Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-11-2020] Vào ngày 27 và 28 tháng 10 năm 2020, tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, 17 cư dân đã bị bắt vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị bức hại bởi chính quyền Cộng sản Trung Quốc từ năm 1999.
Dưới đây là cập nhật về bốn học viên.
Ông Tào Chí Phương
Gia đình đã thuê một luật sư cho ông Tào Chí Phương sau khi ông bị bắt vào ngày 27 tháng 10. Khi luật sư đến thăm ông vào ngày 3 tháng 11, lính canh Trại tạm giam đã đề nghị cho xem kết quả kiểm tra virus corona. Ngày hôm sau luật sư đến với xét nghiệm âm tính, nhưng lính canh vẫn không cho gặp, viện cớ là vào ngày 1 tháng 11 Phòng Công an Trường Sa đã ra thông báo rằng luật sư không được gặp thân chủ của họ.
Luật sư đã đến Phòng Công an Trường Sa để nêu yêu cầu của mình và cảnh sát hứa sẽ sắp xếp cho ông gặp ông Tào trong hai ngày.
Đến ngày 5 tháng 11, luật sư vẫn không nhận bất kỳ thông tin nào từ cảnh sát. Ông đã quay trở lại và yêu cầu được gặp thân chủ. Một nhân viên nói rằng vụ án của ông Tào đã được chuyển đến Đồn Công an Khai Phúc. Sau khi chờ thời gian lâu, luật sư yêu được yêu cầu quay trở lại trại tạm giam nơi mà một nhân viên sẽ tiếp ông.
Tuy nhiên, khi luật sư quay lại trại tạm giam, ông lại bị hướng dẫn đi đến Đồn Công an Khai Phúc. Ông đã đến đó theo chỉ dẫn và một nhân viên họ Lý nói rằng Đồn Công an Thành phố Lưu Dương và Đồn Công an Khai Phúc chỉ có hỗ trợ điều tra vụ án này thôi.
Luật sư đã đệ đơn kiện trại tạm giam và Phòng Công an Thành phố Trường Sa vì đã ngăn cản ông gặp thân chủ của mình.
Ông Lục Tùng Anh
Ông Lục Tùng Anh và vợ là bà Cung Tường Huy đều bị bắt vào ngày 27 tháng 10. Trước khi bị bắt, do ông Lục hứa sẽ giúp đỡ bố mẹ sửa chữa đường dẫn gas bị rò rỉ nên cha mẹ ông rất lo lắng sau khi cả ngày không liên lạc được hai vợ chồng ông. Hai ông bà ngoài 80 tuổi đã đến Đồn Công an Đáo Triều Dương vào ngày 29 tháng 10 và hỏi cảnh sát rằng có bắt con trai và con dâu của họ không. Cảnh sát đã phủ nhận vụ bắt giữ và nói họ không biết hai vợ chồng ông Lục ở đâu.
Ngày 30 tháng 10, anh trai của ông Lục nhận một cuộc gọi yêu chuyển chuyển một số quần áo cho ông tại trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Sa. Người gọi cho ông nói rằng anh ta ở Đồn Công an Ngũ Lý Bài.
Khi anh của ông Lữ về nhà em trai để lấy quần áo cho ông thì thấy trên bàn có một thông báo từ Phòng Công an Thành phố Trường Sa lệnh cho ông Lục phải đến Đồn Công an Đáo Triều Dương để trả lời một số câu hỏi vào lúc 11 giờ tối ngày 27 tháng 11. Ông nghi ngờ rằng em trai mình đã thực sự bị người của Đồn Công an Đáo Triều Dương bắt giữ và họ đã lừa gạt cha mẹ ông khi họ đến đó tìm kiếm con trai.
Sau 10 ngày giam giữ hình sự, ông Lục đã được thả vào ngày 6 tháng 11. Ông đã kể với gia đình về trải nghiệm bị giam của mình. Ông ở hai ngày trong Đồn Công an Mã Vương Đôi và tám ngày trong trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Sa. Ông bị lệnh phải ký vào nhiều biên bản và bị ép phải làm một đoạn phim cầu xin vợ hợp tác với cảnh sát. Không rõ là những biên bản ông ký là về hồ sơ của ông hay là những tuyên bố buộc ông từ bỏ Pháp Luân Công.
Ông Lý Chí Cương
Sau khi ông Lý Chí Cương bị bắt vào tối ngày 27 tháng 10, mẹ ông đã đến nhiều đồn công an và cơ sở giam giữ để hỏi về trường hợp của ông vào hôm sau. Tất cả cơ quan bà đến đều phủ nhận không biết gì về trường hợp của ông. Ngày 29 tháng 10, một người trong cuộc cho bà biết rằng ông Lý đã bị đưa đến trại tạm giam Số 1 Thành phố Trường Sa.
Bà Long Lang Quỳnh
Bà Long Lang Quỳnh, còn gọi là Lý Giai, đã được thả vào ngày 6 tháng 11. Hiện bà đang ở cùng con trai.
Bài liên quan:
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/16/415172.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/11/22/188367.html
Đăng ngày 30-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.