Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 13-03-2021] Qua việc xảy ra gần đây đối với mình, tôi đã hiểu Sư phụ đã chỉ dạy chúng ta điều gì:

“Vạn sự vô chấp trước

Cước hạ lộ tự thông”

(Vô Trở, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

“Vạn sự không chấp trước

Đường dưới chân tự thông”

(Vô Trở, Hồng Ngâm II)

Tôi cũng đã hiểu được một Pháp lý khác:

‘… tướng do tâm sinh’ (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên, Giảng Pháp tại các nơi X)

Là một người tu luyện, mọi thứ xảy ra xung quanh và chấp trước của tôi vào những mâu thuẫn của con người đã phản ánh trạng thái tu luyện và tâm tính của tôi. Môi trường của tôi sẽ thay đổi khi tôi thực tu, và quá trình này chính là đang chứng thực Pháp.

Tôi cũng hiểu rằng quá bận rộn là một chướng ngại để đồng hóa với Pháp. Quá bận rộn có thể khiến chúng ta bị mắc kẹt vào một chu trình: chúng ta thích thú được bận rộn, rồi chúng ta đã sai lầm coi những công việc đó như là tu luyện. Cuối cùng chúng ta vô tình chứng thực bản thân mình, không phải Pháp. Do đó, cho dù bận rộn đến mấy, chúng ta phải luôn giữ được một tâm thái ung dung và đầu óc thanh tỉnh, chủ tâm tu luyện và đồng hóa với Pháp. Dù cho một việc gì đó có vẻ quan trọng đến thế nào đi nữa, thì việc tu luyện của chúng ta phải được đặt lên hàng đầu. Làm ba việc, cứu chúng sinh và tu luyện của chúng ta là tương phụ tương thành. Không thực tu, thì mọi việc thường đi ngược lại với mong muốn của chúng ta. Hướng nội phải luôn là thường trực trong tâm trí chúng ta, không phải chỉ khi xuất hiện phiền hà. Nói cách khác, chúng ta phải chủ động đồng hóa với Pháp.

Chồng tôi là người Đài Loan. Anh ấy tốt bụng và chân thực. Anh ấy đã âm thầm hỗ trợ tôi tu luyện và nhiều lần giúp các hạng mục Đại Pháp. Trước đây lâu rồi anh ấy đã đọc Chuyển Pháp Luân. Tôi cũng đã đôi lần gợi ý anh ấy tu luyện Đại Pháp, nhưng cả hai lần anh ấy đều nói: “Chưa đến lúc.”

Trong thời gian đại dịch năm ngoái, chồng tôi đã mất việc. Điều đó tác động lớn đến tình hình tài chính của chúng tôi, và tâm trạng anh ấy rất tệ. Tôi đã thể hiện sự thấu hiểu của một người vợ. Tôi cố gắng làm anh ấy an lòng và không phàn nàn hay gây thêm bất kỳ áp lực nào đối với anh ấy. Tôi quan tâm đến anh ấy và dùng nhiều thời gian hơn bên cạnh anh. Vì làm trong ngành truyền thông, nên tôi thường chuyện trò với anh ấy về tin tức và những vấn đề thời sự.

Mới đầu, mọi việc vẫn suôn sẻ. Nhưng hơn sáu tháng sau, nó đã trở thành một khảo nghiệm tâm tính đối với tôi. Thỉnh thoảng, khi tôi quá mệt hay quá bận, các quan niệm người thường và các niệm đầu tiêu cực lại nổi lên. Mỗi khi nó xuất hiện, mọi thứ quanh tôi ngay lập tức thay đổi và tôi gặp rắc rối trong công việc hay với chồng. Một ngày, khi tôi đang kể với chồng tôi về một vài tin tức, anh ấy nói với một ngữ khí khó chịu và không muốn nghe. Tôi đã thất vọng và thấy khó chịu.

Rồi tôi tình cờ đọc được những lời dạy sau của Sư phụ:

“‘Tu’ là nói về cảnh giới tâm tính cũng như trách nhiệm và thái độ của đệ tử Đại Pháp đối với việc cứu độ chúng sinh.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên, Giảng Pháp tại các nơi X)

“Chấp trước của con người, những quan niệm can nhiễu đến chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, đều nhất định phải bị trừ bỏ.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Tôi hướng nội và nhận ra mình cần đề cao tu luyện của bản thân.

Tôi thấy rằng mình đã khinh suất khi nói chuyện với chồng. Tôi đã không để tâm đến quan điểm của anh ấy hay anh ấy có thể chấp nhận được bao nhiêu sự thật. Tôi chỉ đề cập đến quan điểm của mình và cố áp đặt suy nghĩ của mình lên anh ấy. Tôi muốn anh ấy phải đồng ý rằng quan điểm của tôi là đúng. Tôi đã không chú ý đến việc tu luyện chính mình.

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Có người nói ‘tôi cảm thấy mình rất là thuần tịnh’, nhưng thực ra không phải, mang theo rất nhiều tạp niệm, mang theo rất nhiều những thứ mà hậu thiên dưỡng thành. Thậm chí chư vị cảm thấy một niệm kia rất đơn giản thôi, nhưng có thể cơ điểm hay [nguyên] nhân khởi lên của nó, hay những thứ bám theo đều là bất thuần.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Loại bỏ ảnh hưởng của văn hóa Đảng độc hại

Suy nghĩ về điều đó, tôi phát hiện ra rằng thói quen áp đặt quan điểm của mình lên người khác thực ra xuất phát từ văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Người xưa Trung Quốc thường nói: “Tam tư hậu hành” (nghĩ ba lần rồi mới làm) và “Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân” (Điều gì mình không muốn, đừng làm với người khác). Áp đặt quan điểm của ai đó lên những người khác là ngược lại chuẩn mực đạo đức trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Bất kể công tác nào của Đại Pháp cũng đều lấy sự đắc Pháp của mọi người và sự đề cao của đệ tử làm mục đích, ngoài hai điểm đó ra thì không gì có ý nghĩa.” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi bắt đầu chú ý đến điều mình nói và làm, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Thông qua quá trình này, tôi đã hiểu được những quan niệm người thường đã tác động đến hành vi của tôi và mọi thứ quanh tôi như thế nào.

Nhờ học Pháp, tôi thể ngộ được về thực sự tín Sư và tín Pháp nghĩa là gì. Đó không phải là bao nhiêu sách Đại Pháp mà tôi đọc hay bao nhiêu hạng mục Đại Pháp mà tôi tham gia. Đó là liệu tôi có tự đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp hay không và tôi đã thay đổi bản thân được bao nhiêu để làm theo Pháp. Như Sư phụ đã giảng:

“Sự sự đối chiếu

Tố đáo thị tu”

(Thực tu, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Mỗi mỗi đối chiếu

Làm thế là tu”

(Thực tu, Hồng Ngâm)

Người chân tu thì tự tin mà không kiêu ngạo. Sự tự tin của họ đến từ chính tín có được từ Pháp, dẫn đến đạt được nội tâm an tĩnh, lý tính và thấu hiểu người khác, gặp chuyện thì tĩnh lặng tường hòa. Một kẻ tự phụ thì hám thể hiện bản thân, hay đưa ra kết luận, làm chỉ để mà làm, không lý trí, và thường khăng khăng điều mình nghĩ là đúng. Thực ra, người thực tu đang chứng thực Pháp, còn kẻ kiêu ngạo đang chứng thực bản thân.

Thực sự đồng hóa với Pháp

Hiểu ra điều đó, tôi sắp xếp lại lịch trình của mình và chia thời gian của mình cho các hạng mục, công việc trong ngày, cuộc sống thường ngày, và tu luyện của mình. Tôi trở nên điềm tĩnh , thanh tỉnh và chu đáo hơn. Tôi cũng có thể học Pháp nhập tâm. Những quan niệm người thường của tôi giảm dần.

Thật kinh ngạc, mọi thứ quanh tôi cũng đã thay đổi. Tháng 12 năm ngoái, chồng tôi đã bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân. Từ đó anh ấy đã đọc cuốn sách này ba lần rồi. Anh ấy cũng đã bắt đầu đọc các bài giảng mới của Sư phụ.

Trong khi đó, thu nhập của gia đình tôi tăng lên nhiều. Thậm chí còn cao hơn mức chúng tôi có trước đại dịch.

Không lời nào có thể diễn tả được lòng biết ơn của tôi đối với sự chăm sóc và bảo hộ thường xuyên của Sư phụ. Đại Pháp thực đáng kinh ngạc!

Một việc bất ngờ khác xảy ra cũng hiển lộ cho tôi thấy những quan niệm và thói quen từ văn hóa Đảng gây trở ngại đối với tu luyện và chứng thực Pháp của chúng ta.

Trong thời gian tổng tuyển cử ở Hoa Kỳ, tôi đã cảm thấy áp lực và can nhiễu lớn trong trường không gian khác của mình. Tôi đã không thể tĩnh xuống khi luyện công hay phát chính niệm. Những niệm đầu tiêu cực không lý trí choán lấy tâm trí tôi. Tôi khó ngủ và không thể dậy nổi để luyện công buổi sáng. Tôi cảm thấy đau ở nhiều chỗ trên người. Một ngày, khi đang thiền, tôi đột nhiên cảm thấy khó thở. Tôi cảm thấy như mình bị làm ngạt thở. Tôi phải dừng luyện công và mở cửa sổ để lấy thêm ô xy. Tôi cảm thấy như mình đang chết.

May thay, lúc đó tâm trí tôi thanh tỉnh. “Ta sẽ chỉ theo con đường mà Sư phụ đã an bài cho ta,” tôi nói với cái chết đang đến gần, “Ngươi không thể can nhiễu ta. Ngươi không là gì cả.” Với niệm đầu này, tôi đã luyện hết bài công pháp thứ năm.

Qua trải nghiệm đó tôi hiểu rằng trong tu luyện chúng ta không thể “lâm thì bão Phật cước” (bình thường không lo chuẩn bị, lúc gặp chuyện mới ôm lấy chân Phật).” Chỉ có tu luyện thực sự và vững chắc chúng ta mới có thể vượt qua được những khảo nghiệm nghiêm trọng.

Tôi hướng nội vì sao nó lại xảy ra đối với mình. Nó chắc chắn không phải ngẫu nhiên. Lúc đầu, tôi cho rằng là vì tôi quá bận. Sự cầu toàn trong công việc của tôi có thể đã tạo ra sơ hở.

Một hôm, tôi chợt nghĩ: “Phải chăng đó là một điểm hóa rằng tôi nên thay đổi một số niệm đầu hay quan niệm của người thường?” Hai sự việc bất ngờ xảy ra sau đây đã chỉ cho tôi các quan niệm của bản thân mà được hình thành từ văn hóa Đảng, đang cản trở tu luyện của tôi. Các nhân tố ĐCSTQ đang tìm kiếm những sơ hở của học viên. Nếu người nào không thực tu chính mình, họ có thể vô tình đi theo sự an bài của cựu thế lực.

Một ngày nọ, chiếc lò vi sóng trong ngôi nhà tôi thuê ngừng hoạt động. Chủ nhà bảo chúng tôi mua một cái mới và nói chi phí đó sẽ được khấu trừ vào tiền thuê nhà. Khi chồng tôi đang viết ra tổng chi phí của cái lò vi sóng mới và chi phí lắp đặt, tôi đã đề nghị anh ấy viết thêm một ghi chú rằng: “Không bao gồm tiền típ.” Chồng tôi hỏi tại sao tôi lại muốn ghi thêm nội dung đó. Tôi nói không vấn đề gì khi chúng ta trả tiền típ, nhưng em muốn chủ nhà biết điều đó. Chồng tôi đã viết như tôi bảo. Rồi anh ấy hỏi: “Vì sao em muốn loa lên với mọi người về một việc tốt cỏn con mà em làm thế?”

Lúc đó, một câu của Sư Phụ đã khởi lên trong đầu tôi,

“… cũng không còn cái tâm con người với hình thức báo cáo công trạng như “tôi không nói thì sẽ chẳng ai biết”, về cơ bản không có cái tư duy lô-gíc của văn hoá Đảng.“ (Thành thục, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Sau đó tôi nhận ra đó là khái niệm của ĐCSTQ về sự bình đẳng và chủ nghĩa bình quân. Nó dưỡng thành một tâm lý hiếu chiến, tật đố, và chạy theo lợi ích cá nhân.

Chính lại sự tu luyện của bản thân

Sự việc xảy ra sau đây đã chỉ cho tôi thấy quan niệm đó cũng dưỡng thành tâm phân biệt.

Một hôm khi tôi dạy một lớp học tiếng Trung, một cậu bé vốn là một học sinh thông minh và nắm bắt ngôn ngữ rất tốt, lại mắc mấy lỗi ngữ pháp. Khi tôi sửa lỗi cho cậu ta, cậu ta có thái độ rất tệ. Tôi thấy khó chịu, cho dù tôi đã không thể hiện sự khó chịu trước mặt học sinh.

Sao việc này lại xảy ra nhỉ? Tại sao tôi khó chịu? Ở đây hẳn phải có gì đó để tôi tu luyện. Sau đó, tôi đã hướng nội. Tôi phát hiện nó là tâm phân biệt, xuất phát từ quan niệm “giai cấp” trong văn hóa Đảng. Tôi cảm thấy mình là giáo viên còn chúng là học sinh. Tôi đã dán nhãn các học sinh trong tâm trí mình nào là “học sinh giỏi,” “tính cách tốt,” “không chăm chỉ,” “không thích học,” vv. Tôi không thích những học sinh mà không đạt được kỳ vọng của mình theo quan niệm người thường của tôi.

Tôi quyết định phải đề cao bản thân. Lúc bắt đầu không dễ chút nào. Những niệm đầu tiêu cực vẫn nổi lên, chẳng hạn như: “Không có khuyên bảo thêm gì nữa. Ngươi không tốt thì cũng không quan hệ gì đến ta.” “Nếu ta nói nữa, ngươi lại nổi cáu. Tốt hơn là hãy tự lo cho bản thân.” Khi tôi cố phát chính niệm, tôi phát hiện tâm trí mình không thanh tỉnh. Đêm đến thì tôi không thể ngủ ngon, tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Công việc dạy học làm tôi bận tối mắt tối mũi. Cơ thể tôi thì đau chỗ này chỗ kia…

Tôi cảm thấy bất lực. Tôi muốn rầy la ai đó. Thực sự, tôi biết đó không phải là mình.

Dù đêm không thể ngủ được, tôi tự buộc mình phải dậy luyện công. Tôi tự yêu cầu bản thân phải vứt bỏ tất cả quan niệm và đặt tu luyện ở hàng đầu, cho dù tôi có mệt mỏi đến thế nào đi nữa.

Tôi chân thành nói với chồng mình: “Anh đã đúng. Em vẫn còn nhiều thói xấu từ văn hóa Đảng. Chúng có vẻ như là tự nhiên đối với em đến nỗi em không thể nhận ra được chúng. Từ nay, hãy nhắc em mỗi khi anh nhận ra những thói xấu của em nhé.” Tôi quyết vứt bỏ những niệm đầu và thói xấu đó và tu chính mình một cách vô điều kiện.

Tôi tự yêu cầu bản thân chỉ làm điều tốt và làm tốt mọi việc. Tôi tự đo lường mình với tiêu chuẩn của Pháp. Nếu nhìn ra vấn đề của người khác, tôi vẫn chỉ cho họ, nhưng tôi giữ chính niệm một cách trung thực và chân thành, không mang theo quan niệm người thường hay cảm tình nào.

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cứ khi nào có thời gian, tôi lại học thuộc các bài thơ trong Hồng Ngâm, bản chép tay Chuyển Pháp Luân, phát chính niệm, và luyện công. Tôi cũng tận dụng mọi cơ hội tôi có trong công tác để nói với các đồng nghiệp và cha mẹ học sinh về Pháp Luân Đại Pháp. Trong vòng 2 tuần, tôi nhận ra những biến đổi cả trên thân thể và mọi thứ xung quanh mình.

Một hôm, khi đang phát chính niệm, mọi thể loại niệm đầu xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi nói với những niệm đầu đó: “Cứ tiếp tục đi. Ta sẽ nhìn ngươi nghĩ.”

Đột nhiên, thời gian dường như đóng băng. Những niệm đầu đó biến mất tức thì. Từ thời khắc đó, tâm trí tôi trở nên điềm tĩnh. Đêm đến tôi cũng ngủ ngon hơn nhiều.

Một hôm khác khi đang luyện bài công pháp thứ nhất, tôi nhận ra các niệm đầu của tôi đang chạy tán loạn. Chủ ý thức của tôi ngay lập tức báo động, và sự tập trung của tôi ngay lập tức quay trở lại vào bài luyện công. Tôi nghe thấy giọng nói của Sư phụ:

“Bồ Tát phù liên” (Chương IV. Các bài công pháp Pháp Luân Công, Pháp Luân Công)

Trong khi làm các động tác theo giọng nói của Sư phụ, tôi cảm thấy vô cùng cao lớn, cứ như thể tôi đang đứng trên một bông hoa sen và bên dưới là các đám mây sắc màu bồng bềnh. Nó vô cùng huyền diệu, không ngôn từ nào có thể biểu đạt được.

Mọi thứ quanh tôi cũng cải thiện. Chủ nhà đã gửi tin nhắn cảm ơn chúng tôi. Khi dạy cậu nhóc từng có thái độ không tốt đó, tôi đã chú ý hơn để không bị lẫn vào cảm xúc, cho dù học sinh có cư xử thế nào đi nữa. Chẳng bao lâu thái độ của cậu bé đã thay đổi và các buổi học của chúng tôi trở nên hiệu quả và dễ chịu.

Tình trạng thể chất của tôi cũng cải thiện. Cơ thể tôi trở lại bình thường. Tôi trải nghiệm niềm vui của việc nhảy ra khỏi quan niệm người thường và tình. Tôi trở nên thư giãn, và trí tuệ tôi được khai mở hơn.

Tôi đã ngộ ra rằng Đại Pháp là viên dung hết thảy. Khi tôi tu tốt bản thân, mọi chúng sinh quanh tôi đều thể hiện phía tích cực của họ.

Đó đúng như Sư phụ đã giảng:

“Quan niệm chuyển

Bại vật diệt

Quang minh hiển”

(Tân sinh, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Chuyển quan niệm

Cái xấu diệt

Hiển quang minh”

(Tân sinh, Hồng Ngâm)

Tôi hiểu rằng tu luyện của mình là một quá trình đồng hóa bản thân mình với Pháp, đồng thời cùng lúc cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp.

Một ngày khi đang luyện công, những lời sau đây của Sư phụ đến trong tâm trí tôi:

“Vì thế các đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, [thì] thái độ của bản thân, trạng thái tư tưởng, cách thực hiện, thảy đều then chốt phi thường, có thể quyết định sự biến hoá trên thế gian.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/13/-421958.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/6/191753.html

Đăng ngày 30-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share