Hà Mại biên tập và chỉnh lý
[MINH HUỆ 16-02-2011] Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, do Ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng, là một phương pháp tu luyện ở tầng thứ cao, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo. Pháp môn bao gồm tu luyện cả tâm lẫn thân (tính mệnh song tu). Tu “tâm” chính là tu “tâm tính”, lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm tiêu chuẩn chỉ đạo cuộc sống hàng ngày, nâng cao phẩm chất đạo đức của người tu luyện; luyện “thân” chính là thông qua 5 bài công pháp để đạt được mục đích chữa bệnh khỏe người, kéo dài tuổi thọ.
Lý giải từ góc độ y học hiện đại, Ông Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) ra công chúng là chăm sóc mọi mặt sức khỏe cho người dân, cả thể chất lẫn tinh thần. Từ năm 1992, Ông Lý Hồng Chí hướng công khai truyền thụ Pháp Luân Công ra toàn xã hội, số lượng người tu luyện tăng lên nhanh chóng. Theo điều tra của Chính phủ Trung Quốc vào đầu năm 1999, tại Trung Quốc Đại Lục có từ 70 tới 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công. Hiện nay, Pháp Luân Công đã truyền đến hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2009), trong đó có Hồng Kông, Đài Loan, các quốc gia Châu Á khác, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc.
Trong xã hội Tây phương, “phương pháp trị liệu phụ trợ thay thế” đang thịnh hành và phát triển rất nhanh. Dựa theo kết quả điều tra hàng đầu của David Aisenboge và các cộng sự tại trường Đại học Y Harvard và các viện Y học khác công bố năm 1998, tại nước Mỹ có gần 630 triệu lượt người sử dụng phương pháp trị liệu thay thế; vượt trên số lượng người đến bác sĩ khám bệnh, tiêu tốn trên 20 tỉ đô-la Mỹ, trong đó tối thiểu 12 tỉ đô-la Mỹ là bệnh nhân tự trả tiền túi [1]. Nghiên cứu thống kê hàng đầu tại Châu Âu năm 2002 đã chứng tỏ 60% bệnh nhân ung thư chọn dùng các phương pháp trị liệu thay thế, như chế độ ăn kiêng đặc biệt, vitamin bổ sung, thuốc Đông y hoặc trị liệu châm cứu v.v. Tại nước Mỹ có hơn 80% bệnh nhân ung thư chọn dùng phương pháp trị liệu thay thế. Theo ước tính, mỗi năm bệnh nhân ung thư toàn cầu sử dụng liệu pháp hỗ trợ và thay thế đã tiêu tốn khoảng 18 tỉ đô-la Mỹ.
Ngoại trừ hệ thống Y học Tây phương hiện đại, thì trong số các hình thức y khoa thay thế, y học truyền thống Trung Quốc (Trung Y) có tính đại biểu cao nhất. Châm cứu đã được phổ biến và tiếp nhận rộng rãi. Hiện tại, giới y học phương Tây lấy khí công trong văn hóa truyền thống Trung Quốc để đại biểu cho hệ thống y học chữa trị cả thân và tâm, nhiều trí thức giới y học các nước đã đến Trung Quốc triển khai trao đổi trên phương diện này. Giới y học phương Tây muốn tìm kiếm những bằng chứng thuyết phục để điều tra về hiệu quả trị liệu thực tế của khí công. Đặc biệt liệu khí công có hiệu quả về phương diện chăm sóc sức khỏe bản thân trên quy mô lớn hay không, chứ không chỉ xem hiệu quả đối với một số trường hợp cá biệt. Tại phương diện này, giới y học đã điều tra hiệu quả trừ bệnh khoẻ thân của Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục, Bắc Mỹ và Đài Loan, kết quả đã cung cấp những tư liệu đáng giá về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công.
I. Năm 1998, giới y học Trung Quốc đã điều tra hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công
Trong rất nhiều công pháp chữa bệnh khoẻ người, Pháp Luân Công phát triển nhanh nhất, gây hứng thú cho giới y học và sự quan tâm của Chính phủ. Năm 1998, để hưởng ứng yêu cầu của Uỷ ban Thể thao Quốc gia về tất cả các môn khí công phổ biến ở Trung Quốc thời điểm đó, các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành một cuộc điều tra. Kết quả điều tra thu được từ thành phố Bắc Kinh, thành phố Vũ Hán, địa khu Đại Liên, tỉnh Quảng Đông cùng các địa khu khác, gồm có thành phố Nam Xương, tỉnh Quảng Tây và tỉnh An Huy. Cuộc nghiên cứu đã tiến hành điều tra sức khỏe sơ bộ đối với các học viên Pháp Luân Công ở các điểm luyện công tại địa phương. Các nhà nghiên cứu đã gửi phiếu điều tra tới hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công ở 5 quận của thành phố Bắc Kinh (Tây Thành, Sùng Văn, Đông Thành, Triều Châu, Tuyên Vũ tới Triều Dương); 12.500 học viên từ mười thành phố tại tỉnh Quảng Đông (Quảng Châu, Phật Sơn, Trung Sơn, Triệu Khánh, Sán Đầu, Mai Châu, Triều Châu, Yết Dương, Thanh Viễn, Thiều Quan); 2.005 học viên từ hơn 50 điểm tập công tại Vũ Hán; và hơn 6.000 học viên tại Đại Liên.
Căn cứ vào báo cáo điều tra của tỉnh Quảng Đông, địa khu Đại Liên, thành phố Vũ Hán, thành phố Bắc Kinh (2 lần); 5 lần điều tra kể trên thu hồi được gần 35 nghìn phiếu. Mặc dù sơ bộ, cho đến hôm nay “Điều tra vĩ mô về phương diện y học cơ sở” là hệ thống toàn diện nhất đối với hiệu quả chữa bệnh khỏe người của khí công [3]. Uỷ ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc đã làm báo cáo kết quả điều tra; đến tháng 2 năm 1999, tờ báo Mỹ “World Newsweek” đã đăng lời của một quan chức Uỷ ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công, đã mang đến lợi ích kinh tế và xã hội. Năm lần điều tra tại các khu vực là đại biểu cho các khu vực dân cư đông đúc nhất Trung Quốc Đại Lục, với số người tu luyện Pháp Luân Công nhiều nhất. Mỗi khu vực lại khác nhau về đặc điểm nhân văn, khí hậu, địa lý và sự phân bố bệnh tật. Bởi vậy dựa trên 5 lần điều tra báo cáo kể trên, có thể thấy sự phản ánh toàn diện tình hình và đặc điểm của phần lớn người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục.
Năm lần điều tra thu thập kể trên bao gồm các thông tin tổng thể của người tu luyện Pháp Luân Công: thời gian tu luyện, độ tuổi, giới tính. Thành phố Vũ Hán đã điều tra nghề nghiệp của số đông người tu luyện Pháp Luân Công. Một cuộc điều tra từ thành phố Vũ Hán và điểm luyện công tại công viên Tử Trúc Viện (Bắc Kinh) cũng đã thu thập trình độ văn hoá của đông đảo người tu luyện Pháp Luân Công. Năm lần điều tra kể trên cũng tạo thành cuộc điều tra xã hội lần đầu đối với đông đảo người tu luyện Pháp Luân Công. Kết quả thể hiện nhóm người tu luyện Pháp Luân Công đến từ các tầng lớp xã hội, có trình độ giáo dục khác nhau, trong đó giới tính nữ chiếm 72,9%, người ở độ tuổi 50 trở lên chiếm 62,1%, số người có một loại bệnh trở lên trước tu luyện chiếm 90% trở lên. Có thể nói đại đa số học viên đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với hy vọng thông qua luyện công đạt được mục đích chữa bệnh khỏe người.
Tại cuộc điều tra kể trên, nhóm chuyên gia y học địa phương đã tiến hành lấy phiếu điều tra đối với các học viên Pháp Luân Công ở địa phương, với trọng điểm thu thập là tình hình thay đổi bệnh tật trước và sau khi tu luyện của các học viên. Trước tu luyện, số người có các loại bệnh tật là 31.030 người, chiếm 90,3% — kết quả điều tra các loại bệnh tật phân bố rất rộng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, bệnh khớp, và bệnh tim là nhiều nhất. Kết quả thống kê hiệu quả chữa bệnh khỏe người chia làm 3 loại: một là khỏi bệnh và cơ bản bình phục (triệu chứng biến mất), hai là có chuyển biến tốt (triệu chứng giảm nhẹ), ba là không cải thiện (triệu chứng cải biến không rõ ràng). Ở tỉnh Quảng Đông, thành phố Bắc Kinh và địa khu Đại Liên, kết quả điều tra đối với 28.571 học viên chứng tỏ 23.619 học viên sau khi luyện công đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%; 4.616 học viên sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%; 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%. Nói chung hiệu quả chữa bệnh khỏe người lên tới 98,8%. Tại Vũ Hán và công viên Tử Trúc Viện (Bắc Kinh), các nhà nghiên cứu đã phân loại kết quả theo loại bệnh. Kết quả điều tra chứng tỏ có 2.483 học viên trước khi luyện công mắc một loại bệnh trở lên, tổng cộng có 6.772 ca mắc bệnh; 4.926 ca mắc bệnh sau khi luyện công đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 72,7%; 1.712 ca sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 25,3%; 133 ca khi luyện công không có chuyển biến, chiếm 2%; 1 ca sau khi luyện công bệnh nặng thêm. Tổng số hiệu quả chữa bệnh khỏe người là 89,0%. Theo kết quả tổng hợp kể trên thì hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công là trên 98%.
Điều tra kể trên cũng phát hiện trạng thái tinh thần và tâm lý của người được điều tra đã có cải thiện rất lớn. Báo cáo của tỉnh Quảng Đông và thành phố Bắc Kinh chứng tỏ có 86,5% học viên cho rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì tâm tính cải biến tốt, đạo đức nâng cao, tâm tính hoàn toàn đề cao và điều hòa bản thân. Đặc biệt 10.000 người ở Bắc Kinh báo cáo sức khỏe trước tu luyện và tiến hành điều tra, kết quả chứng tỏ 57,9% học viên sức khỏe cải thiện, 88,4% trạng thái tinh thần và tâm lý được cải thiện. Trong kết quả điều tra nói trên còn có một số rất lớn hiện tượng là: thông qua tu luyện, đa số học viên đã bỏ những thói quen không tốt. Báo cáo của Vũ Hán chứng tỏ 99,5% học viên bỏ được thuốc lá, uống rượu và đánh bạc. Với tình huống này, y học hiện đại cũng khó có thể tưởng tượng được. Y học hiện đại đối với vấn đề này trên cơ bản là không có biện pháp hiệu quả. Điều tra cũng phát hiện bình quân mỗi người học viên Pháp Luân Công mỗi năm tiết kiệm tiền thuốc men là trên 2.600 nhân dân tệ. Điều này đủ để thấy lợi ích kinh tế từ việc tập Pháp Luân Công cũng rất lớn, ích nước lợi dân.
II. Điều tra hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ năm 1999
Vào năm 1999, khởi phát từ điều tra sức khỏe của học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục, một số nhân viên y tế tại Bắc Mỹ đã làm điều tra quy mô nhỏ về sức khỏe người tu luyện Pháp Luân Công. Do cấu thành dân cư Bắc Mỹ phức tạp hơn Đại Lục, ngoài ra phần lớn học viên Pháp Luân Công tại Bắc Mỹ có học vấn cao, điều tra tại Bắc Mỹ đã bổ sung thêm câu hỏi trình độ giáo dục của người được điều tra. Đồng thời cuộc điều tra cũng tăng thêm số câu hỏi về tình trạng hút thuốc trước và sau khi tu luyện, dự tính tỷ lệ số lượng người bỏ thuốc lá. Đối với tình trạng sức khỏe, thì sự cải thiện là như nhau. Nhân viên điều tra đã tham khảo và chọn dùng dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Hoa Kỳ “Điều tra Y tế Quốc gia” năm 1997, gửi phiếu điều tra đối với nhóm người trưởng thành bằng một số câu hỏi. Các nhà nghiên cứu đã gửi thư điện tử tới các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ và Canada, và đã thu hồi được 235 phiếu trả lời, trong đó 202 phiếu đến từ nước Mỹ, 32 phiếu đến từ Canada, và 1 phiếu là từ nước khác.
Các số liệu cho thấy, các học viên tại Bắc Mỹ trẻ hơn, với độ tuổi trung bình là 38,9 tuổi (sai số chuẩn là 13,6; phân bố tuổi từ 4-78 tuổi); 97% số người là gốc Châu Á, 3% là người da trắng; phân bố giới tính gần nhau, 58,3 là nữ, 41,7 là nam. Trên 80% học viên có bằng Đại học chính quy, gần nửa học viên có bằng Thạc sỹ và học vị Tiến sĩ. 18 trường hợp trước khi tu luyện có thói quen hút thuốc lá, sau khi tu luyện toàn bộ đều đã bỏ thuốc lá. Từ hút thuốc lá đến hoàn toàn bỏ hút thuốc thời gian trung bình là 4,58 ngày (sai số chuẩn là 9,72 ngày). 103 trường hợp trước khi tu luyện có thói quen uống rượu, 100 trường hợp sau khi bắt đầu luyện công thì đã xuất hiện hiện tượng kiêng rượu, có 2 trường hợp tiếp tục uống rượu nhiều lần nhưng mỗi tuần không quá 3 ly. Thống kê tình hình trước và sau tu luyện chứng tỏ 224 người có hiệu ứng ngược sau khi tu luyện, với tình trạng sức khỏe được cải thiện rất lớn (xem Bảng 2). Đồng thời cuộc điều tra cũng yêu cầu trả lời trước tu luyện, bác sĩ đã chẩn đoán các loại bệnh tật ra sao, đi kèm với điền vào phiếu cải thiện tình trạng sức khỏe hiện nay (xem Bảng 3).
Kết quả thống kê là phù hợp với kết quả điều tra báo cáo sức khỏe của học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh năm 1998. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, rất nhiều bệnh nghiêm trọng như bệnh ung thư và bệnh tim mạch, thậm chí có thể được chữa khỏi hoặc tình trạng bệnh được cải thiện rất lớn. Một số bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh viêm gan và bệnh phản ứng dị ứng cũng có thể được chữa khỏi hoặc cải thiện. Đối với những trường hợp có tình trạng và triệu chứng đau không được chẩn đoán, cuộc điều tra cũng tiến hành khảo sát, và từ Bảng 3 có thể thấy những triệu chứng này đều đạt được cải thiện rõ ràng.
Bảng 1. Bảng thống kê kê so sánh tình trạng sức khỏe trước và sau khi tu luyện Pháp Luân Công
Tổng số học viên | Tình trạng sức khỏe sau tu luyện | Tổng số | |||||
Vô cùng tốt | Rất tốt | Tốt | Bình thường | Kém | |||
Tình trạng sức khỏe trước tu luyện | Vô cùng tốt | 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 |
Rất tốt | 23 | 8 | 0 | 0 | 0 | 31 | |
Tốt | 31 | 27 | 3 | 0 | 0 | 61 | |
Bình thường | 23 | 28 | 10 | 0 | 0 | 61 | |
Kém | 35 | 28 | 3 | 1 | 0 | 67 | |
Tổng số | 116 | 91 | 16 | 1 | 0 | 224 |
Bảng 2. Bảng thống kê sự cải thiện tình trạng bệnh tật trước và sau khi tu luyện Pháp Luân Công
Tổng số ca bệnh | Tổng số | |||||
Loại bệnh | Hoàn toàn khỏi bệnh | Cải thiện rõ ràng | Chuyển biến tốt | Không chuyển biến | Chuyển biến xấu | |
Cao huyết áp | 7 | 5 | 1 | 1 | 0 | 14 |
Bệnh tim | 14 | 5 | 0 | 0 | 0 | 19 |
Đột quỵ | 1 | 2 | 0 | 0 | 0 | 3 |
Bệnh giãn phế quản hoặc hen suyễn | 10 | 2 | 0 | 0 | 0 | 12 |
Bệnh đường tiêu hóa | 35 | 9 | 1 | 0 | 0 | 45 |
Ung thư | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 |
Bệnh tiểu đường và cholesterol cao | 2 | 2 | 1 | 0 | 0 | 5 |
Bệnh sốt mùa hè | 23 | 2 | 0 | 0 | 0 | 25 |
Viêm xoang | 13 | 2 | 1 | 0 | 0 | 16 |
Viêm phế quản mãn tính | 8 | 2 | 0 | 0 | 0 | 10 |
Suy thận | 13 | 3 | 1 | 0 | 0 | 17 |
Viêm gan và bệnh có liên quan gan | 11 | 3 | 0 | 0 | 0 | 14 |
Các bệnh khác | 40 | 18 | 2 | 1 | 0 | 61 |
Bảng 3. Bảng thống kê việc cải thiện sự khó chịu và đau đớn
Tống số ca bệnh | ||||||
Các triệu chứng buồn bực | Tổng số bình phục | Cải thiện rõ ràng | Cải thiện | Không thay đổi | Chuyển biến xấu | Tổng số |
Khớp và khu vực xung quanh đau & sưng | 43 | 12 | 2 | 1 | 0 | 48 |
Đau lưng, đau cơ bắp, nhức đầu và đau nửa đầu | 74 | 14 | 4 | 7 | 0 | 99 |
Mất ngủ, khiếm thính | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 3 |
Mệt mỏi mãn tính | 40 | 8 | 3 | 0 | 0 | 51 |
Các triệu chứng khác không có chẩn đoán của bác sĩ | 40 | 18 | 2 | 1 | 0 | 61 |
Cuộc điều tra báo cáo này chứng tỏ tu luyện Pháp Luân Công rất có lợi cho sức khỏe. Sau khi tu luyện, có một số người có bệnh mãn tính đã hoàn toàn biến mất, có một số bệnh giảm nhẹ rõ rệt, người hút thuốc lá đã bỏ hút thuốc. Sau khi dùng những số liệu này để xử lý mô hình thống kê, kết quả đã chứng tỏ với đại đa số người được điều tra, thời gian tập luyện Pháp Luân Công càng lâu thì tình trạng sức khỏe càng cải thiện tốt hơn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/4/26/法轮功与健康(上)-48953.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/5/123614.html
Đăng ngày 13-04-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.