nhất của sinh mệnh hướng đến bề mặt mà đột phá từng tầng. Khí công tầng nông nhấn mạnh tác dụng điều tiết ý niệm và hô hấp khi luyện công, Pháp Luân Công chủ trương thở tự nhiên, trong công không mang theo ý niệm hoặc cơ bản không mang theo ý niệm. Khí công tầng nông mang theo ý niệm hữu sở cầu, là thuật hữu vi, Pháp Luân Công không mang theo ý niệm, vô sở cầu, là Pháp vô vi.

Đại Đạo vô hình, Đại Pháp vô vi. Pháp Luân Công là tu luyện công pháp tầng thứ cao chân chính, trừ đệ tử chuyên tu ra, đều là tu luyện trong người thường, không theo hình thức tôn giáo. Theo tôi biết, tu luyện tôn giáo, Phật giáo Tiểu thừa (Phật giáo nguyên thủy) tu là La Hán Pháp, Phật giáo Đại thừa có thể tu Bồ Tát Pháp (trì giới Bồ Tát), Mật Tông tu là Như Lai Pháp ở vũ trụ tầng thấp nhất này, (đó là tôn giáo trước thời mạt Pháp, còn hiện nay là thời mạt Pháp như Phật Thích Ca Mâu Ni nói), còn Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) tu là Đại Pháp vũ trụ của tầng thứ cao nhất.

Bài viết đề cập đến khí công tầng thứ nông và tầng thứ cao, là chỉ những công pháp chính thống, công pháp chân truyền trong xã hội, bao gồm những công pháp Phật gia, công pháp Đạo gia, công pháp Kỳ Môn lưu truyền trong dân gian, đơn truyền qua các thế hệ, không liên quan đến những khí công giả, ngụy khí công và công phụ thể.

Cá nhân tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không phải vì mục đích chữa bệnh khỏe người. Trước khi đắc Pháp, tôi là bác sỹ khí công trị bệnh cho mọi người. Trước khi xuất cảnh, tôi nhậm chức ở Viện Nghiên cứu Đông y Trung Quốc Bắc Kinh, kiêm giảng viên đặc biệt của Viện Nghiên cứu Y học Khí công Đại học Đông y Bắc Kinh, từng nhận lời mời của Bộ Công an Trung Quốc, đích thân điều trị bằng khí công cho gia quyến của người phụ trách chính của Bộ Công an. Người phụ trách chính của Bộ Công an Trung Quốc cũng đã từng nhờ một người bạn (một người phụ trách cấp tỉnh) đem thư cho tôi, thành khẩn mời tôi chữa bệnh bằng khí công cho ông ấy.

Tôi cũng đã từng nhiều lần nhận lời mời đến giảng dạy ở Âu Mỹ, Nhật. Năm 1985, nhận lời mời của một đoàn thể thầy thuốc Tây Đức, tôi đã đến thành phố Düsseldorf và thành phố München giảng dạy, dùng châm cứu và khí công chữa trị cho những người bị bệnh nan y, được mọi người hoan nghênh và đánh giá tốt. Tờ báo Đức RHEINISCHE POST (Số 25, Mai 1985) đã đăng bài chuyên đề về những việc đó với 4 phần 5 nội dung của chuyên mục Y học và Tự nhiên.

Năm 1989, khi nhận lời mời đến Nhật Bản giảng dạy, tôi đã từng hợp tác cùng với các bác sỹ, bác sỹ châm cứu Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Y học Đông Tây y của Nhật Bản, tiến hành nghiên cứu hiệu quả trị liệu lâm sàng của châm cứu và khí công, đồng thời nhận lời mời trị liệu bằng khí công cho cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản (khi đó là ứng cử viên Thủ tướng của chính đảng). Sau đó tôi còn nhận lời mời chữa bệnh bằng khí công cho Ngự tiền đại pháp sư (Đại pháp sư Đông Mật) của Nhật Hoàng Hirohito, và có hiệu quả ngay tại chỗ. Đại pháp sư đã khấu bái tôi theo nghi lễ cao nhất của Mật tông Nhật Bản.

Y học hiện đại của Đức và Nhật rất phát triển, nhưng đối với những bệnh nan y, bệnh lạ thì vẫn chịu bó tay, và họ thử tìm lối thoát từ y học truyền thống phương Đông.

Nhưng trị bệnh bằng khí công tầng nông là có tính giới hạn, không thể trừ bệnh tận gốc. Khí công tầng nông càng không thể khiến người luyện công giải thoát khỏi “sinh lão bệnh tử” được. Tôi cũng đã từng thử tìm nơi trở về ở bờ kia Niết bàn ở trong Phật giáo, nhưng tôi phát hiện ra rằng, những cao tăng trong Phật giáo thời mạt Pháp (bao gồm cả Mật tông), cũng đều là những tăng nhân còn đang trong tu luyện, tự bản thân họ có thể tu viên mãn hay không thì vẫn còn là ẩn số, sao có năng lực và uy đức để độ người khác được? Khi ta sinh ra ai là ta? Khi ta chưa sinh ta là ai? Sự truy cầu cuối cùng của sinh mệnh là gì? Sự quan tâm cuối cùng của vũ trụ ở đâu? Tôi vẫn đang tìm kiếm, mong chờ trong mê.

Ngày 27 tháng 8 năm 1993, tôi có duyên tham gia lớp học tập Pháp Luân Công thứ 13 ở Bắc Kinh do đích thân thầy Lý Hồng Chí truyền công giảng Pháp. Trải qua những chứng ngộ trong quá trình thực tu, tôi xác nhận cả đời tôi đang tìm kiếm Pháp này, đây là Đại Pháp tu luyện tầng thứ cao mà cả đời tôi ngay cả trong giấc mơ cũng đang tìm cầu. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, Pháp Luân Công bị tà ác bức hại, tôi đã từng viết bài tâm đắc thể hội “Tại sao tôi bước trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp?” được đăng lại trên chuyên mục “Cửa sổ Đại Pháp” của nhật báo Thế Giới, và cũng được các tờ báo, chuyên san, các trang mạng của Australia, Châu Âu, Bắc Mỹ, Đài Loan và các khu vực khác đăng lại, độc giả có hứng thú có thể xem tham khảo.

Pháp Luân Công có thể trị bệnh không? Sau ngày 10 tháng 7 năm 1999, nó đã trở thành vấn đề tiêu điểm của xã hội người thường. Từ Pháp lý mà nói, Pháp Luân Công thực chất là tu luyện, được triển hiện ở xã hội người thường dưới hình thức tu luyện thấp nhất là khí công. Pháp Luân Công không phải khí công khỏe người thông thường, mà cao hơn khí công khỏe người rất nhiều. Về nguyên tắc, Pháp Luân Công không giảng trị bệnh, chỉ nhấn mạnh “tịnh hóa thân thể” đối với người chân chính đến học công, người chân chính đến học Pháp. Thực ra “tịnh hóa thân thể” vượt xa tầng thứ trị bệnh, cách nói “tịnh hóa thân thể” chính xác nhất, xác đáng nhất. Đối tượng trị bệnh chỉ là người mắc bệnh, bệnh nhân, còn đối tượng của tịnh hóa thân thể có thể bao gồm cả người có bệnh, người không có bệnh và cả người tu luyện trong phạm vi thế gian Pháp. Thân thể được tịnh hóa rồi thì bệnh cũng không còn nữa. Chiểu theo yêu cầu Pháp lý của Pháp Luân Công, học viên Pháp Luân Công không được dùng công năng chữa bệnh cho người khác.

Pháp Luân Công là quần thể người tu luyện, rất nhiều người vốn là người thường có bệnh, trải qua dung luyện của Đại Pháp và thực tu của tự thân, thực sự đã tịnh hóa thân thể, ở tầng diện thấp nhất đã đạt được hiệu quả chữa bệnh khỏe người. Theo kết quả điều tra của nhóm chuyên gia của Tổng cục Thể thao Quốc gia, cơ quan nhà nước phụ trách quản lý khí công, thực hiện năm 1998 đối với 10.475 học viên Pháp Luân Công vốn trước đó là những người có bệnh, kết quả cho thấy: người khỏi hẳn chiếm 41,5%, người cơ bản phục hồi sức khỏe chiếm 36%, người có chuyển biến tốt chiếm 20,4%, tổng cộng có hiệu quả là 97,9%, người tự cảm thấy không có thay đổi chỉ chiếm 2,1%.

Hơn nữa, nhìn từ thực tế số người tu luyện Pháp Luân Công tăng nhanh chóng, bắt đầu từ tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công dường như bắt đầu từ con số 0, với phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, đã truyền bá khắp Trung Quốc và hải ngoại, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, theo báo cáo của tiết mục “Tin ngắn thể thao” ngày 22 tháng 11 năm 1998 của Truyền hình Thượng Hải Trung Quốc, số người luyện tập Pháp Luân Công đã vượt qua 100 triệu người. Nếu Pháp Luân Công không đem lại sức khỏe thân tâm thực sự và sự thăng hoa cảnh giới tinh thần của trăm triệu người, thì sao có thế có nhiều người đến học đến luyện như thế này?

Theo những gì tôi được biết, tôi nói một chút về việc người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, có chữa được bệnh hay không. Đây là một trong số những chủ đề mà Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc bịa đặt bôi nhọ trong tiết mục “Phỏng vấn tiêu điểm” sau ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ngày nay, khi nói rõ sự thật toàn diện, chúng tôi cần phải làm rõ sự thực, vạch trần lời lừa dối. Vì vậy chúng tôi dùng sự thực chân chính để nói. Tôi đã xem báo, chuyên san, thư tích và tài liệu của chính quyền Trung Quốc, đồng thời phỏng vấn trực tiếp các nhân sỹ có liên quan. Từ tháng 5 năm 1992 đến nay, ông Lý Hồng Chí chủ yếu hồng truyền Đại Pháp bằng phương thức truyền công giảng Pháp, thông thường không chữa bệnh cho người, chỉ trong trường hợp đặc thù thì có thể phá lệ. Như trong “Triển lãm sức khỏe Đông phương” năm 1993. ông Lý chữa cho Tôn Bảo Vinh, công nhân nhà máy 718 thành phố Bắc Kinh, bị tai nạn giao thông tổn thương não ngoại, dẫn đến bị liệt nằm giường 1 năm, đại tiểu tiện không tự chủ được, sau vài phút dùng công năng cao chữa trị đã phục hồi sức khỏe, người bệnh được con trai cõng vào, sau khi chữa khỏi đã tự mình đi ra. Một trường hợp nữa là Từ Quốc Hoa, cán bộ nghỉ hưu của trung tâm thực phẩm Bắc Kinh, năm 1991 bị u cơ ruột non (u ác tính) và đã phẫu thuật cắt bỏ. Năm 1992, sau khi kiểm tra CT phát hiện ra khối u lại tái phát, khối u đã phát triển lớn đến 20cm và nhiều chỗ bị chuyển dịch. Bệnh viện đã từ chối phẫu thuật lại, thuộc về bệnh nặng nan y. Sau khi được ông Lý dùng công năng cao chữa trị tại chỗ, dưới con mắt của đông đảo mọi người có mặt, trong khoảnh khắc, phần bụng của người bệnh co nhỏ lại, tự cảm thấy khối u đã biến mất, lập tức thấy công hiệu thần kỳ, người bệnh xúc động khóc không thành tiếng. Sau đó đi bệnh viện kiểm tra, khối u thực sự đã biến mất, cả gia đình người bệnh cảm kích khôn nguôi, đã viết thư cảm tạ. Trong triển lãm, ông Lý còn dùng công năng chữa trị cho bà Lưu Anh, phu nhân của Nguyên lão ĐCSTQ là Trương Văn Thiên (Tổng bí thư ĐCSTQ thời kỳ Trường Chinh), và phu nhân của Cục trưởng Cục Trung Quốc của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, hiệu quả chữa trị rất rõ rệt. Ông Lý còn nhận lời mời chữa bệnh cho Vương Phương, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, có thư cảm ơn làm chứng.

Cá nhân tôi trực tiếp phỏng vấn ông Chung Dịch Giang, Tổng giám đốc Công ty Thái Ức Lợi, một Hoa kiều yêu nước nổi tiếng ở Thái Lan. Ông vốn bị bệnh thoái hóa điểm vàng của võng mạc. Đây là chứng bệnh mà Đông Tây y đều đã bó tay không chữa được. Ông Lý đã phá lệ chữa trị cho ông Chung, bảo ông Chung nhắm mắt lại, trong vòng vài phút dùng công năng cao chữa trị, chỉ một lần là chữa khỏi triệt để, và không nhận một xu tiền báo đáp nào. Ngày 1 tháng 10 năm 1999, trong đại lễ Quốc khánh ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Chung là một trong những khách mời hải ngoại trên đài quan sát buổi lễ ở Thiên An Môn. Khi quan chức Bộ An ninh Quốc gia hỏi ông về sự việc của Pháp Luân Công, ông đã thừa nhận chuyện kể trên là sự thực. Ông Chung hiện nay đang tu luyện Pháp Luân Công, và đồng ý để tôi đưa tin công khai về sự thực này. Sự thực có sức thuyết phục nhất, sự thực thắng mọi hùng biện, sự thực là chứng cứ có sức mạnh nhất vạch trần lời dối trá.

“Pháp Luân Công nguyên xuất phát từ Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp của Phật gia”, “Pháp môn chúng tôi trải qua hằng bao nhiêu niên đại vô cùng lâu dài mới có thể truyền cho một người”, “Pháp Luân là trân quý nhất, lấy bao nhiêu vàng cũng không đổi được”, “Người tu luyện đắc được Nó cũng bằng như tu thành một nửa rồi” (Pháp Luân Công – Bản hiệu đính). Thế nhân có người hữu duyên tu luyện Pháp Luân Công, thực sự là may mắn 3 đời, không uổng phí đã đến nhân gian một phen. Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp không chỉ giải quyết vấn đề chữa bệnh của xã hội người thường, nhưng khi một người thường có duyên bước vào cửa Đại Pháp, sau buông bỏ chấp trước, trở thành người tu luyện phản bổn quy chân, thì thân thể sẽ không ngừng được tịnh hóa trong quá trình tự động diễn hóa của Pháp Luân, “duy nhất Pháp Luân Công là công pháp đạt được ‘Pháp luyện người’” (Pháp Luân Công).

Tổng hợp những vấn đề nói trên, bài viết đã khái quát đặc điểm chữa bệnh của Tây y, Đông y, châm cứu, khí công tầng nông và khí công tầng cao lần lượt là biện bệnh, biện chứng, biện kinh, biện khí và biện nghiệp luận trị, mọi người có thể từ đó phát hiện ra sự khác biệt theo tầng thứ bậc thang rõ rệt. Biện bệnh luận trị nhấn mạnh vào tên bệnh và triệu chứng cụ thể, chủ yếu là thực hiện ở không gian vật chất bề mặt. Biện chứng luận trị khái quát và tổng hợp vị trí cụ thể và đặc trưng trừu tượng của bệnh biến, liên quan đến những nhân tố của 2 tầng không gian. Biện kinh luận trị và biện khí luận trị chủ yếu liên quan đến những nhân tố ở không gian vi quan như kinh lạc, kinh khí… Biện nghiệp luận trị mới liên quan đến gốc rễ của nguyên nhân bệnh, liên quan đến những nhân tố ở những không gian vi quan hơn. Những nghiệp lực mà con người khi chuyển sinh đời này qua đời khác ở các không gian tầng thứ khác nhau đã tạo ra mới là nguyên nhân căn bản dẫn đến mắc bệnh. Nợ thì phải hoàn trả, tiêu nghiệp chính là hoàn trả nợ nghiệp. Một người nghiệp lực đầy mình, chỉ có bước lên con đường tu luyện thì mới có hy vọng tiêu trừ nghiệp lực về căn bản, tịnh hóa thân thể, giải thoát khỏi nỗi khổ đau đớn của bệnh tật. Bản chất của khí công là tu luyện, Pháp Luân Công là công pháp tầng thứ cao nhất, tiêu nghiệp rất nhanh. Pháp Luân Công đặt tu luyện tâm tính vào vị trí thứ nhất, như thế mới có thể giảm thiểu lại tạo ra nghiệp lực mới. “Tâm tính cao bao nhiêu, công cao bấy nhiêu”.

Pháp Luân Đại Pháp tiết lộ cho chúng sinh đặc tính tối cao của vũ trụ: Chân – Thiện – Nhẫn. “Ai thích ứng với loại đặc tính này thì là người tốt, ai rời xa Nó thì là người xấu, ai phù hợp với Nó, đồng hoá với Nó thì chính là người đắc Đạo” (Pháp Luân Công – Bản hiệu đính). Đại Pháp hồng truyền, cứu độ thế nhân, “chính là vũ trụ vĩ đại đã một lần nữa từ bi đối với con người, cấp cho con người một cơ hội tối hậu này. Đó là hy vọng mà nhân loại nên phải trân quý muôn phần” (Lại luận về mê tín – Tinh tấn yếu chỉ 2). Tất cả sinh mệnh có thể ở cùng thời đại mà Đại Pháp hồng truyền nhân gian đều là người hữu duyên, hãy trân quý cơ duyên vạn năm khó gặp này. Sinh mệnh có nguồn gốc từ Chân – Thiện – Nhẫn, sinh mệnh cần Chân – Thiện – Nhẫn.

Trên đây chỉ là kiến giải cá nhân, có những chỗ chưa thỏa đáng, rất mong được mọi người chỉ rõ.

Ngày 20 tháng 11 năm 2001

(Bài viết này là một trong những bản thảo của buổi diễn giảng “Sinh mệnh cần Chân Thiện Nhẫn” ngày 5 tháng 12 năm 2001 ở Tokyo, Nhật Bản)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/1/28/23913.html

Đăng ngày 12-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share