Bài viết của Hà Mại

[MINH HUỆ 28-4-2003]

Pháp Luân Công và những lợi ích sức khỏe – Phần 1

Pháp Luân Công và những lợi ích sức khỏe – Phần 2

V. Nghiên cứu ban đầu về cơ chế khả năng chữa bệnh của tu luyện Pháp Luân Công

Việc cải thiện sức khỏe thể chất giữa các học viên Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là một lợi ích của việc tập luyện Pháp Luân Công. Thật ra người ta có thể còn được lợi ích trong những khía cạnh khác cũng nhờ tập luyện Pháp Luân Công. Dưới đây là vài ví dụ:

Tập luyện Pháp Luân Công khiến người ta thoải mái hơn, đầu óc sáng suốt, và giảm trầm cảm. Các học viên tràn đầy năng lượng và họ có thể từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc. Sau khi học được cách giải quyết xung đột bằng sự chân thành và thiện giải, các học viên cải thiện được các mối quan hệ với những người xung quanh. Họ cũng đạt được sự hiểu biết nhiều hơn về điều gọi là “chân ngã”. Ngoài ra, các học viên hiểu được nhiều nguyên lý cơ bản. Họ hiểu nguyên nhân của những khó khăn khác nhau trong cuộc sống và học cách sử dụng khó khăn để tu luyện chính bản thân mình. Với sự hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ tinh thần – vật chất, các học viên tập trung vào cải thiện bản thân và dành nhiều thời gian hơn với những người có sở thích tương tự.

Rõ ràng các học viên Pháp Luân Công đã bỏ đi nhiều tật xấu làm tổn hại đến sức khỏe. Thông qua tu luyện, họ cũng dần dần giảm đi sự căng thẳng trong đời sống hàng ngày. Do đó họ trở nên khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, nếu bạn hỏi các học viên rằng có phải trở nên khỏe mạnh hơn chính là động cơ để thúc đẩy tu luyện thì câu trả lời có lẽ sẽ là rất đáng ngạc nhiên: “Không, trở nên khỏe mạnh chỉ đơn thuần là một sản phẩm phụ trong việc tập luyện của chúng tôi.

Làm sao mà các học viên đạt được lợi ích sức khỏe như là một sản phẩm phụ? Sau tất cả, thậm chí với sự điều trị tốt nhất được cung cấp bởi kỹ thuật hiện đại, như là một mục tiêu của cả cuộc đời, cùng sự đầu tư đáng kể và một nỗ lực to lớn. Liệu chúng ta có thể giải thích điều này từ quan điểm của Tây Y hay thậm chí là Y học cổ truyền Trung Quốc (Trung Y).

Thông qua khí công, tương tự như châm cứu, vốn có hiệu quả trong việc chữa bệnh, nó vẫn không được thấu hiểu đầy đủ hay được chấp nhận bởi Tây Y. Nền tảng của châm cứu nằm trong hệ thống kinh mạch, mà đã không được nghiên cứu thấu đáo bởi Tây Y. Hơn nữa, khái niệm của “Khí” và “Công” không thể được hiểu dễ dàng bởi y học hiện đại, vốn được xây dựng trên hình thái học. Tập luyện khí công nhấn mạnh vào sự hòa hợp giữa tinh thần và thể chất, giữa tâm và thân, cũng như giữa con người với thế giới xung quanh. Đây là những lĩnh vực không thể thực sự được thấu hiểu bởi khoa học hiện đại, vốn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tồn tại vật chất. Dù sao, thông qua một quá trình rất chậm, khoa học hiện đại đã tích lũy được sự hiểu biết về các mối liên hệ giữa tinh thần – vật chất và tâm – thân, cộng thêm hiệu quả sức khỏe của khí công trên các học viên được phản ánh vào nhiều cấp độ từ gen đến các tế bào rồi đến nội tạng đã được công nhận bởi y học hiện đại. Chúng ta hãy xem việc tu luyện ảnh hưởng đến chữa bệnh và làm hài hòa như thế nào dựa trên quan điểm của cả Tây Y hiện đại và Y học cổ truyền Trung Quốc.

(1) Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa tâm và thân của Y học hiện đại – Y học tâm thần

Y học hiện đại tin vào mô hình sinh lý, tâm lý, và xã hội học. Sau sáu năm nghiên cứu 170 trường hợp đột tử, vào năm 1971, George Engel đã nhận thấy rằng những căn bệnh nặng hay những cái chết có thể liên quan đến tâm lý căng thẳng hoặc chấn thương. Tinh thần căng thẳng có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, như bệnh tim, hen suyễn, viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp, và nhiễm virus cấp tính. Tinh thần lo âu cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, ung thư, AIDS, và thậm chí là Alzheimer. Bệnh gây ra bởi lối sống buông thả chiếm 70% đến 80% tất cả các loại bệnh. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, khoảng 10% nữ và 20% nam cần điều trị chứng nghiện rượu. Mỗi năm, khoảng 200.000 cái chết có liên quan trực tiếp đến rượu – liên quan đến thể chất và rối loạn tinh thần, gồm có tự sát, ung thư, bệnh tim, và bệnh gan. Rượu làm giảm gần 10 năm tuổi thọ của một người. Thất thu tài chính trực tiếp hay gián tiếp đối với xã hội do rối loạn tinh thần và thể chất ước tính hơn 150 tỉ USD, khoảng 600 USD một người. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 61 triệu người hút thuốc vào năm 1995, với người trẻ tuổi chiếm 4,5 triệu. Mỗi năm tăng thêm 170.000 bệnh nhân ung thư phổi, và 150.000 cái chết là do ung thư phổi. Khoảng 80% đến 90% bệnh nhân ung thư phổi là người hút thuốc. Hiện nay có 300 triệu người hút thuốc tại Trung Quốc. Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu tập thể dục, và trầm cảm cũng dẫn đến nguy cơ bệnh tim. Bất chấp công nghệ hiện đại và giáo dục sức khỏe, mỗi năm có 400.000 đến 500.000 người chết do bệnh mạch vành. [15]

Chủ đề của tạp chí Science vào ngày 26 tháng 4 năm 2002 là “Câu đố của những căn bệnh phức tạp, không chỉ là gen.” Ý chính của bài viết là: “Những căn bệnh thường gặp nhất là rất khó để chữa trị. Bệnh tim, ung thư, tiểu đường, bệnh tâm thần: Tất cả đều là bệnh ‘phức tạp’ hoặc ‘đa nhân tố’, nghĩa là chúng không không thể được gán cho những đột biến trong một gen đơn lẻ hay một yếu tố môi trường duy nhất. Đúng hơn, chúng phát sinh từ những tác động kết hợp của nhiều gen, yếu tố môi trường, và những hành vi gây rủi ro.” Trong bài viết có tựa đề “Cân bằng cuộc sống và nghiên cứu gen để ngăn ngừa bệnh tật,” Walter C.Willett từ Trường Harvard của Y tế cộng đồng viết, “Chúng ta có thể xác định các yếu tố sửa đổi hành vi, bao gồm các khía cạnh cụ thể của ăn uống, dư trọng lượng, kém hoạt động, và hút thuốc chiếm hơn 70% đột quỵ và ung thư ruột kết, hơn 80% bị bệnh tim mạch vành, và hơn 90% người lớn bị bệnh tiểu đường sau trưởng thành.” “Những phát hiện từ nghiên cứu phân tử hiện đại đã giúp làm sáng tỏ sự đóng góp di truyền đối với nhiều bệnh. Thẩm thấu cao đột biến, gây ra cụm phát hiện bệnh trong gia đình, là rất hiếm và có lẽ chiếm chưa đến 5% những bệnh ung thư chính và bệnh tim mạch vành.” “… đa số – có lẽ là phần lớn – những bệnh ung thư nghiêm trọnng trong quần thể Tây phương là do môi trường hơn là do di truyền.” [16, 17]

Những nhà nghiên cứu phát hiện rằng, so sánh với 20 năm trước đây, có nhiều bệnh nhân hơn đã được hưởng lợi từ việc dùng thuốc trấn an. Điều này cho biết rằng sự căng thẳng trong cuộc sống và môi trường hiện đại có thể góp phần đối với nhiều bệnh tâm lý. Trong cuốn sách của họ là “Các bệnh dịch vô hình: Sự phát triển của bệnh tâm thần từ năm 1750 đến hiện nay“, tiến sĩ Miller và Torrey cho rằng, trong những thập niên hiện nay, ít nhất là tại các nước công nghiệp, bằng chứng rõ ràng đã cho thấy rằng trầm cảm – gây ra bệnh tật của người là bệnh truyền nhiễm, thậm chí bao gồm bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất – tâm thần phân liệt. [18] Trong một cuộc khảo sát các phản ứng tâm lý đối với vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, “Bài viết hiệu ứng 11/9”, như một xu hướng đã được khẳng định thêm: người dân, thậm chí ở xa hiện trường, đã cho thấy các triệu chứng căng thẳng đáng kể. [19] Trong số những người được hỏi sống tại vùng lân cận của “Tháp đôi,” 20% trong số họ thể hiện sự “căng thẳng đáng kể hậu chấn thương” (hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, PTSD). [20] Một nghiên cứu khác liên quan đến 988 cư dân Manhattan cho thấy hút thuốc, rượu chè, và sử dụng cần sa đã tăng đáng kể, mà có thể liên quan đến các tình trạng khác nhau về tâm lý. [21] Thông qua một nghiên cứu từ Sở Giáo dục, trong cuộc khảo sát 1,1 triệu học sinh trường công lập, khoảng 75.000 trẻ em cho thấy sáu triệu chứng của PTSD, đó là đủ để được chẩn đoán chứng rối loạn thần kinh.

Những nghiên cứu trên rõ ràng cho thấy rằng những yếu tố tâm lý, lối sống, các yếu tố môi trường, và tình trạng xã hội đã ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sinh lý học. Chữa trị y học hiện đại trong những lĩnh vực này thì gần như không hiệu quả. Từ những lợi ích mà các học viên Pháp Luân Công đã trải nghiệm được từ việc tập luyện, rõ ràng là việc tập luyện này dẫn đến các kết quả tích cực trong những lĩnh vực trên.

(2) Từ Y học cổ truyền Trung Quốc đến sự đề cao trong tu luyện [25]

Sẽ dễ dàng hơn để hiểu được vai trò của tập luyện khí công đối với tuổi thọ và sức khỏe từ quan điểm của Trung Y, vì ở đây là những phản ánh từ một hệ thống tại những cấp độ khác nhau.

Trái ngược với Tây Y là tập trung vào y học cơ thể, Trung Y tập trung vào những cấp độ năng lượng. Hệ thống kinh mạch trong Trung Y là các kênh cho dòng lưu thông năng lượng. Mọi vấn đề trong Trung Y đều có khái niệm về năng lượng hay “khí” như là vệ khí, huyết khí, doanh khí, tinh khí, khí nội tạng, khí kinh lạc, khí của nước và thực phẩm, v.v… Theo Trung Y, các cơ quan không chỉ đơn thuần là những thành phần thuộc tổ chức cơ thể, thay vào đó, chúng là những trung tâm năng lượng khác nhau. Thông qua hệ thống kinh mạch, các cơ quan này kết nối thân thể từ trong ra đến ngoài, và từ trên xuống dưới. Chúng cũng liên kết các cơ quan khác trong hoặc ngoài hệ thống (nghĩa là, từ các hệ thống cơ quan khác). Đây là cơ sở cho cái nhìn toàn diện trong Trung Y. Châm cứu, nắn xương, và các kỹ thuật thở là những phương pháp điều trị để điều chỉnh cân bằng năng lượng của một người. Thật ra, sự khác biệt quan trọng giữa Trung Y và Tây Y không chỉ là trong tính cách tự nhiên và tính chất toàn diện, mà còn là quan điểm của sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. Trung Y nghiên cứu bốn đặc tính và năm vị của thảo mộc, mà sau đó được áp dụng cho những hệ thống kinh mạch khác nhau. Quan điểm này cũng được thấy trong phương pháp chẩn đoán của Trung Y, đó là, vật chất và năng lượng lưu chuyển giữa những trung tâm năng lượng khác nhau (cơ quan). Một vài ví dụ là: hội chứng của đờm và khí, tình trạng trì trệ của khí chuyển thành nhiệt, chìm khí ở Trung Giác, và tăng hoạt động của gan-Dương. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng Trung Y là một hệ thống y học hoàn chỉnh dựa trên mức năng lượng, chứ không phải là một dạng thuốc thay thế hay bổ sung như trong con mắt của các chuyên gia Tây Y.

Thứ hai, Trung Y nghiên cứu hệ thống cơ thể người ở một mức độ vi quan. Nhiều người trong xã hội hiện đại bị bối rối bởi những khái niệm trừu tượng trong Trung Y. Mặc dù các nhà nghiên cứu y học hiện đại đã dần nhận thức được hiệu ứng lâm sàng của Trung Y, nhưng họ không thấu hiểu tính vô hình, hệ thống lý thuyết và các khái niệm cơ bản của nó. Thật ra, nhiều nhà nghiên cứu nhận ra rằng Trung Y là một hệ thống năng lượng đầy đủ và có hệ thống, đồng thời cũng phức tạp và chính xác. Hệ thống này tồn tại ở một chiều không gian rất nhỏ, mặc dù có tác dụng như mở rộng giác quan của con người, thật sự là vượt quá giới hạn của các công cụ tinh vi hiện đại. Thông tin mà Trung Y sở hữu gồm có “tìm kiếm,” “nghe,” “hỏi,” và “cảm nhận” là sự phản chiếu bề mặt nhất của không gian vi quan này. Trong thời cổ đại, thông qua tu luyện, con người có thể phát triển khả năng nhìn xuyên qua thân thể người và không gian vi quan. Trong Chuyển Pháp Luân có nói, “Thời Trung Quốc cổ đại, các bác sỹ Trung Y nói chung đều có công năng đặc dị, các đại y học gia như Tôn Tư Mạc, Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước, v.v. đều có công năng đặc dị, trong sách y học đều có chép lại. Tuy nhiên hiện nay những điều tinh hoa ấy thường hay bị phê phán; hiện nay Trung Y kế thừa được chỉ bất quá là một chút phương thuốc, hoặc một số dò dẫm kinh nghiệm. Trung Y thời Trung Quốc cổ đại rất phát triển, trình độ phát triển vượt siêu xuất so với y học hiện nay.

Thứ ba, Trung Y hợp nhất tâm và thân. Nó nhấn mạnh rằng “Tâm nắm giữ tất cả.” Trong nghiên cứu sức khỏe Trung Quốc truyền thống, tu khổ hạnh là một bí mật lớn của tuổi thọ. Trung Y hiện đại có hiểu biết và công nhận hạn hẹp đối với các khía cạnh tinh thần. Vì vậy, những phần tinh túy của Trung Y cổ truyền không được thừa hưởng và kế thừa đầy đủ. Do đó, trong chữa trị Trung Y hiện đại, những phần quan trọng nhất thường bị đánh mất. Nguyên nhân rất phức tạp. Một nguyên nhân quan trọng là ảnh hưởng chính trị và tư tưởng. Các nhà nghiên cứu sợ phải đối diện với những phần “bí ẩn” của Trung Y truyền thống, mà hiện nay thường được xem là “mê tín dị đoan.” Vậy nên họ mất đi cơ hội để khám phá và nghiên cứu chúng một cách chi tiết.

Cuối cùng, quan trọng nhất, Trung Y cổ truyền là một khoa học của sự hợp nhất giữa con người và tự nhiên. Quan niệm về sự hợp nhất của con người và tự nhiên là một trong những nền tảng cơ bản của Trung Y cổ truyền. Thân thể người là một tiểu vũ trụ. Trời có năm thứ khí, và Đất có Ngũ Hành. Tương tự, thân thể người có năm cảm xúc và các cơ quan nội tạng. Tất cả đều tương quan với nhau. Việc đặt tên của các điểm châm cứu và miêu tả những thay đổi năng lượng khác nhau trong cơ thể người đều phản ánh đặc điểm này. Đây là lý do tại sao một số người Tây phương nói rằng chẩn đoán của các bác sĩ Trung Y cổ truyền nghe giống như dự báo thời tiết.

Tuy nhiên, thân thể người không chỉ tồn tại vật chất, mà nó còn có tinh thần, chẳng hạn như tính khí, tính cách và quan niệm. Từ khía cạnh sức khỏe con người, khi tinh thần trầm tĩnh và thanh thản, lúc đó nội tạng hoạt động tốt. Mặt khác, vì khí là một tổ chức năng lượng hữu hạn và nhạy cảm, nên nhiều yếu tố có thể dẫn đến tắc nghẽn khí.

Vậy nên, tất cả những học thuyết về chữa trị và sức khỏe gồm có bổ sung khí, hấp thụ khí, và điều chỉnh khí. Tuy nhiên, sau tất cả, khí chỉ là khí. Cuối cùng nó sẽ chạy ra ngoài và mất đi. Tuy nhiên, năng lượng của vũ trụ là vô hạn. Vậy thì, vì cơ thể người là một tiểu vũ trụ, tại sao năng lượng của con người không phải là vô hạn? Nếu thân thể người là một tiểu vũ trụ, và một người có linh hồn, tại sao vũ trụ xung quanh chúng ta không chỉ là Ngũ Hành và ngũ khí mà còn là một linh hồn? Câu trả lời nên được khẳng định. Nếu tiểu vũ trụ được đồng hóa với đặc tính của đại vũ trụ, chẳng phải là nó được sở hữu năng lượng từ đại vũ trụ hay sao? Câu trả lời cũng cần được khẳng định. Vậy nên, khi Trung Y cổ truyền đạt đến trình độ cao nhất, nó là “tu luyện cả tâm lẫn thân, chấm dứt truy cầu danh lợi, tu khổ hạnh, và đạt đến cảnh giới tối cao của Chân – Thiện – Nhẫn.” Điều này, thật ra, vượt qua y học và đạt đến một tầng cấp mới, đó là tu luyện. Thực hành tu luyện thực sự là tu luyện tâm và thân để có thể giúp các học viên đạt đến cảnh giới này. Tại điểm này, năng lượng trong tiểu vũ trụ này của thân người – “khí” – đã được thanh lọc cùng với việc đồng hóa với các đặc tính của vũ trụ lớn. Nó được chuyển hóa thành năng lượng bất diệt – Công, khiến đạt được tuổi thọ và sức khỏe thực sự. Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện như vậy.

Tây Y hiện đại thừa nhận rằng có nhiều tầng lớp và khía cạnh đối với sức khỏe. Điều này rõ ràng đã đặt ra một mô hình mới cho y học hiện đại: mô hình “Sinh lý – tâm lý – xã hội – tinh thần” [25]. Khi tinh thần một người khỏe mạnh, sức khỏe tinh thần và hành vi xã hội cũng phải lành mạnh. Sức khỏe thể chất là một kết quả không thể tránh khỏi. Thật ra, Trung Y cổ truyền và thực hành tu luyện thực sự không chỉ bao hàm mô hình này, mà còn cung cấp một loạt các phương pháp khả thi, mà phải được trân quý, thừa kế, và truyền lại cho thế hệ sau.

VI. Cảm hứng từ một cuộc khảo sát y tế về chăm sóc sức khỏe tương lai

Chăm sóc y tế ngày nay có thể được xem xét chủ yếu như là một hệ thống được hỗ trợ bởi các chuyên gia chăm sóc y tế cộng với công nghệ y học hiện đại (chủ yếu là thuốc, xạ trị, phẫu thuật, v.v…). Ngày nay, chăm sóc y tế cộng đồng đã trở thành một gánh nặng và ngày càng nặng cho mỗi chính phủ. Với sự xuất hiện của công nghệ y tế đắt tiền, việc điều trị các bệnh về cơ bản vẫn chưa được giải quyết, nhưng chi phí chăm sóc y tế đã tăng lên rất nhiều. Vì vậy, giảm chi phí chăm sóc y tế và tăng hiệu quả chữa trị đã trở thành những mục tiêu quan trọng. Trong lúc ấy, chi phí chăm sóc y tế cao hiện thời chắc chắn không bao hàm những người có thu nhập thấp nằm ngoài hệ thống chăm sóc y tế. Do đó, làm thế nào để cải thiện hiệu quả chi phí chăm sóc y tế và làm thế nào để hỗ trợ chăm sóc y tế hiệu quả và được chấp nhận bởi mọi tầng lớp của xã hội đã trở thành rất quan trọng cho bất kỳ chính phủ nào. Ngoài ra, y học hiện đại đã làm thay đổi hiểu biết của con người về bệnh tật và sức khỏe. Khi công nghệ y học ngày càng trở nên hiện đại, thì con người ngày càng trở nên phụ thuộc vào y học, các chuyên gia chăm sóc y tế, cùng những yếu tố bên ngoài, với hy vọng rằng sự phát triển trong khoa học và y dược có thể giúp họ tránh khỏi bệnh tật. Đó là, có ít người đang cân nhắc làm thế nào để cải thiện bản thân và thật sự có trách nhiệm với sức khỏe của họ. Nói khác đi, con người đã trở nên bê tha.

Từ những tác dụng chữa bệnh của Pháp Luân Công, rõ ràng là môn tập đã cung cấp một hệ thống tự chăm sóc có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao và ổn định. Thông qua tu luyện, họ có một cái nhìn khác với người bình thường đối với cuộc sống và sức khỏe. Họ có trách nhiệm đối với sức khỏe, cuộc sống và thật sự thay đổi hành vi của họ.

Rất đơn giản, Pháp Luân Công tu luyện cả tâm lẫn thân. Nó gồm hai phần: quan trọng nhất là tu luyện tâm hay tu tâm tính. Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý chỉ đạo trong cuộc sống hàng ngày của học viên. Tu luyện tâm tính là chìa khóa để tăng Công, lành bệnh và hòa hợp. Pháp Luân Công cũng tu thân – tập các bài tập để nâng cao thể chất. Năm bài tập gồm các bài tập đứng và một bài thiền định.

Pháp Luân Công là một hệ thống tu luyện vượt ra khỏi mục đích chữa lành bệnh và đạt hòa hợp. Nhưng, theo các cuộc khảo sát, với mức độ chữa bệnh và hòa hợp, hiệu quả của Pháp Luân Công là phi thường. Tại mức độ này, tập luyện Pháp Luân Công có thể được xem là một hệ thống tự chăm sóc hoặc tự cải thiện.

Đặc biệt hơn nữa, tập luyện Pháp Luân Công có thể được xem là một hệ thống tự chăm sóc nhiều cấp bậc mà kết hợp giữa tinh thần và vật chất, đồng thời có hiệu quả lớn trong trị bệnh. Nhiều cấp bậc đề cập đến nhiều cá nhân, nhiều gia đình và cộng đồng. Từ quan điểm cá nhân, nó có hiệu quả đối với thể chất, tâm thần và tinh thần. Các học viên có trách nhiệm với cuộc sống riêng và sức khỏe của họ, đồng thời dùng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ đạo đời sống hàng ngày, có cái nhìn đúng đắn về được và mất trong cuộc sống để giảm đi sự lo âu. Họ cũng có thể thành công trong việc loại bỏ những thói quen xấu. Lo âu và thói quen xấu được công nhận là những yếu tố nguy hiểm cao cho nhiều chứng bệnh phổ biến trong y học hiện đại. Điều mà y học hiện đại chưa công nhận chính là sự ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tinh thần và tâm thần đối với tình trạng thể chất của một cá nhân. Các học viên Pháp Luân Công có thể đạt được những trạng thái tinh thần và thể chất tốt thông qua tu luyện tâm tính. Đồng thời, các bài tập cũng cải thiện và chuyển hóa bản thể. Khi người ta có bệnh, tập các bài tập có thể tiêu trừ hoàn toàn bệnh tật. Khi một người không có bệnh, tập luyện có thể nâng cao sức đề kháng đối với bệnh tật. Từ quan điểm của Trung Y cổ truyền, các bài tập Pháp Luân Công không chỉ khai mở và mở rộng các kinh mạch, mà còn chuyển hóa dòng năng lượng cấp thấp, hay “khí”, đến một mức năng lượng cao, hay “Công”, điều mà Trung Y cổ truyền không thể thực hiện.

Suy xét về những hạn chế riêng của mình, y học hiện đại đã đề xuất mô hình chăm sóc y tế mới gọi là “sinh lý học – tâm lý – xã hội – tinh thần.” Như đã nêu ở trên, y học hiện đại không chỉ thiếu hiệu quả, thiếu phương tiện hợp lý để chữa bệnh sinh lý, mà còn thiếu các phương pháp tốt trong những lĩnh vực khác nhau. Các thông tin được thu thập từ những nghiên cứu về hiệu quả của tập luyện Pháp Luân Công đối với chữa bệnh và hòa hợp tại Trung Quốc, Bắc Mỹ và Đài Loan từ năm 1998 đến 2002 do đó rất đáng để xem xét và nghiên cứu. Cần có thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tham khảo:

1. Xu hướng sử dụng thuốc thay thế tại Hoa Kỳ, 1990-1997: Những kết quả của một…
Eisenberg et al. JAMA.1998; 280: 1569-1575.
2. https://story.news.yahoo.com/news?tmpl=story2&cid=585&ncid=585&e=9&u=/nm/20020714/sc_nm/health_cancer_remedies_dc_1.
3. Tiếp xúc với khí, bởi David Eisenberg (Bác sĩ), Thomas Lee Wright, 1985
4. Chứng minh sự thật lịch sử – 10.000 trường hợp trong lễ kỷ niệm 1 năm “ngày 20/7”, https://search.minghui.org/mh/articles/2000/8/3/3315p.html
5. Điều trị nội tiết cho thấy rủi ro gia tăng; dừng nghiên cứu (https://zhengjian.org/zj/articles/2002/7/10/16751.html)
6. Báo cáo nghiên cứu sức khỏe của 235 trường hợp Pháp Luân Công tại Bắc Mỹ
7. Barsky AJ, Saintfort R, Rogers MP, Borus JF. Những hiệu quả của thuốc không đặc hiệu và hiện tượng nocebo. Jama 2002; 287(5): 622-7.
8. Enard W, Khaitovich P, Klose J, Zollner S, Heissig F, Giavalisco P, Nieself-Struwe K, Muchmore E, Varki A, Ravid R và những người khác. Biến nội bộ và khác loại trong các mẫu biểu hiện gen linh trưởng. Khoa học 2002; 296: 340-343
9. Beecher H. Các thuốc an thần mạnh mẽ. JAMA 1955; 159: 1602-1606.
10. Shapiro AK. Hiệu ứng giả dược trong y học, tâm lý trị liệu, và phân tâm học. Tác giả: Bergin A, Garfield S. Sổ tay tâm lý và thay đổi hành vi. New York: Wiley và Sons; 1971.
11. Benson H, Bác sĩ Epstein. Hiệu ứng giả dược. Một tài sản bỏ quên trong việc chăm sóc bệnh nhân. Jama 1975; 232(12): 1225-7.
12. Stefano GB, Fricchione GL, Slingsby BT, Benson H. Hiệu ứng giả dược và hiệu lực thư giản: các quá trình thần kinh và khớp nối để tạo thành ôxít nitơríc. Brain Res Brain Res Rev 2001; 35(1): 1-19.
13. Walsh BT, Seidman SN, Sysko R, Gould M. Phản ứng giả dược trong các nghiên cứu về trầm cảm nặng: biến đổi, thực tế, và tăng trưởng. Jama 2002;287(14):1840-7.
14. Schweiger A, Parducci A. Nocebo: Phản ứng tâm lý của đau đớn. Pavlov J Biol Sci 1981; 16(3): 140-3.
15. Khoa học về thân thể, tinh thần và linh hồn, theo Bác sĩ Yang Jingduan
16. “Không chỉ là gen”. Tạp chí Science 296: 495, 26 tháng 4 năm 2002.
17. Walter C. Willett: “Cân bằng Cuộc sống – Lối sống và nghiên cứu gen bệnh để phòng chống trị bệnh”
Tạp chí Science: 296:695-698, 26 tháng 4 năm 2002.
18. Torrey EF, Miller J. Bệnh dịch hạch vô hình: Sự gia tăng của bệnh tâm thần từ 1750 đến nay; 2001.
19. Schuster MA, Stein BD, Jaycox L, Collins RL, Marshall GN, Elliott MN, Zhou AJ, Kanouse DE, Morrison JL, Berry SH. Một cuộc điều tra quốc tế sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. N Engl J Med 2001;345(20):1507-12.
20. Galea S, Ahern J, Resnick H, Kilpatrick D, Bucuvalas M, Gold J, Vlahov D. Tâm lý di chứng của vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 tại thành phố New York. N Engl J Med 2002; 346(13): 982-7.
21. Vlahov D, Galea S, Resnick H, Ahern J, Boscarino JA, Bucuvalas M, Gold J, Kilpatrick D. Gia tăng việc sử dụng thuốc lá, rượu, và cần sa tại Manhattan, New York, người dân sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Am J Epidemiol 2002; 155(11): 988-96.
22. Goodnouch A. Post-9/11 cơn đau kéo dài trong tâm lý của trẻ. New York Times ngày 20 tháng 3 năm 2002.
23. AP. Căng thẳng bệnh dịch trẻ em thành phố New York hậu chấn thương. MSNBC 2002; https://www.msnbc.com/news/746411.asp.
24. Thảo luận về Trung Y cổ truyền và chức năng của nó trong xã hội hiện đại (FSC-007), bởi Yang Jingrui
25. Lawrence M. Tierney, Jr.,Stephen J. McPhee và Maxine A. Papadakis: Y học hiện đại
Chẩn đoán và điều trị năm 2001, McGraw-Hill


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/4/28/法轮功与健康(下)-49189.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/12/123760.html
Đăng ngày 15-04-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share