[MINH HUỆ 20-07-2021] Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thành lập một tổ chức tương tự như nhóm chỉ đạo cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nó có nhiều điểm tương đồng với tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã. Tổ chức này được gọi là “Phòng 610”.

Trong khi Nhóm Cách mạng Văn hóa bị giải thể sau mười năm thành lập và các cuộc tàn sát bí mật của Gestapo bị chấm dứt sau 12 năm duy trì, thì Phòng 610 vẫn tồn tại sau 22 năm và vẫn tích cực chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Về cơ cấu tổ chức, Nhóm Cách mạng Văn hóa bao gồm một số thành viên nòng cốt ở cấp chính quyền trung ương và không có chi nhánh thường trực ở cấp tỉnh hay chính quyền cấp dưới. Bất cứ khi nào một nhiệm vụ được đưa ra, các thành viên cốt cán sẽ chỉ định một số quan chức nhất định để thực hiện nhiệm vụ đó. Gestapo gồm có năm nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể riêng.

Ngược lại, Phòng 610 có chi nhánh ở mọi thành phố, cho đến quận huyện, làng xã, và trong các cơ quan chính phủ trên khắp Trung Quốc. Nó có ít nhất 15.000 nhân viên chính thức trong biên chế và nhận phân bổ ngân sách từ chính phủ trung ương.

Phòng 610 hình thành như thế nào?

Kể từ khi Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ra công chúng vào tháng 5 năm 1992, người truyền người, môn tu luyện tâm linh và thiền định cổ xưa này nhanh chóng phổ biến khắp Trung Quốc nhờ hiệu quả cải thiện sức khỏe và tinh thần. Đến năm 1999, ước tính của chính phủ cho thấy số học viên Pháp Luân Công từ 70-100 triệu người ở Trung Quốc. Những người tập Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả các quan chức cấp cao của chính phủ và sỹ quan quân đội.

Vào nửa cuối năm 1998, một số cán bộ hưu trí từ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, do Kiều Thạch lãnh đạo, đã tiến hành một cuộc điều tra chi tiết về Pháp Luân Công và kết luận rằng “Pháp Luân Công có trăm điều lợi mà không có đến một điều hại”. Vào cuối năm đó, họ đã trình những phát hiện của cuộc điều tra lên Bộ Chính trị Trung ương, do Giang Trạch Dân đứng đầu vào thời điểm đó.

Giang đã được thăng chức lên tổng bí thư ĐCSTQ, chủ yếu vì vai trò của ông ta trong việc hỗ trợ vụ thảm sát các sinh viên biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989. So với sự nghiệp mờ nhạt của Giang, sự phổ biến của Pháp Luân Công và cuộc điều tra của Kiều Thạch chỉ khiến Giang càng thêm tức giận và ghen tị.

Tân Tử Linh, cựu chủ tịch Báo chí Học viện Quân sự Trung Quốc trực thuộc nhà nước, tiết lộ rằng Giang có ý định tạo dựng quyền lực bằng cách đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, đề xuất của ông ta không được Thường vụ Bộ Chính trị ủng hộ. Khi quyết tâm thúc đẩy cuộc đàn áp, ông ta đã thành lập Phòng 610 mà không cần thông qua Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hay sự chấp thuận của Quốc vụ viện.

Giang thành lập Phòng 610 vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 và trao cho cơ quan ngoài pháp luật này quyền lực tuyệt đối về luật pháp và quyền huy động mọi nguồn lực dưới quyền của ĐCSTQ, bao gồm cả công an, và các cơ quan chính trị và tư pháp các cấp. Nói cách khác, Phòng 610 đang nắm giữ toàn bộ chính phủ làm con tin để thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Theo chỉ thị của Phòng 610, vụ Tự thiêu ở Thiên An Môn và các tuyên truyền thù địch khác đã được dàn dựng nhằm cáo buộc các học viên Pháp Luân Công đã giết người, tự sát hoặc là những kẻ cực đoan.

S sp đ ca h thng pháp lut Trung Quc

Vào khoảng cuối năm 2000, Giang tỏ vẻ không hài lòng về hiệu quả của Phòng 610 trong việc thực thi cuộc bức hại. Ông ta ra lệnh cho Cục Công an và các đồn cảnh sát địa phương ở tất cả các thành phố thành lập chi nhánh của Phòng 610. Kể từ đó, 610 chi nhánh Văn phòng đã xuất hiện ở khắp Trung Quốc. Nhiều cảnh sát trưởng cũng trở thành người đứng đầu Phòng 610 địa phương. Ở cấp tỉnh hoặc thành phố, phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) cũng được bổ nhiệm làm giám đốc Phòng 610.

Tương tự như Phòng 610, PLAC là một cơ quan ngoài luật pháp khác để giám sát cảnh sát và cơ quan tư pháp, nó cũng được giao nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân Công.

Sự mở rộng của Phòng 610 đã dẫn đến việc tất các cơ quan chức năng của chính phủ hoàn toàn mất đi tính độc lập. Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra, các cơ quan khác nhau được giao những nhiệm vụ khác nhau. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, việc thành lập Phòng 610 đã phá vỡ quy tắc này, theo đó, các cơ quan mới được trao quyền tuyệt đối trong việc kiểm soát hành pháp, hệ thống tư pháp và mọi khía cạnh khác của xã hội. Với tầm ảnh hưởng lan rộng đến tận các ủy ban đường phố địa phương, toàn bộ đất nước đang nằm dưới quyền kiểm soát của Phòng 610 trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Phòng 610 bị bại lộ

Một trong những chính sách bức hại của Phòng 610 là nhắm vào người nhà của học viên Pháp Luân Công. Người nhà họ cũng bị phân biệt đối xử và tước quyền về nhà ở, việc làm, hoặc lương hưu nếu các học viên không chịu từ bỏ đức tin của mình. Vì những tuyên truyền thù địch do chính phủ lan truyền trên khắp đất nước, người nhà của các học viên thường bị buộc phải ký vào các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công.

Khi một học viên bị đặc vụ Phòng 610 bắt giữ, Phòng 610 thường có quyền tùy ý quyết định mức án tù của họ, ngay cả trước khi vụ án được tiến hành theo thủ tục pháp lý (tức là bản cáo trạng của viện kiểm sát và bản án của tòa án). Nếu không có đủ bằng chứng để kết tội một học viên thì cảnh sát sẽ ngụy tạo bằng chứng.

Quyền lực không hạn chế của Phòng 610 đã lan rộng như một loại virus trong ĐCSTQ, dẫn đến nạn tham nhũng và bóc lột người dân Trung Quốc ngày càng nhiều, bao gồm việc chiếm đoạt đất đai hoặc tài sản cá nhân khác.

Sự bất bình trong dân chúng đang ngày càng gia tăng. Theo dữ liệu hiện có, đã có 8.700 cuộc biểu tình vào năm 1993 và khoảng 10.000 cuộc biểu tình vào năm 1994. 10 năm sau, con số này đã tăng gấp gần chục lần, là 87.000 vào năm 2005. Năm 2010, ước tính có ít nhất 180.000 cuộc biểu tình đã diễn ra ở Trung Quốc.

Sự băng hoại của hệ thống luật pháp cũng đã dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn về đạo đức và trật tự xã hội của con người, hỗn loạn đến mức ngay cả ĐCSTQ cũng không kiểm soát được nữa.

Trong hoàn cảnh đó, bức màn về đế chế bí mật của Phòng 610 đã được vén lên. Năm 2013, Lý Đông Sinh, cựu Trưởng Phòng 610 kiêm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, bị cách chức.

Trước khi trở thành người đứng đầu Phòng 610 vào năm 2009, Lý đảm nhận chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình vào tháng 7 năm 2000. Ông ta có công trong việc bịa đặt tuyên truyền về Pháp Luân Công, và tham gia vào việc dàn dựng và chỉ đạo vụ “tự thiêu Thiên An Môn” năm 2001.

Việc Lý bị cách chức vào năm 2013 cũng chính là lần đầu tiên chức danh “Trưởng Phòng 610” bị lộ ra công chúng.

Kể từ đó, đế chế khổng lồ của Phòng 610 bắt đầu sụp đổ như đô-mi-nô.

Ngay sau khi Lý bị bắt, Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, người đã bổ nhiệm Lý làm người đứng đầu Phòng 610, cũng bị bắt vào cuối năm 2013.

Sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18 vào năm 2012, 96 quan chức hàng đầu, hầu hết có liên quan đến PLAC và Phòng 610, đã bị bắt và bị kết án vì tội tham nhũng.

Thanh trừng nội bộ

Có câu nói, “Làm điều bất nghĩa chính là tự hủy diệt chính mình.” Nhiều người ủng hộ theo chính sách đàn áp của ĐCSTQ đã nhận ra tình thế của bản thân như cá nằm trên thớt.

Trong những tháng gần đây, ĐCSTQ đã phát động phong trào điều tra tham nhũng trong hơn 20 năm qua. Tính đến nay, đã có tới 72.000 cảnh sát và quan chức chính phủ phải nhận hình phạt. Mặc dù ĐCSTQ không bao giờ trừng phạt quan chức nào vì tham gia đàn áp Pháp Luân Công, nhưng sự sụp đổ của họ đã gửi một lời cảnh báo đến những người đồng cấp của họ, những người biết rõ họ đã gây bao nhiêu tội ác trong suốt cuộc bức hại.

Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố là vô thần, nhiều quan chức của nó vẫn thường xuyên đi chùa thắp hương và cầu nguyện để được thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Một số tìm đến các thầy bói để dự đoán về tương lai.

Mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra và Phòng 610 vẫn tồn tại, nhưng việc các nhân viên Phòng 610 đang phải đối mặt với một cuộc thanh trừng nội bộ trên diện rộng cho thấy ĐCSTQ đang đi đến giai đoạn cuối của cuộc bức hại. Đây là tình huống do nó tự gây ra, cũng chính là ý trời.

Đi mt vi công lý

Ngày 12 tháng 5 năm 2021, một ngày trước “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken đã công bố quyết định xử phạtDư Huy, cựu giám đốc Phòng 610 thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, Hoa Kỳ đã công khai trừng phạt một thành viên Phòng 610.

Trước đó vào tháng 3 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình danh sách khoảng 9.300 đặc vụ của Phòng 610 các cấp ở Trung Quốc lên chính phủ nước họ để yêu cầu trừng phạt các thủ phạm vi phạm nhân quyền cũng như người nhà của thủ phạm dưới hình thức cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản.

Mặc dù ĐCSTQ hiện đang thanh trừng các đặc vụ của PLAC và Phòng 610 do áp lực giám sát quốc tế, nhưng tội lỗi nó gây ra từ trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công suốt 22 năm qua không chỉ giới hạn ở hai cơ quan này. Khi ĐCSTQ công bố chiến dịch bức hại Pháp Luân Công cách đây 22 năm, nó đã tự chọn trước sự hủy diệt của chính mình.

Chúng tôi mong nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc hơn thu thập thông tin về nhân viên Phòng 610 (bao gồm nhưng không giới hạn ở tên, chức vụ, giới tính, tuổi, tỉnh, cơ quan liên quan, các trường hợp bức hại, địa chỉ, số thẻ cảnh sát, số điện thoại) và gửi thông tin cho Ban Biên tập Minh Huệ. Minh Huệ sẽ không chỉ công bố thông tin về danh sách thủ phạm, mà còn gửi đến nhiều chính phủ và các cơ quan liên quan.

Mi bài viết, hìnhnh, hay ni dung khác đăng trên Minghui.org đu thuc bn quyn ca trang Minh Hu. Khi s dng hoc đăng li ni dung vì mc đích phi thương mi, vui lòng ghi li tiêu đ gc và đường link URL, cũng như dn ngun Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/19/610-曾经不可一世的秋后蚂蚱-427679.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/20/194157.html

Đăng ngày 29-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share