Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-04-2021] Gần đây tôi đã nhận thức được nỗi ám ảnh đối với những dự ngôn có thể gây ảnh hưởng phi thường lớn đến chỉnh thể các học viên. Nếu một số lượng đông đảo các học viên tiếp nhận những dự ngôn này, thì thậm chí nó có thể ảnh hưởng tới tình huống mà chúng ta đang đối mặt. Bởi vậy, mặc dù đã có nhiều bài chia sẻ rất hay được đăng tải trên Minh Huệ Net về vấn đề này nhưng tôi vẫn muốn viết ra đây những thể ngộ của bản thân để chúng ta không phải lưu lại bất kỳ hối tiếc nào trong tương lai.

Vì sao trong lịch sử tồn tại những dự ngôn? Tại sao kết quả của một trong số chúng lại chuẩn xác? Thể ngộ của tôi là những vị Thần đã viết nên một kịch bản để lưu cấp nền văn hoá nửa Thần cho nhân loại. Một dự ngôn cũng giống như một cảnh giới thiệu phim, nó đưa ra điểm hoá về sự tồn tại của Thần, từ đó đặt định nền tảng cho con người tương lai có cơ hội đắc Pháp. Vì thế, trong quá khứ một số dự ngôn đã dự đoán chính xác các sự việc trước khi Sư phụ bắt đầu Chính Pháp.

Nhưng tình huống cơ bản đã phát sinh biến đổi kể từ sau khi Sư phụ bắt đầu Chính Pháp. Không có một kịch bản cố định nào của chúng Thần được chấp thuận bởi Sư phụ có thể điều chỉnh dựa trên tình huống thực tế của Chính Pháp. Ngoại trừ Sư phụ ra, không một ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Sư phụ giảng:

“Tương lai của vũ trụ chỗ mà các sinh mệnh tại các tầng khác nhau nhìn thấy thật ra là giả tượng không tồn tại; mỗi một ngày của nhân loại hiện nay đều vì nhu cầu của Đại Pháp mà an bài; các biểu hiện tại cõi người của đệ tử Đại Pháp chính là để lưu lại lịch sử.” (“Công năng là gì”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sư phụ cũng giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp không được chiểu theo bất kể dự ngôn nào mà thực hiện; chư vị là chiểu theo Đại Pháp mà làm! Chiểu theo những gì đệ tử Đại Pháp cần làm mà làm! Chư vị cũng không được chiểu theo những thứ khác mà thực hiện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi III)

Các học viên chúng ta chỉ bằng cách thanh tỉnh về mặt Pháp lý mới có thể tránh thụ nhận can nhiễu.

Tôi nhớ lại Sư phụ từng giảng về biểu diễn của Thần Vận rằng:

“Thần Vận nhất định sẽ đi Trung Quốc biểu diễn. (vỗ tay nhiệt liệt) Cái này cần xem hình thế Chính Pháp, vấn đề thời gian của toàn thể Chính Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Nếu các học viên chúng ta làm được tốt thì sẽ có thể viên dung được yêu cầu của Sư phụ trong vấn đề biểu diễn của Thần Vận. Sự việc sẽ phát triển theo chiều hướng chính diện, từ đó cứu độ được nhiều chúng sinh hơn. Ngược lại, nếu chúng ta có sơ hở sẽ bị cựu thế lực lợi dụng, đẩy mọi việc theo chiều hướng phụ diện và khiến nhiều chúng sinh mất cơ hội được đắc cứu.

Chúng ta cũng không nên chấp trước vào thời gian Chính Pháp kết thúc. Sư phụ giảng:

“Chư vị cứ thực hiện các việc cần phải làm như bình thường. Ngày mai viên mãn, hôm nay chư vị vẫn không biết, [ví như] chư vị còn nghĩ, rằng ‘tôi cần phải mở công ty’, vậy chư vị cứ làm thế; tuy nhiên hết thảy tôi đều giúp chư vị viên dung hết. Chư vị đừng nghĩ gì cả! Cần làm gì chư vị hãy làm nấy! (vỗ tay nhiệt liệt)” (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi II)

Chúng ta có thể làm được như Sư phụ giảng không? Tôi biết một vài học viên trẻ tuổi ở Trung Quốc từ chối đi tìm việc làm. Điều này khiến cho người thường cảm thấy phản cảm và khiến họ khó liễu giải về Đại Pháp. Có lẽ chúng ta nên hướng nội xem chúng ta có bị chấp trước vào thời gian Chính Pháp kết thúc hay không. Chúng ta có thể làm được tốt hơn để tránh cho người thường hiểu nhầm về Đại Pháp. Nếu không thì những nỗ lực giảng chân tướng Đại Pháp trước đây của chúng ta có thể trở thành vô nghĩa. Do đó chúng ta cần chú ý hơn về phương diện này.

Tôi đã suy nghĩ về việc viết bài chia sẻ này vào tuần trước nhưng đã gặp phải rất nhiều can nhiễu ngay khi có ý tưởng viết bài. Mặc dù tôi đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp trước khi cuộc bức hại diễn ra vào năm 1999, nhưng tôi đã không tu luyện tinh tấn, và khiến cho cựu thế lực có cớ để gây trở ngại.

Sư phụ giảng:

“Phải chăng một người mắc lỗi rồi là không thể bảo chư vị làm điều tốt nữa? Lẽ nào một người phạm sai sót là sẽ không được góp ý người khác làm điều tốt nữa? Đó là lô-gíc gì vậy? Có bao nhiêu người suy nghĩ cẩn thận về vấn đề này?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Sau khi nhận thức được vấn đề này, tôi đã quyết định viết ra bài chia sẻ của mình. Nếu chúng ta có thể phối hợp tốt thành một chỉnh thể thì nhất định sẽ có ích cho quá trình trợ Sư Chính Pháp.

Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/9/423057.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/13/191860.html

Đăng ngày 25-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share