Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-03-2021] Sau khi bị chia cách trong 19 tháng, 7 người họ hàng nội ngoại ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm cuối cùng đã được gặp nhau vào ngày 26 tháng 2 năm 2021, là ngày Tết Nguyên Tiêu và là ngày cuối cùng của mùa nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Nhưng đó không phải là một cuộc gặp mặt vui vẻ, vì đó là ngày mà tất cả họ cùng bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.

Anh Mạnh Tường Kỳ, 37 tuổi, và mẹ vợ anh là bà Phó Quế Hoa, 55 tuổi, cùng bị kết án 7,5 năm tù.

Bố của anh Mạnh là Mạnh Phồn Quân, 59 tuổi; chị vợ anh là cô Ô Kiến Lợi, 30 tuổi; chồng cô Ô là anh Vương Đông Cát, 40 tuổi; và bố mẹ của anh Vương là ông Vương Khắc Mẫn, 69 tuổi, và bà Vương Phụng Chi, 69 tuổi, cùng bị kết án 7 năm tù.

Bảy người họ hàng nội ngoại đã bị bắt ngày 15 tháng 8 năm 2019, trong một chiến dịch của cảnh sát ở các khu vực gần thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Hàng trăm cảnh sát đã được huy động và tổng cộng 34 học viên Pháp Luân Công địa phương đã bị bắt. Ngoài 7 thành viên gia đình trên, 7 học viên khác cũng bị nhắm vào trong một cuộc bắt giữ tập thể đã bị kết án cùng ngày từ 7 đến 9 năm tù.

Cô Ô bị kết tội vì một bản nghiêm chính thanh minh đăng trên trang web Minh Huệ khẳng định lòng quyết tâm của cô trong việc tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công và một số bài viết vạch trần sự bức hại của chính quyền ĐCSTQ đối với mẹ cô là bà Phó. Thẩm phán đã tuyên bố rằng những bài viết như vậy đã bôi nhọ uy tín của ĐCSTQ và những người lãnh đạo đảng.

Những bằng chứng truy tố khác chống lại những học viên này bao gồm những tư liệu liên quan đến Pháp Luân Công bị tịch thu tại nhà họ và những file trên máy tính của họ. Một học viên nhận ra rằng thẩm phán đã tùy tiện thay đổi một file ghi âm dài 1000 phút thành 10.000 phút trong bản kết tội.

Những lợi ích thu được từ việc tập Pháp Luân Công

Từ khi lên 4 tuổi, bà Phó đã bị viêm phổi và bị biến chứng sau đó. Bà đã phải vật lộn trong nhiều năm với bệnh xơ gan, bệnh tim, hen xuyễn, viêm thận, tiểu đường, thấp khớp, huyết áp cao và những vấn đề khác. Bà đã không thể tự ngồi dậy được và phải được giúp đỡ. Khi bà học trung học, bà đã bị thương ở một bên mắt và thường bị đau đầu. Đôi khi bà còn đột nhiên bị ngất.

Sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1996, tất cả các triệu chứng của bà đã biến mất và bà đã vứt bỏ lòng thù ghét của mình và trở thành một người vui vẻ.

Ông Mạnh Phồn Quân cũng có những trải nghiệm tương tự là chứng kiến sức khỏe của mình được cải thiện sau khi ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998. Con trai ông là Mạnh Tương Kỳ, mới học lớp 7 khi cháu bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998 nói nhờ môn tập mà cháu đã trở nên tập trung hơn trong học tập và đứng đầu trong một kỳ thi cuối cùng ở trường.

Anh Mạnh Tường Kỳ nói: “Pháp Luân Công thật là có uy lực và rất tốt. Môn tập đã cải thiện đạo đức, sức khỏe và kết quả học tập của tôi. Tôi đã học được cách đối xử tốt với người khác. Những cải thiện đó không chỉ có ích cho tôi và gia đình tôi, mà còn cho cả xã hội và công chúng”.

Bị bức hại vì đức tin của mình

Thời gian vui vẻ của những học viên này đã không kéo dài. Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp vào năm 1999, một số người trong số họ đã bị bức hại nhiều lần trước khi lại bị kết tội.

Anh Vương Đông Cát bị bắt vào tháng 2 năm 2000 vì đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Anh đã bị bắt lao động khổ sai trong 3 năm và bị tra tấn bằng nhiều thủ đoạn khác nhau trong khi bị giam.

Anh Mạnh Tường Kỳ đã bị án 1 năm lao động cưỡng bức vào tháng 1 năm 2001 khi mới 16 tuổi.

Vào tháng 9 năm 2001, anh Mạnh trốn khỏi trại lao động. Anh yếu đến mức chưa chạy được xa thì đã bị các lính gác bắt lại. Họ đánh vào mặt anh cho đến khi anh chảy rất nhiều máu. Áo anh ướt sũng máu. Anh đã phải đi bộ quay trở lại trại trên một con đường đầy cát dài nhiều dặm bằng chân trần.

Để phạt anh vì đã bỏ trốn, hai quan chức và một số lính gác đã thay phiên nhau đánh đập anh. Một quan chức đã đánh anh bằng cán xẻng. Họ bỏ anh vào một cái lồng trong một phòng biệt giam trên tầng 4. Bốn cái lồng trong phòng có kích thước dài 1.8 m, rộng 0.6 m và cao 1 m, chỉ đủ cho một người ngồi hoặc nằm. Anh chỉ có thể nhìn ra bên ngoài từ 1 phía của lồng. Một lính gác đã theo dõi anh suốt ngày đêm để anh không được nói chuyện hay ngồi thiền. Anh chỉ được cấp một chút đồ ăn 2 lần mỗi ngày. Anh chỉ được dùng nhà vệ sinh 1 lần mỗi ngày nhưng không được phép tắm hay gặp mặt gia đình mình.

Ngày hôm sau, một lính gác đã đưa anh Mạnh vào một phòng biệt lập và đập đầu anh xuống sàn nhiều lần. Họ dùng dây thừng trói chặt quanh hai vai, cánh tay và bàn tay anh và sau đó nhấc hai cánh tay anh lên cao hết cỡ phía sau lưng anh (như miêu tả dưới đây). Chiếc dây thừng cắt vào da anh và gây ra đau đớn dữ dội.

https://en.minghui.org/u/article_images/e742fd8924dd42169186053b1ae2b9f6.jpg

Miêu tả tra tấn: Trói chặt bằng dây thừng

Có một lần, một lính gác đã túm cổ anh trong khi véo và ấn yết hầu anh. Lính gác làm như vậy liên tục cho đến khi thịt ở xung quanh yết hầu anh bị nứt ra.

Bản án của anh Mạnh đã bị tùy tiện gia hạn thêm 1 năm nữa vào ngày 22 tháng 9 năm 2001.

Anh Mạnh lại bị bắt vào ngày 8 tháng 9 năm 2006 và bị kết án 6 năm trong một phiên xử bí mật ngày 12 tháng 10 năm 2006. Trong tù, anh bị bắt lấy máu để xét nghiệm và thường xuyên bị tẩy não. Thỉnh thoảng anh bị bắt phải ngồi trên giường quay mặt vào tường trong nhiều ngày.

Anh Mạnh không phải là người duy nhất trong gia đình anh bị bức hại vì tín ngưỡng của mình. Bố anh, ông Mạnh Phồn Quân, 58 tuổi, đã bị án 1 năm lao động cưỡng bức vào ngày 23 tháng 2 năm 2000. Chỉ 1 năm sau khi được phóng thích, ông lại bị án 3 năm nữa tại Trại lao động cưỡng bức Triêu Dương Câu vào ngày 4 tháng 2 năm 2002. Ông đã bị tăng cường tẩy não và bị bắt phải lao động nặng nhọc mà không được trả công.

Vào năm 2001, 2 năm sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, bà Phó đã buộc phải xa hai cô con gái lúc đó mới 8 và 10 tuổi, và sống xa nhà trong 10 năm sau đó để tránh bị bắt.

Khi bà Phó bị bắt ngày 3 tháng 6 năm 2013, Đường Khoa, Trưởng phòng An ninh Nội địa huyện Nông An, đã khóa bà trong một phòng tối và bắt bà ngồi trên một chiếc ghế dựa với 2 chân bị trói vào chân ghế. Đường Khoa sau đó đánh vào hai cánh tay, đùi và bàn chân bà bằng thanh kim loại, trong khi lính gác Lỗ Minh liên tục tát vào mặt bà trong khoảng một nửa giờ đồng hồ. Bà Phó đã bị tê và đau mỗi khi bà chạm vào thứ gì đó.

Bà Phó sau đó đã bị kết án 3 năm tù. Khi hai người con gái của bà là cô Ô Kiến Bình và cô Ô Kiến Lợi nộp đơn kiện Đường Khoa vì đã bắt mẹ mình, cảnh sát đã bắt cả họ để trả thù và giam họ trong 10 ngày.

Cô Ô Kiến Lợi đã kể lại: “Mẹ tôi gọi điện cho tôi một lần khi bà đang lưu lạc để tránh bị bức hại. Tôi nhận ra giọng của bà. Nhưng vì sợ bị liên lụy, tôi đã không dám nói chuyện với bà và giả như tôi không biết bà. Tâm hồn tôi đã bị méo mó”.

Cô nói rằng việc bà Phó bị bắt vào năm 2013 là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với cô. “Đôi khi tôi nghĩ, có lẽ tôi nên cố nhẫn chịu thêm một chút nữa. Liệu tôi có thể làm được gì khác? Tôi đã cố gắng bỏ chạy, nhưng tôi vẫn bất lực và hồ đồ. Là một người con gái, tôi đã không thể chăm lo cho mẹ mình hay thậm chí là chia sẻ nỗi đau của mình với gia đình và bạn bè. Pháp Luân Đại Pháp đã đem lại cho tôi một người mẹ khỏe mạnh và một gia đình đầm ấm. Làm sao tôi có thể quay lưng lại với mẹ tôi khi bà hiện đang bị giam giữ vì đức tin của mình. Tôi phải lấy lại bản tính lương thiện đã bị đánh mất của mình trong thời gian qua”.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/12/421989.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/24/191547.html

Đăng ngày 19-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share