Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-04-2021] Cách đây vài năm, vùng da xung quanh rốn của tôi bị ngứa ngáy không thể chịu nổi. Tôi chỉ có thể xoa dịu bằng cách gãi cho đến khi da bị trầy ra, rỉ máu và dịch lỏng. Ngay sau khi vết sẹo lành lại, nó sẽ lại bị trầy ra sau một đợt gãi nữa. Việc này diễn ra trong hơn một năm trời. Vào thời điểm đó, tôi đang chăm sóc con cho con gái. Khi bế cháu, đôi khi y phục cọ vào chỗ da bị trầy khiến tôi đau nhức vô cùng. Dù vậy, tôi vẫn sợ không dám cho con gái biết.

Hướng nội tìm ra tâm đố kỵ

Có lần, tôi đọc được bài chia sẻ của một đồng tu, anh ngộ ra rằng nguyên nhân khiến anh đau bụng là do tâm đố kỵ. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng vấn đề bụng của mình cũng có thể liên quan đến tâm đố kỵ. Tôi không nghĩ mình đố kỵ với bất kỳ ai nhưng tôi nhận ra điều đó sau khi hướng nội nhiều hơn. Đôi khi tôi có vấn đề với bố mẹ chồng mình. Họ sống ở một ngôi làng ở vùng nông thôn nhưng không trồng trọt canh tác gì và hiếm khi làm bất kỳ công việc nào để có thu nhập. Thay vào đó, họ dựa vào con cái để được hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, họ không giúp đỡ chúng tôi việc chăm sóc các cháu. Nếu họ giúp tôi bằng cách chăm sóc các cháu, tôi có thể làm việc và giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho con gái và con rể. Tôi cảm thấy thật không công bằng khi mệt mỏi vì phải trông cháu, nấu nướng, giặt giũ và dọn dẹp.

Đã đến lúc tập trung học Pháp và hướng nội. Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi cảm thấy đoạn Pháp này nhắm vào mình. Không phải tôi có tâm đố kỵ sao? Tôi cảm thấy xấu hổ rằng tôi vẫn ôm giữ tâm đố kỵ sau rất nhiều năm tu luyện Đại Pháp. Chính là nó; tôi đã tìm ra nguyên nhân gây ra khổ nạn của mình và cơn ngứa ngáy trên bụng cũng biến mất

Thần kỳ khi hướng nội thực tu

Khi chúng tôi đang ăn tối vào dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, đứa cháu trai hai tuổi rưỡi của tôi cầm chiếc kẹp hạt dẻ chơi và vô ý gõ vào đĩa thức ăn, làm phát ra tiếng ồn ào. Tôi cảm thấy khó chịu khi nghe tiếng cạch cạch nên nhanh lấy chiếc kẹp hạt dẻ từ tay cháu. Ngày hôm sau khi rửa đĩa, tôi phát hiện thấy một vết nứt ở mặt dưới, nhưng nó không giống như một vết nứt mới. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng cháu tôi đã làm nứt chiếc đĩa và thậm chí còn chỉ cho con gái tôi xem bằng giọng điệu buộc tội người khác.

Hai ngày trôi qua. Tôi bị mẻ một chiếc răng trong khi đang ăn sáng. Chiếc răng mẻ lúc đầu cứa vào lưỡi của tôi, gây chút khó chịu. Tuy nhiên, nó trở nên tồi tệ hơn và bắt đầu đau khi tôi nhai, sau đó nó thậm chí còn gây đau khi tôi nuốt. Con gái tôi lo lắng nhưng tôi nói với cháu rằng không có gì phải lo lắng cả; Tôi chỉ đang tiêu trừ nghiệp. Nhưng tôi biết có điều gì đó không ổn.

Chiều tối hôm đó, sau khi cháu trai đã đi ngủ, tôi cùng con gái ăn một chút trái cây. Khi đang nhai, tôi nghĩ: “Chuyện gì đang xảy ra vậy? Mình có nói gì sai không?” Sau đó, tôi nhớ mình đã dùng cùng chiếc đĩa đó để hấp cá. Tôi cho ít nước vào nồi hấp hơn bình thường nên nước phải cạn rất nhanh và sức nóng chắc đã làm nứt chiếc đĩa. Vào thời điểm đó tôi không nhận thấy vết nứt, nhưng bây giờ thì nó đã rõ ràng. Không có gì ngạc nhiên khi răng của tôi bị đau – tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể đã sai và thậm chí đổ lỗi cho một đứa trẻ nhỏ như vậy.

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có thói quen xấu là trốn tránh trách nhiệm khi mọi việc không được như ý. Tôi không thể nhận bất kỳ lời chỉ trích nào vì vậy tôi luôn cố gắng để không mắc bất kỳ sai lầm nào; Tôi sẽ phủ nhận trách nhiệm nếu vô tình mắc sai lầm. Con xin cảm tạ Sư phụ đã giúp con nhận ra tính xấu này của con theo cách đặc biệt này. Tôi đã sai và hối hận rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra cơn đau răng của mình, tôi có cảm giác dễ chịu hơn ngay lập tức và cơn đau biến mất hoàn toàn vào ngày hôm sau.

Tu luyện Đại Pháp thật thần kỳ giống như Sư phụ đã giảng:

“Còn nội hàm bác đại tinh thâm của Ông là chỉ những người tu luyện tại các tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể thể ngộ và triển hiện ra được, mới có thể thật sự thấy Pháp là gì.” (Rộng lớn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trong tu luyện chân chính, khổ nạn nên được xem là việc tốt. Tôi rất vui vì đã lĩnh hội được điều đó bây giờ. Thông thường, có lẽ tôi sẽ không thể tìm ra được những chấp trước của mình. Chỉ nhờ những khổ nạn tôi mới có thể loại bỏ những chấp trước đó và tiêu nghiệp.

Tu luyện chân chính thật huyền diệu và phi thường. Con xin cảm tạ Sư tôn từ bi cứu độ! Cảm tạ Sư tôn bảo hộ và điểm hóa!

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/30/423979.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/10/192272.html

Đăng ngày 25-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share