Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 28-05-2021] Trong tu luyện trước đây, sự vô lý của chồng đã mang lại ma nạn gia đình cho tôi, tôi luôn nghĩ: Mặc dù anh ấy làm sai việc này, nhưng mình là người tu luyện, nên dùng tấm lòng bao dung lớn nhất và dùng thiện để cảm hóa anh ấy. Cho nên tôi luôn cố gắng nhẫn và đối xử tốt với anh ấy hết sức có thể. Nhưng khi anh ấy cư xử thô lỗ với tôi, tôi thường kiểm soát bản thân không vững, và phát sinh xung đột lời qua tiếng lại với anh ấy.

Bây giờ tôi đã hoàn toàn thay đổi quan niệm của mình. Tôi nhận thức ra rằng, cho dù anh ấy làm gì, tất cả đều là lỗi ở tôi. Vì tôi không đạt tiêu chuẩn ở điểm này, nên anh ấy mới làm như vậy; năng lượng chính của tôi ở đây không đủ lớn, nên anh ấy mới bị kiểm soát bởi những thứ bất hảo. Từ đó, tôi cũng cảm nhận được sự mỹ hảo của sinh mệnh ở vũ trụ mới, những gì không tốt là ở bản thân mình, người khác đều tốt nhất; cùng lúc làm được như vậy, thì không chỉ mang đến cho đối phương cảm giác tốt đẹp, mà nội tâm của bản thân cũng cảm thấy vô cùng thản đảng và nhẹ nhàng. Đây mới là sự mỹ hảo thật sự của sinh mệnh.

Sư phụ giảng:

“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã” (Thuỳ thị thuỳ phi, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Cái đúng là họ
Cái sai là mình” (Ai thị ai phi (ai đúng ai sai))

Tôi nhận ra rằng, trước đây đối với câu Pháp trên của Sư phụ, tôi chỉ tiếp nhận theo kiểu để đó. Tôi không nghĩ rằng mình hoàn toàn sai, chỉ khi cảm thấy mình có chấp trước, thì mới chấp nhận bản thân có sai. Cho nên khi người khác làm sai điều gì đó, tôi luôn khẳng định rằng mình đúng, tôi cũng tìm chấp trước của bản thân, và có trạng thái nhẫn chịu đối với lỗi lầm của anh ấy, tuy nhiên nội tâm tôi vẫn có cảm giác vượt trội hơn. Kiểu tâm thái này dẫn đến dung lượng trong tâm rất hạn chế, khi dồn nén đến một mức độ nhất định sẽ bộc phát ra.

Bây giờ, tự tận đáy lòng, tôi hiểu khi mình không đúng, tuyệt đối không thể quay lại phát hỏa với anh ấy được, khi hiểu và thiện với anh ấy thì không bị nhân tâm hạn chế, thực sự từ bi và thiện với anh ấy. Thuận theo đó, anh ấy cũng thực sự tôn trọng tôi.

Tôi nhận ra rằng, trước đây anh ấy dám cư xử với tôi như vậy, là vì tâm tính tôi quá thấp khiến anh coi thường tôi, bây giờ anh ấy chủ động ước thúc hành vi của mình trước mặt tôi, ấy là vì anh ấy tôn trọng cảnh giới cao của tôi. Tôi cũng thể hội rằng khi tâm tính chúng ta rất cao, thì sinh mệnh xung quanh cũng tự nhiên thuận ứng với chúng ta, không cần chúng ta phải dùng bất kỳ biện pháp nào để thay đổi và ước thúc đối phương.

Tôi còn phát hiện một vấn đề khác của bản thân trước đây. Khi có người chỉ ra tâm chấp trước cụ thể của bản thân tôi, nếu nói đúng thì tôi có thể tiếp nhận, cũng cảm ơn đối phương, nhưng nếu đối phương phủ định tôi từ căn bản, thì tôi không chấp nhận. Tôi nhận thấy đây là tâm bảo thủ lợi ích bản chất của bản thân mà không muốn thay đổi.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Nếu như người tu luyện mà chỉ là buông bỏ được trên bề mặt, nhưng khi bên trong nội tâm vẫn còn bảo thủ – cố chấp một thứ gì, cố chấp vào cái lợi ích bản chất nhất kia của chính chư vị mà không để người gây tổn hại, tôi bảo cho mọi người, đó là tu luyện giả!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Tôi nhận thức rằng, nếu căn bản luôn cảm thấy bản thân đúng, chỉ mới bỏ đi tâm chấp trước nào đó trên bề mặt, theo Pháp mà Sư phụ giảng ở đây chính là giả tu, không tính là người tu luyện chân chính. Thực chất, nội hàm Pháp cao thâm vô hạn, chư vị tu thì mãi không tới đầu. Nhìn từ tầng trên thì thấy tầng dưới sai. Vì vậy, làm một người tu luyện từ trong Pháp không ngừng đột phá lên cao tầng mà nói, nhìn từ cao tầng thì tất cả tầng thứ của chúng ta hiện nay đều sai. Thuận theo đó, tâm thái tu luyện của tôi cũng phát sinh thay đổi hoàn toàn, trong tâm tôi nhận thấy những chỗ không đúng và không tốt của bản thân. Mỗi lần học Pháp, tôi cũng không mang theo dẫu chỉ một chút quan niệm đã hình thành của bản thân mà học, bởi vì nhìn từ một tầng của Pháp, thì tầng của tôi hoàn toàn sai.

Tôi cũng phát hiện tinh tấn trong Pháp, chính là buông xuống tất cả tâm truy cầu của bản thân, không có tâm khao khát viên mãn mạnh mẽ nữa, cũng không nghĩ sẽ đắc được những điều mỹ hảo trong Đại Pháp nữa. Chỉ là không ngừng đối chiếu Pháp để yêu cầu bản thân, không ngừng nhìn ra những bất hảo của bản thân từ từng tầng từng tầng, tu bản thân; sau khi đồng hóa với một tầng này, thì khi học Pháp, lại nhìn thấy từ bản chất của mình vẫn còn bất hảo như thế, lại tiếp tục đồng hóa với một tầng Pháp đó; sau đó học Pháp lại nhìn thấy căn bản bản thân vẫn còn những bất hảo, lại tu bản thân, lại đồng hóa với Pháp…

Đồng thời, một nhận thức khác của tôi cũng hoàn toàn cải biến. Tôi phát hiện, khi đồng tu xung quanh nói bản thân tôi không tốt, thực chất đây mới là tinh tấn trên con đường tu luyện, đổi lại, nếu được đồng tu khen ngợi không ngớt, ấy là đang bước đi trên con đường ma đạo, lúc này cần cẩn thận.

Bây giờ tâm thái mà tôi nhìn đồng tu cũng phát sinh thay đổi hoàn toàn, tôi cũng không phân biệt đồng tu thành ba, sáu hay chín dạng nữa. Trước đây tôi cho rằng đồng tu mà tu không tốt, nhưng lại chỉ ra vấn đề của tôi, thì tôi luôn không muốn nghe. Nhưng, hiện nay tôi biết bản thân không tốt, tôi có thể đặt bản thân ở vị trí thấp nhất, bất kể đồng tu nào chỉ ra vấn đề của tôi, tôi đều nghiêm túc lắng nghe, và suy nghĩ, hướng nội tìm chỗ thiếu sót của bản thân, không còn cảm giác coi thường người khác, hay tự đặt mình ở thế trên nữa. Tôi nhận ra rằng trong vũ trụ này, trong tâm của người tu luyện nên tự đặt mình ở vị trí thấp nhất.

Trải qua bao nhiêu năm va vấp rèn luyện như vậy, cho đến hôm nay, tôi mới hiểu được trạng thái của người tu luyện chân chính.

Một chút thể ngộ tu luyện cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng mong đồng tu từ bi chỉ chính.

[Ghi chú của ban biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu” (Hồng Ngâm)]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/11/193645.html

Bản tiếng Anh: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/5/28/體會到甚麼是真修-426202.html

Đăng ngày 30-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share