Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-04-2021] Gần đây, luật sư đại diện cho ông Tằng Gia Canh, 78 tuổi, phát hiện cảnh sát đã ngụy tạo biên bản thẩm vấn nhằm bỏ tù thân chủ của ông.

Ngày 10 tháng 7 năm 2019, ông Tằng Gia Canh, một kỹ sư nghỉ hưu ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông bị bắt giữ sau khi cảnh sát cáo buộc ông sử dụng điện thoại làm thiết bị phát thông tin liên quan tới Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ông Tằng bị đưa tới Trại tạm giam Số 1 Thành phố Quảng Châu và sau đó bị chuyển tới trại tạm giam Quận Hải Châu vào tháng 2 năm 2020. Sau hai tháng bị bắt, ông bắt đầu bị huyết áp cao nghiêm trọng, bệnh tim khiến tính mạng ông bị đe dọa, tuy nhiên, cảnh sát vẫn giam giữ và từ chối trả tự do cho ông.

Gia đình và luật sư của ông tới viện kiểm sát địa phương để yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho ông, nhưng cũng bị từ chối. Ngày 23 tháng 7 năm 2020, luật sư của ông nhận được điện thoại từ viện kiểm sát và được trả lời rằng yêu cầu của họ bị bác bỏ vì Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) địa phương đã từ chối thả ông Tằng. (UBCTPL là một cơ quan nằm ngoài hệ thống tư pháp có nhiệm vụ thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công).

Hiện ông Tằng đang đợi phán quyết sau hai phiên tòa diễn ra vào các ngày 17 tháng 8 và ngày 23 tháng 9 năm 2020 tại Tòa án Quận Hải Châu. Trong phiên tòa đầu tiên, ông không thể nghe được thẩm phán nói và nhanh chóng kiệt sức. Trong phiên tòa xét xử thứ hai, thẩm phán Hứa Vi Quốc đập bàn và tuyên bố rằng ông ta đại diện cho nhà nước. Sau đó, ông ta đề nghị kết án ông Tằng tám năm tù giam.

Ngoài ra, trong bản cáo trạng Hứa còn viết sai trình độ học vấn của ông Tằng là trình độ trung học trong khi ông đã tốt nghiệp Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc và là một kỹ sư cao cấp trước khi nghỉ hưu.

2021-4-6-i085337_01.jpg

Ông Tằng Gia Canh

Ngụy tạo biên bản thẩm vấn

Gần đây, luật sư của ông Tằng đã kiểm tra đoạn video thẩm vấn được ghi vào ngày ông bị bắt và nhận ra rằng biên bản không khớp với video.

Trong video cảnh sát hỏi các câu hỏi: Khi bị bắt giữ ông Tằng mang thiết bị gì; ông đã lấy thiết bị phát sóng wifi ở đâu; ông sử dụng thiết bị phát sóng đó như thế nào; ông có sử dụng thiết bị đó để lan truyền thông tin về Pháp Luân Công không; và cảnh sát đã tìm thấy sách cùng tài liệu Pháp Luân Công và một máy tính ở nhà ông phải không.

Trong khi thẩm vấn ông Tằng luôn giữ im lặng. Tuy nhiên, cảnh sát đã ngụy tạo một biên bản thẩm vấn mà có tất cả câu trả lời của các câu hỏi trên, trong đó ông Tằng “thừa nhận” rằng “Khi bị bắt tôi có thiết bị phát wifi màu trắng; một người ở khu chợ địa phương đã đưa thiết bị cho tôi; tôi chỉ sử dụng thiết bị để quảng bá Pháp Luân Công; khi tôi đi ra ngoài tôi bật thiết bị lên và cảnh sát đã tịch thu sách cùng tài liệu Pháp Luân Công ở chỗ tôi.”

Luật sư đã đệ đơn khiếu nại bốn cảnh sát thẩm vấn ông Tằng sau khi ông bị bắt, gồm Phan Diễm Nga, Trần Trọng Hào, Lý Tiến Lâm và Lưu Từ Mẫn, lên Viện Kiểm sát Thành phố Quảng Châu và Công an Thành phố Quảng Châu.

Khi điều tra viên nói chuyện với luật sư, anh ta nhấn mạnh rằng bốn cảnh sát trên đã tuân theo thủ tục pháp lý trong khi thẩm vấn mà không đề cập tới việc họ ngụy tạo câu trả lời hoặc trả lời câu hỏi của luật sư về việc bốn cảnh sát có bị phạt hay không.

Yêu cầu bảo lãnh tại ngoại gần đây nhất vẫn chưa được chấp thuận

Gần đây, luật sư đã nộp một số yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho ông Lý tới viện kiểm sát, với lý do tình trạng sức khỏe của ông suy giảm, nhưng tất cả yêu cầu đều bị từ chối.

Tiếp đó, luật sư đã nộp yêu cầu bảo lãnh lên cảnh sát và đơn được chuyển tới Tòa án Quận Hải Châu. Khi luật sư liên lạc với Giả Tồn Cẩm, thẩm phán phụ trách vụ án của ông Tằng, thì Giả không trả lời điện thoại hay phản hồi yêu cầu của luật sư.

Bởi luật sư và gia đình liên tục nộp đơn khiếu nại, cuối cùng Tòa án Quận Hải Châu cũng chấp nhận yêu cầu bảo lãnh của họ vào ngày 25 tháng 3 năm 2021, và nói rằng quyết định sẽ được ban hành trước ngày 25 tháng 4.

Bài liên quan:

Một kỹ sư nghỉ hưu bị giam cầm một năm vì đức tin của mình và không được tại ngoại dù sức khỏe đang nguy kịch

Trong hai ngày, tám cư dân ở Quảng Châu bị bắt chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, trong đó sáu người đã ngoài 70, 80 tuổi

Một kỹ sư nghỉ hưu 78 tuổi vẫn bị giam vì đức tin vào Pháp Luân Công dù tính mạng nguy kịch

Một cụ ông 77 tuổi bị giam giữ dẫn đến chứng huyết áp cao làm suy giảm thị lực và thính giác

Trong hai ngày, tám cư dân ở Quảng Châu bị bắt chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, trong đó sáu người đã ngoài 70, 80 tuổi

Một kỹ sư nghỉ hưu đã bị huyết áp cao trong khi bị giam giữ, gia đình kêu gọi trả tự do cho ông

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/7/78岁高工曾加庚被非法关押近两年-广州公安伪造笔录-423072.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/20/191954.htm

Đăng ngày 20-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share