Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-06-2021] Chính quyền thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã điều động gần 70 cảnh sát tuần tra bên ngoài Tòa án thành phố Lưu Dương, khi bà Trương Linh Cách bị xét xử vào ngày 8 tháng 5 năm 2021 vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Công tố viên phụ trách hồ sơ của bà Trương nói với một đồng nghiệp rằng trong suốt sự nghiệp của mình, ông chưa bao giờ thấy nhiều cảnh sát được điều động đến như vậy trong một phiên điều trần, đặc biệt khi bị cáo là nữ giới.

Phòng 610

Một người trong cuộc tiết lộ rằng việc cảnh sát xuất hiện dày đặc trong phiên điều trần bà Trương có liên quan đến hội nghị toàn quốc của các đại diện từ tất cả các cấp của Phòng 610 ở Trường Sa. Có 30 người trong số các quan chức Phòng 610 được cho là đã tham dự phiên xử này và lực lượng cảnh sát đã được điều động để ngăn các học viên Pháp Luân Công địa phương biểu tình gần tòa án.

Phòng 610, một tổ chức giống Gestapo được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, được thành lập với mục đích đặc biệt giám sát và thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công, được bắt đầu một tháng sau đó vào ngày 20 tháng 7.

Cũng bởi tham gia tích cực trong cuộc đàn áp khét tiếng trong hai thập kỷ qua, chính quyền trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cách chức lãnh đạo cao nhất của Phòng 610 vào tháng 3 năm 2018 và sáp nhập hầu hết các chức năng của cơ quan này vào Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Bộ Công an Trung Quốc, hai cơ quan khác cũng tích cực tham gia vào cuộc đàn áp.

Nhìn bên ngoài thì Phòng 610 không còn tồn tại, nhưng văn phòng của nó ở tất cả các cấp, bao gồm cả chính quyền thị trấn và các khu dân cư, vẫn hoạt động trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Khi Triệu Nhạc Tế, bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương ĐCSTQ đến thăm một thành phố vào tháng 5 năm 2020, ông ta đã yêu cầu cập nhật thông tin cụ thể từ Phòng 610 địa phương.

“Tuân theo và củng cố sự lãnh đạo của Đảng là ưu tiên cao nhất của chúng ta,” Ông Triệu đã khiển trách các quan chức, “Đúng là báo chí đưa tin Phòng 610 trung ương đã bị giải tán, nhưng đó chỉ là để bịt miệng những lực lượng chống Trung Quốc luôn gây ồn ào về cái gọi là vi phạm nhân quyền.”

Ông Triệu nói rằng Pháp Luân Công vẫn tồn tại và trách nhiệm của Phòng 610 vẫn rất quan trọng. “Năm tới sẽ là lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta cần ăn mừng và ăn mừng lớn, không ồn ào!”

Bị nhắm đến trong một lần vây bắt lớn

9f0e98b1add8ff4f056664ef6921f1c1.jpg

Bà Trương Linh Cách

Bà Trương, 52 tuổi, bị bắt tại nhà mẹ đẻ lúc 11 giờ đêm ngày 27 tháng 10 năm 2020, trong một cuộc truy quét của cảnh sát đối với 22 người dân địa phương.

Cảnh sát còng tay bà và giữ mẹ bà trên giường ngay khi họ đột nhập vào nhà mẹ bà. Sau đó, họ tịch thu điện thoại di động và lục soát nơi ở của bà. Các sách về Pháp Luân Công của bà Trương cũng bị tịch thu. Khoảng 2 giờ sáng, cảnh sát đưa bà Trương về nhà riêng của bà, họ không cho bà thay dép. Mẹ bà đã đuổi theo chiếc xe cảnh sát để mang tất và giày cho bà, nhưng cảnh sát không dừng lại để lấy chúng.

Cảnh sát đã nộp hồ sơ của 15 học viên bị bắt lên Viện kiểm sát Lưu Dương, cơ quan này đã trả lại hồ sơ do không đủ bằng chứng từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2021, trước khi phát lệnh truy nã các học viên.

Khác với những lần bắt giữ trong quá khứ, công tố viên đã đệ trình hồ sơ của các học viên lên tòa án một cách riêng rẽ, thay vì gộp thành một vụ án chung. Một người quen với trường hợp này đã tiết lộ với gia đình một số học viên rằng phiên tòa chỉ là hình thức và bản án tù của họ đã được xác định bởi Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương, một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại.

Các học viên hiện bị giam tại một số cơ sở địa phương, bao gồm Trại tạm giam thành phố Trường Sa số 1, trại tạm giam thành phố Trường Sa số 2 và trại giam thành phố Trường Sa số 4. Nhà chức trách đã đe dọa luật sư của họ và cũng ngăn họ đến thăm các học viên. Một số học viên buộc phải chấp nhận luật sư do tòa án chỉ định, những người được hướng dẫn để nhận tội thay cho học viên.

Bức hại trong quá khứ

Bà Trương tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Vì giữ vững đức tin của mình, bà bị kết án sáu năm ở Nhà tù nữ Hồ Nam vào năm 2002. Chỉ 13 tháng sau khi được thả, bà tiếp tục bị bắt vào ngày 27 tháng 4 năm 2009 và bị phạt một năm rưỡi tại Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng.

Bà Trương bị kết án ba năm rưỡi tại Nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam sau lần bắt giữ tiếp theo vào ngày 29 tháng 3 năm 2014. Trợ cấp thu nhập thấp của bà cũng bị đình chỉ. Sau khi được tự do vào năm 2017, bà lại bị bắt thêm vài lần nữa và bị giam tại nhiều trại tẩy não hoặc ở cơ sở giam giữ địa phương từ hai ngày đến hai tuần.

Báo cáo liên quan:

15 cư dân Hồ Nam đối diện với án tù chỉ bởi họ tu luyện Pháp Luân Công

Hồ Nam: Cảnh sát từ chối gặp luật sư của các học viên Pháp Luân Công

Thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam: 17 học viên Pháp Luân Công và một người nhà bị bắt, hai người bị sách nhiễu vì kiên định đức tin

Cập nhật về các học viên bị bắt giữ theo nhóm ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam

13 cư dân Hồ Nam bị biệt giam trong hai tháng và bị buộc tội

Thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam: 15 người bị bắt giữ và một người bị sách nhiễu vì đức tin của họ

Tám cư dân Hồ Nam bị kết án vì chèn tín hiệu sóng TV

Bà Trương Linh Cách ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam tiếp tục bị bắt sau sáu năm giam cầm


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/3/426532.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/9/193615.html

Đăng ngày 19-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share