Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ tại Canada

[MINH HUỆ 25-07-2021] Trong năm nay, hàng chục ngàn người Canada đã ký tên vào một bức thư kiến nghị kêu gọi chính phủ trừng phạt các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì bức hại Pháp Luân Công. Những chữ ký này sau đó đã được trình lên Quốc hội và các Nghị sỹ thúc giục chính phủ phải hành động.

434dac51d9d5f9258bb2961bd76d459d.jpg

Các nhà lập pháp liên bang giữa các đảng phái đã đệ trình bản kiến nghị lên Quốc hội và thúc giục chính phủ Canada phải có biện pháp trừng phạt các quan chức Trung Quốc đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Chủ tịch Quốc hội những người bạn của Pháp Luân Công: Canada nên thông qua Dự luật để trừng phạt tội phạm bức hại Pháp Luân Công

Trong một video được gửi vào ngày 20 tháng 7, ngày kỷ niệm 22 năm của cuộc đàn áp, Nghị sỹ Garnett Genuis, đồng Chủ tịch Quốc hội những người bạn của Pháp Luân Công, nói: “Nhiều nghị sỹ, bao gồm cả tôi, cũng đã đưa ra các kiến nghị tại Hạ viện về việc chính phủ sử dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt những quan chức chính quyền Trung Quốc và các cá nhân đã tham gia vào cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Đạo luật Magnitsky đã được thông qua ở khóa quốc hội vừa qua, được Nghị sỹ James Bezan, một đồng nghiệp của tôi bảo trợ đã cung cấp cho chính phủ tất cả các công cụ để trừng phạt những người liên quan đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, nhưng cuối cùng nó phải phụ thuộc vào Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định để chính thức áp dụng nó.“

Video: MsP Garnett Genuis, đồng Chủ tịch Quốc hội Những người bạn của Pháp Luân Công, phó Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về Quan hệ Canada-Trung Quốc và là Bộ trưởng cùa Đảng Bảo thủ phụ trách theo dõi về các vấn đề phát triển quốc tế và nhân quyền, nhấn mạnh trong video rằng Đạo luật Magnitsky và Dự luật S-204 là những bước quan trọng mà chính phủ Canada có thể thực hiện để giải quyết và chống lại cuộc bức hại khủng khiếp đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cưỡng bức thu hoạch và buôn bán nội tạng

Ông nói: “Chúng tôi đã làm việc để thúc đẩy Dự luật S-204, một dự luật sẽ coi việc một người ra nước ngoài và nhận nội tạng bị lấy đi mà không có sự đồng ý là một tội hình sự. Canada có thể và phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết nạn thu hoạch và buôn bán nội tạng cưỡng bức, và người Canada đôi khi có thể đồng lõa với các hoạt động kinh khủng này. Đó là lý do tại sao Dự luật S-204 lại rất quan trọng.”

“Đây là những bước đi quan trọng mà chính phủ Canada có thể thực hiện để giải quyết và chống lại cuộc bức hại khủng khiếp vẫn đang tiếp diễn đối với các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả tội ác cưỡng bức thu hoạch và buôn bán nội tạng. Tôi rất vui khi được hợp tác với các bạn trong những nỗ lực quan trọng này.”

Genuis đã gửi Dự luật S-204, Dự luật về chống buôn bán nội tạng đến Hạ viện vào ngày 18 tháng 6 để thảo luận lần hai. Dự luật tìm cách hình sự hóa những người Canada thực hiện cấy ghép nội tạng bị cưỡng bức thu hoạch từ các tù nhân lương tâm và cấm những người liên quan đến buôn bán nội tạng vào Canada. Nhiều nghị sỹ đã đệ trình bản kiến nghị ủng hộ dự luật, và bản thân Genuis cũng đã nhiều lần đệ trình bản kiến nghị

Đồng Chủ tịch quốc hội những người bạn của Pháp Luân Công: Lên án việc mổ cướp nội tạng sống theo những điều khoản mạnh mẽ nhất

Nghị sỹ Tự do kỳ cựu Judy Sgro, đồng chủ tịch Quốc hội những người bạn của Pháp Luân Công, bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật và nói rằng luật chống mổ cướp nội tạng sống này đáng ra đã phải thực hiện từ lâu. Bà nói trong cuộc tranh luận vào ngày 18 tháng 6: “Chúng tôi lên án việc buôn bán bất hợp pháp và thu hoạch nội tạng người bằng các điều khoản mạnh mẽ nhất, và điều đó đã được thể hiện trong cuộc bỏ phiếu trước đó về Dự luật S-240 và cũng sẽ có mặt trong cuộc bỏ phiếu này. Chúng tôi tiếp tục phản ứng mạnh mẽ về những vấn đề như thế này và tôi tin rằng tất cả người dân Canada cũng đều như vậy.”

Bà nói rằng là Chủ tịch Quốc hội những người bạn của Pháp Luân Công, bà đã quá quen thuộc với vấn đề mổ cướp nội tạng và việc Dự luật này sẽ giúp chấm dứt những hoạt động tội ác kinh khủng này như thế nào. “Tôi đã xem rất nhiều bức tranh và nói chuyện với những người mà có những người thân trong gia đình họ đã trải qua quá trình khủng khiếp này.”

Bà nói: “Trong suốt hơn 12 năm qua, những dự luật tương tự đã có mặt trong Quốc hội và trong thời gian đó nhiều sinh mạng vô tội đã thiệt mạng do buôn bán cấy ghép nội tạng, một điều mà tất cả chúng ta đều cảm thấy kinh hoàng.”

Bà nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phải làm việc và phối hợp cùng nhau để luật này được thông qua. “Chúng tôi cần khả năng đó để truy tố, ở Canada, công dân hoặc những người thường trú tại Canada phạm bất kỳ hành vi phạm tội nào được đề xuất ở nước ngoài.”

Bà nói thêm: “Gần đây tôi đã được nghe nói về số lượng người Canada ra nước ngoài, đặc biệt là đến Trung Quốc để cấy ghép thận và làm những việc khác nhau. Tôi muốn hỏi những người Canada này, trước khi họ làm điều đó, hãy nghĩ xem những nội tạng đó đến từ đâu… Hãy tưởng tượng rằng với 5.000 đô la, một người có thể được cấy ghép tạng và không bao giờ hỏi nguồn nội tạng đó đến từ đâu .

Sgro nói rằng buôn bán nội tạng, hoạt động trích xuất nội tạng thông qua việc cưỡng chế để bán chúng kiếm lời, là một việc đáng lên án và đó là một sự thách thức mang tính toàn cầu đòi hỏi các cơ quan lập pháp và chính sách phải có phản ứng. Bà rất mong được Quốc hội thông qua và sau đó sẽ có biện pháp thực thi mạnh mẽ để chấm dứt nạn buôn người để cấy ghép nội tạng.

“Mọi người đều đồng ý rằng Dự luật nên được thông qua”

Trong cuộc tranh luận vào ngày 18 tháng 6, Nghị sỹ Alexis Brunelle-Duceppe đã tìm cách nhanh chóng xúc tiến Dự luật S-204 tại Hạ viện, sau khi nó đã được Thượng viện nhất trí thông qua hai lần và Hạ viện một lần. “Mọi người đều đồng ý rằng nó nên được thông qua”, ông nói.

Nghị sỹ Gord Johns nói thêm rằng: “Ngành công nghiệp mổ cướp nội tạng bất trái phép và bất hợp pháp này đang làm tổn thương những người dễ bị tổn thương trên toàn thế giới”, và “Tình trạng thiếu nội tạng toàn cầu đã thúc đẩy ngành công nghiệp bất hợp pháp này”.

“Chúng ta không thể tiếp tục như thế này. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được và chúng tôi với tư cách là thành viên của Quốc hội phải làm điều gì đó để giải quyết vấn đề này”, ông nói

Các nghị sỹ lưỡng đảng kêu gọi chấm dứt bức hại và trừng phạt những kẻ thủ phạm

Ít nhất 32 nghị sỹ đã gửi các chữ ký kiến ​​nghị của các cử tri của họ lên Nghị viện kể từ cuối tháng 2 năm 2021. Hơn 20 trong số đó đã lên tiếng ủng hộ kiến ​​nghị, kêu gọi chính phủ Canada thực hiện Đạo luật Magnitsky để trừng phạt những người liên quan đến cuộc đàn áp, bao gồm cả việc đóng băng tài sản và cấm họ nhập cảnh vào Canada.

Nghị sỹ Heather McPherson, thuộc Đảng Dân chủ Mới nói vào ngày 10 tháng 3: “Những người thỉnh nguyện kêu gọi Chính phủ Canada triển khai tất cả các biện pháp trừng phạt pháp lý, bao gồm cả việc đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào Canada. Các cử tri của tôi đang chờ đợi phản hồi từ chính phủ.”

John McKay, Nghị sỹ Đảng Tự do nói vào ngày 12 tháng 3: “Những người thỉnh nguyện lưu ý rằng Đạo luật Magnitsky, hay Đạo luật Công lý cho Nạn nhân Tham nhũng của Quan chức Nước ngoài, tồn tại ở Canada và trừng phạt các quan chức vì vi phạm nhân quyền. Họ lưu ý rằng trong 21 năm qua, ĐCSTQ đã tra tấn và giết hại một số lượng lớn những người tập Pháp Luân Công.”

Tom Kmiec, Nghị sỹ Đảng Bảo thủ nhận xét vào ngày 26 tháng 3: “Những người thỉnh nguyện đang yêu cầu chính phủ áp dụng Đạo luật Magnitsky và trừng phạt những kẻ đang bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc như, Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lý Lam Kinh, Ngô Quan Chính, Lý Đông Sinh, Cường Vệ, Hoàng Khiết Phu, Zheng Shusen, Vương Lập Quân, Trương Triều Dương, Giả Xuân Vượng vì vai trò và sự tham gia của họ trong cuộc đàn áp và bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục. ”

“Trong nhiều năm qua, các quan chức Trung Quốc đã làm ra các vụ giết người, tra tấn và cưỡng bức mổ cướp nội tạng vì mục đích thương mại và cấy ghép”. Denis Trudel, thành viên Quốc hội của Đảng Khối Québécois cho biết vào ngày 27 tháng 4. “Nạn nhân của các hoạt động khủng khiếp này bao gồm những tù nhân chính trị, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các tôn giáo thiểu số như học viên Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Trung Quốc cần phải dừng lại và những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm và bị trừng phạt.”

Elizabeth May, cựu lãnh đạo Đảng Xanh cho biết khi trình bày bản kiến ​​nghị vào ngày 4 tháng 5: “Bản kiến ​​nghị đề cập đến tình trạng vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cụ thể, những người thỉnh nguyện kêu gọi chính phủ áp dụng những biện pháp trừng phạt trong Đạo luật Magnitsky đối với những kẻ tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công, nhóm người đã bị ĐCSTQ bức hại dai dẳng trong suốt những năm qua tại Trung Quốc Đại lục.”

Tamara Jansen, Nghị sỹ Đảng Bảo thủ tuyên bố vào ngày 7 tháng 6: “Những người thỉnh nguyện kêu gọi sự chú ý đến Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ và các đồng phạm của ông ta trong chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công, bao gồm cả việc tra tấn phi pháp và giết hại số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, đã không bị trừng phạt trong suốt 19 năm qua.”

Và Nghị sỹ Đảng Bảo thủ Jasraj Singh Hallan cũng nói vào ngày 7 tháng 6: “Trong hơn 21 năm qua, các quan chức ĐCSTQ đã dàn dựng ra việc tra tấn và giết hại một số lượng lớn những người tập Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đề cao các giá trị Chân, Thiện và Nhẫn. Điều này bao gồm việc giết hại các học viên trên quy mô hàng loạt để lấy những nội tạng quan trọng để cung cấp cho các hoạt động buôn bán cấy ghép nội tạng của chính quyền.”

Phản ứng của Chính phủ: Canada tiếp tục tập trung vào cuộc đàn áp ở mọi cơ hội

Rob Oliphant, Thư ký Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã trả lời kiến nghị bằng văn bản rằng Canada đã nhất quán kêu gọi Trung Quốc phải tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, cũng như tự do tôn giáo và tín ngưỡng

Ông nhấn mạnh rằng Canada đã công khai bày tỏ mối quan ngại về việc ĐCSTQ đe dọa và đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo cũng như các học viên Pháp Luân Công và sẽ tiếp tục làm như vậy vào mọi cơ hội thích hợp.

Trong phần trả lời của mình, David Lametti, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng chưởng lý Canada, nói rằng việc chống buôn bán nội tạng người là một vấn đề phức tạp liên quan đến các phản ứng về chính sách và lập pháp. Tại Canada, việc cấy ghép và hiến tặng nội tạng được điều chỉnh bởi một khung lập pháp toàn diện ở cấp liên bang và tỉnh, lãnh thổ, bao gồm luật y tế và luật hình sự.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/25/428666.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/27/194305.html

Đăng ngày 01-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share