Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-05-2021] Từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2010, tôi đã có được những đột phá nhanh chóng về nhận thức đối với Pháp lý của Sư phụ. Bởi vì đắc Pháp khá muộn, nên tôi lo không đủ thời gian tu luyện. Tuy nhiên, dưới sự chăm sóc từ bi của Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), mỗi lời giảng của Sư phụ đã giúp tôi tăng cường tín tâm. Tôi cảm thấy như được ban cho một cuộc sống mới!

Tôi hiểu rằng tiêu chuẩn của người tu luyện thường trái ngược với quan niệm của người thường. Người tu luyện chúng ta không chỉ cần phải có khả năng chịu khổ trong những cái khổ, mà còn phải có thể nhẫn chịu được những tình huống tưởng như không thể chịu được, cuối cùng có thể đạt được trạng thái tu luyện lấy khổ làm vui.

Tôi đã lĩnh hội được rất nhiều trong quá trình thanh lọc tư tưởng. Giờ đây, tôi đã thấy được tầm quan trọng của việc tu luyện từng ý niệm. Tôi muốn chia sẻ lại kinh nghiệm bản thân thông qua một vài tình huống.

Hướng ni trong xung đt gia đình

Một hôm, khi tôi đang làm bánh bao thì chồng tôi gọi điện báo anh ấy sẽ không về nhà buổi trưa, mà về quê cùng các anh trai và bảo tôi ở lại chăm sóc bố trong khi anh ấy đi vắng. Tôi thấy bất công cho bản thân, càng nghĩ càng bực mình đến mức không muốn làm bánh bao nữa.

Sau một lúc, tôi chợt nhận ra rằng mình đã sai khi có cảm giác thất vọng. Tôi là một học viên Đại Pháp, tôi không phải là người thường. Tôi nhận ra mình có các chấp trước như đố kỵ, sợ bị coi thường và oán giận. Tôi liền quy chính bản thân, lấy lại tâm thái hòa ái và tiếp tục làm bánh bao. Sau bữa trưa thì chồng tôi trở về.

Tôi chào anh và bảo anh ngồi xuống để tôi hấp lại một ít bánh bao. Chồng tôi bảo tôi đừng làm phiền anh ấy, giọng điệu hơi khó chịu. Tôi nói: “Không sao đâu. Anh đi đường chắc mệt rồi. Em hấp bánh nhanh thôi.” Lời quan tâm đó của tôi dường như xua tan sự khó chịu của anh.

Nếu là trước đây, tôi sẽ không hành xử được như vậy. Tôi sẽ không thèm nói chuyện lại với anh, thậm chí tức giận đến mức quăng cả đồ đạc. Thường như vậy sẽ dẫn đến các cuộc cãi vã sau đó giữa hai vợ chồng.

Dù chỉ là những sự việc rất nhỏ, nhưng nó nhắc nhở tôi cần phải loại bỏ mọi tâm chấp trước của người thường, kể cả những quan niệm, tư tưởng, thói quen đã dưỡng thành trong đời.

Những tình huống như vậy là cơ hội quý giá để đề cao, miễn là chúng ta vẫn đang bước trên con đường tu luyện. Ngoài ra, khi chúng ta nhận ra được vấn đề ở bản thân và chủ động loại bỏ nó, chúng ta sẽ thấy luôn có cách để cải biến mọi tình huống.

Một lần, tôi đi học Pháp ở nhà một học viên và trở về sau 9 giờ tối. Chồng tôi để quên chìa khóa ga-ra nên đã gọi điện cho tôi ít nhất 10 cuộc, nhưng tôi không trả lời vì không mang theo điện thoại. Chồng tôi không tin. Vì anh đã uống rượu trước đó nên trở nên khá hung hăng. Lần này, tôi quyết không động tâm trước bất cứ lời nào của chồng.

Sư phụ Lý giảng:

Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến

Tm dch:

Gặp thời xảo biện hãy lặng im
Tu luyện ắt phải hướng nội tìm
Càng giải thích nhiều tâm càng nặng
Cởi chấp mở lòng sáng trong tim (Thiu Bin, Hồng Ngâm III)

Nếu tôi không hành xử theo Pháp, thì việc học Pháp ngày hôm đó của tôi sẽ trở nên vô ích.

Tôi vừa đỗ xe, anh đã đá thùi thụi vào xe tôi. Tôi không sợ hãi. Tôi biết Sư phụ đã tạo cơ hội này cho mình đề cao tâm tính, lại đúng sau khi tôi vừa đi học Pháp về. Tôi nhanh chóng đi lên lầu vừa niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Tôi cũng phát chính niệm và cầu xin Sư phụ giúp chồng tôi vượt qua cơn tức giận. Anh cũng lên lầu và đá tôi một cái, lẩm bẩm gì đó, rồi quay về phòng. Một lúc sau, khi tôi mang nước vào phòng cho chồng thì thấy anh đã ngủ.

Tôi học được qua sự việc này rằng không có gì xảy ra trong cuộc sống của người tu luyện là ngẫu nhiên. Mọi xung đột dù lớn hay nhỏ đều là bài kiểm tra để người tu luyện chúng ta vượt qua. Trước khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất thường hay tranh cãi với chồng, phải mất vài ngày sau, chúng tôi mới có thể nói chuyện với nhau lại bình thường. Sau lần này, chồng không còn quan tâm đến việc tôi có bắt máy cuộc gọi của anh hay không, và anh cũng không gọi điện khi tôi đang học Pháp nữa. Qua khảo nghiệm này, tôi cũng nhận ra rằng miễn là mọi suy nghĩ của chúng ta ở trong Pháp, chúng ta sẽ có thể vượt qua bất kỳ khổ nạn nào.

T b chp trước vào tư li

Mẹ chồng tôi có một ngôi nhà tám phòng ngủ trên một mảnh đất rộng bốn mẫu ở quê. Khi mẹ chồng qua đời, tài sản vốn nên được chia cho tất cả anh em. Tuy nhiên, bố chồng tôi đã giao toàn bộ đất cho anh trai chồng và giao ngôi nhà cho cháu trai mà không để lại gì cho chúng tôi.

Tôi cảm thấy thật bất công. Tôi đã chăm sóc bố chồng nhiều năm. Tại sao ông lại đối xử với chúng tôi như vậy? Chồng tôi cũng không bằng lòng và nhờ tôi nói chuyện với bố anh. Bố chồng tôi giải thích rằng chồng tôi đã nói với ông là không cần bất kỳ tài sản nào. Chồng tôi đã rất tức giận khi nghe điều này vì anh ấy không hề nói vậy.

Tôi bình tĩnh lại và nghĩ rằng những gì đã xảy ra nhất định có liên quan đến mình vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị.” (Bài ging th by, Chuyn Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng chúng tôi không nên cố gắng thuyết phục bố chồng thay đổi quyết định. Những của cải vật chất đó không đáng để gia đình chúng tôi phải tranh giành nhau. Hơn nữa, chúng ta cũng không mang cái nhà đó đi đâu được, vợ chồng tôi cũng không định về quê ở.

Thực ra, tôi hiểu chồng tôi thất vọng vì anh luôn đối xử tốt và hiếu thảo với bố, nhưng lại bị đối xử như vậy. Dù sao, mọi người vẫn là người nhà. Sau đó, tôi nhận ra rằng người tu luyện chúng ta không nên theo đuổi những thứ ở thế giới này, mà chỉ nên tập trung vào việc từ bỏ hết chấp trước.

Khi chúng ta từ bi thấu hiểu người khác, thì ngay cả vấn đề khó khăn nhất cũng có thể được giải quyết. Sau khi vượt qua khảo nghiệm này, tôi nhận thấy Sư phụ đã gia tăng khả năng chịu đựng cho tôi. Nếu tôi bị cuốn vào tư lợi và hành xử theo tiêu chuẩn của người thường, tôi có lẽ đã bị mắc kẹt mãi trong suy nghĩ rằng mình đúng và người khác sai.

Tôi cần phải thay đổi quan niệm và chế ngự bản thân bằng cách tuân theo các nguyên lý của Đại Pháp. Là người tu luyện, chúng ta cần phải chịu khổ để trả nghiệp của mình. Làm được điều này, chúng ta sẽ có thể vượt qua bất kỳ khảo nghiệm nào và xử lý mọi việc được tốt.

Nhng thay đi sau khi hc Pháp Luân Đi Pháp

Trước khi đắc Pháp, tôi thường hay cãi nhau với chồng, việc cãi vã ảnh hưởng đến hàng xóm đến mức họ phải gọi cảnh sát để phàn nàn. Đôi khi chúng tôi đánh nhau hàng mấy ngày và không nói chuyện với nhau hai, ba tuần liền. Những lúc như thế rất khó chịu. Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến việc ly hôn và còn rủa chồng.

Mỗi khi nhớ lại cách cư xử ấy, tôi thực sự thấy xấu hổ, làm sao chuyện nhỏ thế mà mình lại phản ứng như vậy. Tôi đã rất độc đoán, hiếu thắng, và hay để bụng. Nhưng từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã vứt bỏ được hầu hết những thói xấu này.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta nói rằng khi gặp mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác.” (Bài ging th chín, Chuyn Pháp Luân)

Con người đau khổ vì chính chấp trước của bản thân. Là người tu luyện, chúng ta cần loại bỏ các tâm chấp trước này. Con đường tu Đại Pháp rất hẹp, nhưng chỉ cần chúng ta lấy khổ làm vui, không ngừng đề cao trong mỗi ý niệm thì con đường sẽ rộng mở và tươi sáng.

Trước mỗi vấn đề, chúng ta cần nghĩ cho người khác trước, cố gắng trở thành người tốt hơn với tiêu chuẩn đạo đức cao. Chúng ta cần không ngừng loại bỏ các tâm chấp trước, như chấp trước vào danh vọng, tư lợi, đủ loại thất tình lục dục. Đôi lúc, ý niệm xấu nổi lên thì chúng ta cần phải kiểm soát được.

Bây giờ, hàng xóm thậm chí còn ghen tị với sự hòa thuận trong gia đình chúng tôi; các con tôi có trách nhiệm và hiếu thảo, chồng tôi sẵn sàng giúp đỡ hầu hết các công việc nhà nặng nhọc. Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, làm sao có thể tạo ra những chuyển biến lớn như vậy?

Trong 10 năm qua, tôi được đắm mình trong hồng ân của Đại Pháp. Với sự chăm sóc từ bi của Sư phụ Lý, tôi đã thay đổi từ một người cộc cằn, ích kỷ thành một người tu luyện ôn hòa, hạnh phúc và chu đáo. Lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ thật khó diễn tả bằng lời.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/4/修一思一念很重要-422901.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/21/193235.html

Đăng ngày 26-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share