Bài viết của Arnaud H
[MINH HUỆ 01-06-2021]
(Tiếp theo Phần 1)
Ngày nay, mọi người hiểu biết về Thần thoại Hy Lạp chủ yếu bắt nguồn từ các sử thi do Homer và Hesiod truyền lại. Chúng là hai hệ thống trong Thần thoại Hy Lạp tương đối dễ tiếp thu. Thực tế, có rất nhiều nội dung gây mâu thuẫn, bởi vì mỗi nguồn khác nhau tương đương với một phiên bản riêng biệt. Từ góc độ học thuật, ngoài hai phiên bản Hy Lạp cổ đại nói trên, một số lượng lớn các nhà văn như nhà viết kịch Sophocles, nhà thơ trữ tình Pindar, nhà thơ bi kịch Aeschylus, và một loạt các nhà văn sáng tác thêm lên, điều này làm cho nguyên tác càng thêm lệch lạc.
Ngoài ra, một số nhóm tín ngưỡng khác nằm ngoài tín ngưỡng chính thống của Olympus ở Hy Lạp cổ đại, chẳng hạn như đạo Orphism, nghi lễ huyền bí của người Eleusis (Eleusinian Mysteries) và các phái có ảnh hưởng khác, cũng vì lý do giáo lý mà các phiên bản Thần thoại khác nhau đã được hình thành trong một phạm vi nhất định, tất cả đều đã làm cho hệ thống Thần thoại Hy Lạp trở nên phức tạp.
Có lẽ nhiều độc giả phương Đông không biết nhiều về Thần thoại phương Tây, vì vậy ở đây chỉ lấy Athena và Apollo quen thuộc nhất làm ví dụ.
Nhiều người biết rằng, Athena thường được gọi là “Pallas Athena”. Có một phiên bản được lưu truyền đã nói rằng Athena đã vô tình giết chết nàng tiên Pallas khi đang luyện tập cùng nhau. Athena rất buồn, để tưởng nhớ người bạn đã khuất, cô đã đổi tên thành “Pallas Athena”.
Bức tượng Pallas Athene trước Quốc hội Áo, được xây dựng từ năm 1893-1902. Bức tượng thể hiện tư thế của Athena đội mũ chiến đấu, áo giáp ngực và lưng, một tay cầm giáo, tay kia là nữ Thần chiến thắng. (Hình ảnh trên mạng)
Nhưng ở một phiên bản khác, Pallas bị Athena giết là một người nam khổng lồ (Giant), người bị Athena giết trong cuộc chiến chống lại những người khổng lồ vì họ nổi loạn chống lại sự thống trị của Thần Zeus.
Cũng có phiên bản nói rằng Athena đã giết một Titan, cũng được gọi là Pallas (Titan, là một vị Thần cổ đại trong Thần thoại Hy Lạp), từng đấu với những người khổng lồ bất phân thắng bại.
Tất nhiên, có nhiều cách nói trong Thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết, Athena ban đầu được gọi là Pallas, do sự tôn thờ nữ Thần rộng rãi của người Athen, tên của cô đã trở thành “Pallas Athena”, có nghĩa là “Pallas của Athens”, như vậy là không liên quan gì đến người khác…
Có quá nhiều phiên bản phức tạp làm người khác không biết từ đâu ra, các vị Thần Văn học và Nghệ thuật, Thần Ánh sáng, Thần Mặt trời được gọi là “Phoebus Apollo” cũng có rất nhiều sự nhầm lẫn trong cách gọi tên. Và trong Thần thoại Hy Lạp, ngay cả danh tính của Thần Mặt trời, cũng có nhiều nhân vật khác nhau.
Tượng Thần Apollo ngồi tay cầm đàn lia, làm bằng đá porphyry và đá cẩm thạch, được làm vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên và hiện đang nằm trong Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia ở Naples. (Hình ảnh trên mạng)
Vào thời mười hai Titan Hyperion là con trai của Gaia, nữ Thần Trái đất và Uranus vị Thần Bầu trời, vốn là vị Thần cai quản ánh sáng và mặt trời, nhưng khi con trai của ông là Helios xuất hiện trong Thần thoại, mọi người bắt đầu nhầm lẫn giữa hai vị. Bởi vì, mỗi ngày Helios lái xe chở mặt trời mang lại ánh sáng cho thế giới, cũng là Thần Mặt trời. Với sự thay đổi của thời gian, nhiều phiên bản Thần thoại Hy Lạp khác nhau đã được xếp chồng lên nhau, và nhiều người đã nhầm lẫn Thần Helios với Thần Apollo – con trai của Thần Zeus…
Những phiên bản Thần thoại hỗn loạn này nguy hại, nếu chúng chỉ giới hạn ở việc không biết ai là ai, sẽ không gây tổn hại nghiêm trọng đến đạo đức con người. Nhưng khi giới văn học và dân chúng tự do sáng tác Thần thoại theo sở thích cá nhân của mình, như vậy văn hóa sẽ bị đẩy xuống một vực thẳm nguy hiểm.
Sau cuối thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, các nhân vật khác nhau trong các phiên bản khác nhau của Thần thoại Hy Lạp dần dần chồng chất thành một thứ hỗn loạn phức tạp, và mối liên hệ và tương tác giữa các nhân vật trong câu chuyện trở nên gần gũi hơn. Trong số đó, có vô số câu chuyện Thần thoại hoang đường về mối quan hệ tương tác giữa nam Thần và nam anh hùng, điều này đã dần dần thay đổi khẩu vị của những câu chuyện vốn thể hiện tình bạn thuần túy và sự tôn nghiêm. Sự băng hoại đạo đức và việc mọi người theo đuổi sự kích thích tinh thần bệnh hoạn dẫn đến sự phát triển của đồng tính luyến ái nam.
Người viết bài này cho rằng, đặc tính này cũng liên quan đến thi đấu Olympic cổ đại. Vào thời điểm đó, chỉ có nam giới mới được phép tham gia Olympic, các vận động viên bị cấm ăn mặc trong luật thi đấu, và công chúng được khuyến khích đánh giá vẻ đẹp của cơ thể nam giới. Là một trong những nghi lễ chính của các nghi lễ Hy Lạp cổ đại, Olympic đã có sức ảnh hưởng rất lớn trong dân chúng, vì vậy, một số lượng lớn người dân đã dần quen với việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bức ảnh khỏa thân nam. Nhưng khi dục vọng nhân loại cường thịnh, đạo đức trượt dốc, thì mọi người bỏ gốc theo ngọn, từ tán thưởng sức mạnh và vẻ đẹp của thân thể con người, đã diễn biến phát triển thành cái cớ cho đồng tính nam.
Xã hội đương thời cũng xuất hiện đồng tính luyến ái nữ, nhưng do địa vị xã hội của phụ nữ thời Hy Lạp cổ đại khá thấp, nên đồng tính luyến ái nữ không dấy lên thành làn sóng lớn.
Khi số lượng người đồng tính nam trong xã hội đạt đến một tỷ lệ nhất định, các nhà văn cũng khai thác phóng đại đề tài này để thu hút độc giả. Từ các tác phẩm văn học và nghệ thuật ở thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, chúng ta có thể thấy rằng nhiều nam Thần có ít nhất một chàng trai làm bạn đồng hành, và nhiều anh hùng trong truyện cũng có bạn nam tương tự.
Tình huống này tưởng chừng vô lý nhưng lại có vẻ quen thuộc với một số hiện tượng xã hội ngày nay. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, xã hội phương Tây đã khá cởi mở, nhưng khi nói về đồng tính người ta sẽ nói đó là hành vi trái đạo đức. Ngày nay, hàng chục năm sau, nhiều quốc gia đã đua nhau tuyên bố “hôn nhân đồng tính” là hợp pháp. Bản thân các chính trị gia cho dù cũng ghét đồng tính luyến ái, do dư luận và áp lực chính trị, họ phải công khai ủng hộ “hôn nhân đồng giới”. Để thu hút lưu lượng người xem, những việc mà các nhà văn, nghệ sĩ làm cũng giống như thời Hy Lạp cổ đại, họ tuyên truyền bừa bãi những thứ này trong các lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh, văn học…
Nếu so sánh giữa hai trào lưu đó cho thấy rằng, trào lưu cải biến Thần thoại Hy Lạp tương đương với “chủ nghĩa hiện đại” của Hy Lạp cổ đại, hoàn toàn không phải là truyền thống chân chính.
Việc duy trì nền văn minh của con người là luôn tuân theo những đạo đức nhất định, nếu không sẽ bị hủy diệt. Đây là ý chí của Thần, là quy luật của lịch sử, là tất yếu của xã hội, thực ra cũng là một sự truy cầu trong sâu thẳm tâm linh con người. Những “nền văn hóa” chứa đầy ý nghĩa bại hoại đó chỉ kích thích con người trong một thời gian ngắn, và chúng sẽ không tồn tại lâu dài. Do đó, Hy Lạp cổ đại, bước vào thời kỳ hoàng kim vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 trước Công nguyên, chỉ duy trì được sự thịnh vượng của mình trong hơn một trăm năm, và dần dần suy tàn dưới sự tấn công của nhiều tư tưởng tiêu cực khác nhau.
Từ biểu hiện bên ngoài, khi lòng người trở nên u ám, người ta coi sự xảo quyệt là thông minh và vinh quang, và sự chính trực là sự ngu ngốc và xấu hổ. Trong quá trình lòng người bị ma biến này, rất nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh, và cuộc nội chiến liên miên đã làm suy yếu sức mạnh mọi mặt của các thành bang Hy Lạp. Cùng với sự nổi lên của La Mã, họ đã rút lui khỏi giai đoạn vũ đài lịch sử tại thế kỉ thứ hai trước Công nguyên.
(Còn tiếp)
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/4/混乱的神话与传统的哲思(2)-426400.html
Đăng ngày 21-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.