Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 12-1-2021] Nhìn lại hơn 20 năm tu luyện Đại Pháp, tôi đã hết lần này đến lần khác bỏ qua những điều kiện tốt để hưởng thụ cuộc sống an nhàn, tâm luôn nhớ đến chúng sinh, nhờ vậy đã nhiều lần khai sáng những hoàn cảnh cứu độ chúng sinh khác nhau.
Từ khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi đã phó thác sinh mệnh của bản thân cho Sư phụ. Tôi thật sự vinh hạnh. Tôi đã có Sư phụ vĩ đại!
(Tiếp theo Phần 1)
5. Đội trưởng bị đình chỉ công việc, phải viết bản tự kiểm điểm
Sau khi tôi bị giam giữ phi pháp trong trại tạm giam hơn 70 ngày, đội trưởng Đội an ninh nội địa yêu cầu tôi viết bản cam kết không tiếp tục đi Bắc Kinh thỉnh nguyện. Tôi đã từ chối và bị chuyển tới một trại lao động cưỡng bức. Tôi đã không vượt qua vòng kiểm tra sức khỏe, khi đó tôi không biết cách phủ nhận bức hại bằng chính niệm. Cuối cùng bằng cách đi cửa sau, cảnh sát đã thuyết phục trại lao động thu nhận tôi.
Việc đầu tiên tôi phải làm khi đến đây là tham gia một khóa huấn luyện quân sự nhưng tôi đã từ chối. Người bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật gọi tôi và một vài đồng tu khác lên văn phòng và yêu cầu chúng tôi phải tham gia khóa huấn luyện nhưng chúng tôi đều im lặng. Một lúc sau tôi cử động một chút, hướng về người bí thư rồi cúi đầu xuống. Cô ấy nói: “Tôi cũng không phải xinh đẹp gì, nhưng các chị cũng phải ngẩng đầu lên nhìn tôi chứ.”
Tôi mỉm cười nói: “Chị xinh mà. Nhưng chúng tôi rất buồn, vì Đại Pháp tại thế gian bị bức hại, danh dự của Sư phụ bị phỉ báng, chúng tôi quả thật rất buồn, không có tâm tư nào để đi huấn luyện quân sự. Dù sao chúng tôi cũng không phải là quân nhân. Xin chị hãy hiểu cho chúng tôi.”
Tôi tiếp tục nói rằng dù cô là một bí thư của đảng nhưng không đồng nghĩa là cô phải hàm ơn Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vị trí và danh lợi mà hôm nay cô có được là nhờ phúc đức mà cô đã tích được từ những kiếp trước. “Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc như triều đại nhà Đường, nhà Tống hay nhà Thanh đều không có ĐCSTQ. Vậy mà vẫn có những vị quan và đại phú hào đúng không?” Tôi nói tiếp: “Lắng nghe những ý kiến khác nhau sẽ có thể phân biệt thị phi. Nếu chị có thể giúp đỡ những người tốt, chẳng phải chị đang tích được nhiều đức hơn cho chính mình trong tương lai hay sao?”
Viên bí thư hiểu ra chúng tôi là những người tốt nên cô nói: “Được rồi. Sau này nếu các chị có bất kỳ ý kiến nào, hãy viết thư cho tôi.”
Ở trại lao động cưỡng bức, lính canh bảo tôi làm gì tôi đều không làm, những việc họ không cho phép tôi vẫn làm, ví dụ như đọc Pháp và luyện công. Một ngày nọ, nhóm học viên chúng tôi cùng nhau nhẩm Pháp. Một vài tù nhân nghiện ma túy đã nhét giẻ lau và tất vào miệng các học viên để ngăn họ học Pháp, trừ tôi. Dù vậy chúng tôi vẫn đọc xong. Sau đó, một tù nhân họ Nguỵ, được phân công giám sát tôi, phàn nàn. Cô ấy nói vì buổi tối chúng tôi luyện công và sau đó lại học Pháp suốt cả ngày nên cô ấy lúc nào cũng mệt mà không được ngủ.
Tôi liền nhẹ nhàng nói: “Thôi được rồi, vậy bây giờ chị đi nghỉ đi nhé.”
Nguỵ bắt đầu chửi bới liên tục và tiếp tục đá vào người tôi cho đến khi tôi ngã gục xuống sàn. Các tù nhân khác xông đến và kéo tôi lên nhưng tôi đã không đứng lên. Các học viên khác cũng đến để giúp tôi nhưng tôi từ chối đứng dậy. Tôi biết rằng nằm trên sàn nhà như vậy trông không được bình thường, nhưng tôi cần phải tận dụng cơ hội này để phản bức hại.
Một viên lính canh đi tới, lo lắng chỉ vào tôi nói: “Chị đừng lôi kéo người khác làm theo đấy (chỉ việc phản bức hại).” Buổi tối, các đồng tu bàn cách tuyệt thực tập thể để phản đối việc tôi bị tù nhân Nguỵ đánh đập. Sự việc gây kinh động đến cấp trên. Vị nữ Thư ký Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật liền tới hỏi tôi về sự việc.
Tôi dùng trí huệ kể lại thực tế câu chuyện xảy ra: “Chúng tôi vừa học Pháp xong và vì quan tâm đến tù nhân Nguỵ tôi đã hỏi liệu cô ấy có muốn nghỉ ngơi một chút không thì cô ấy nói rất giận dữ và muốn đánh người. Tôi nghĩ rằng trong trại lao động này không ai được ức hiếp người khác và cũng không nên bị người khác ức hiếp. Ở đây còn có kỷ luật nữa không?” Vị bí thư lập biên bản về sự việc đã xảy ra. Đánh người là vấn đề liên quan đến kỷ luật của trại lao động, ngoài ra việc tuyệt thực liên quan đến tính mạng của hơn 10 người, nên người đội trưởng phải chịu trách nhiệm về việc này. Người bí thư đã nghe tôi giảng chân tướng trước đó và biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt nên quyết định của cô ấy là trước tiên tù nhân Nguỵ phải viết giấy kiểm điểm để xin lỗi tôi và tất cả các học viên khác. Thứ hai, người đội trưởng phụ trách phòng giam sẽ bị đình chỉ công tác và phải viết bản kiểm điểm. Thứ ba, tất cả các tù nhân cùng phòng giam với các học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ bị chuyển đi phòng khác ngoại trừ một người ở lại để dọn dẹp vệ sinh. Điều thứ tư là người đội trưởng phụ trách phòng giam cần phải được chọn bởi các học viên.
6. Giám đốc Phòng 610 hiểu rõ chân tướng và sắp xếp việc làm cho tôi
Năm 2004, tôi ở tỉnh lị làm việc, tôi nghĩ mình phải giảng chân tướng cho các nhân viên đội an ninh nội địa vì suốt những năm qua họ đã bắt giữ các học viên. Nói làm là làm, tôi liền tới đó đưa tài liệu giảng chân tướng mà tôi tự mình viết dựa trên những trải nghiệm của bản thân cho một viên cảnh sát. Anh ấy chăm chú đọc tài liệu hai lần.
Tôi hỏi: “Anh có thể chia sẻ những tài liệu này với các nhân viên khác ở đây được không?”
Anh ấy đáp lại: “Chắc chắn rồi! Chúng tôi đều sẽ đọc.”
Một viên cảnh sát khác mời tôi uống trà, một người khác nói rằng anh ấy rất khâm phục các học viên, có thể kiên nhẫn qua cuộc bức hại này quả thật không đơn giản. Nhưng chỉ có người chính trị viên ở đó tôi vẫn chưa thuyết phục được. Tôi liền nói với ông ấy: “Đúng là vị trí và chức vụ này đã đem lại cho anh rất nhiều tiền bạc, nhưng có những điều còn trân quý hơn thế nữa, đó là sức khỏe, sự bình an, và tương lai của cả gia đình anh.”
Tôi nói với anh ấy rằng, cũng như nhiều học viên khác, tôi đã bị bắt giam phi pháp và bị bức hại đến thập tử nhất sinh. Nhưng tôi không hề oán hận cảnh sát. Thay vào đó, chúng tôi lo lắng cho họ và mong rằng với cương vị này họ sẽ làm những việc tốt hơn vì tương lai của chính họ. Người chính trị viên nghe xong đã minh bạch và thay đổi thái độ. Ông ấy nói: “Liệu chị có muốn nói chuyện với những cán bộ cấp cao hơn không? Họ chính là những người tạo ra áp lực buộc chúng tôi phải làm những việc này.” Tôi nói với ông ấy rằng tôi muốn gặp họ.
Sau đó ông ấy gọi cho giám đốc Phòng 610 cũng là bí thư của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, thông báo rằng tôi sẽ đến đó.
Tôi tới gặp vị giám đốc Phòng 610 và nói: “Cảm ơn ông đã dành thời gian gặp tôi. Quần chúng và cán bộ nhà nước trao đổi với nhau là việc tốt, có thể tiêu trừ khoảng cách. Ông ấy cười và mời tôi dùng trà. Tôi giải thích với ông ấy rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện Phật gia chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nghìn năm khó gặp, vạn năm khó gặp. Trong thế giới này, sinh mệnh làm việc gì cũng đều là thiện ác hữu báo, ai ai cũng phải có trách nhiệm với bản thân.
Vị giám đốc nói rằng ông ấy sẽ không chỉ nghe từ một phía. Tôi liền nói thêm rằng Trung Quốc là quốc gia có nền văn hoá Thần truyền, ông ấy thoáng nhìn những người khác trong văn phòng và ngập ngừng nói: “Tôi không tin vào Thần.” Tôi nói rằng tôi tôn trọng người tin Thần và cả người không tin Thần. Tuy nhiên tôi sẽ chỉ ra cho ông ấy một việc: “Ông có nhớ rằng ngày Đặng Tiểu Bình mất, trên đài phát thanh đã đưa tin con gái ông ấy đã đốt vàng mã cho ông ấy không?“
Ông ấy cười và nói rằng đó chỉ là để gửi gắm lòng thương tiếc. Tôi liền nói để gửi gắm lòng thương tiếc, người ta thường dùng băng đen ở tay và vòng hoa. Còn việc đốt thêm vàng mã có ý nghĩa gì? Chính là tin vào thần tin vào ma, đốt tiền giấy để gửi cho người đã khuất để họ có thể dùng ở thế giới bên kia.
Vị giám đốc đồng tình và cười lớn.
Sau đó tôi nói với ông ấy rằng ở Trung Quốc Hiến Pháp được công nhận là có quyền lực lớn nhất. Điều 36 trong Hiến pháp Trung Quốc nói rõ rằng công dân có quyền tự do tín ngưỡng và không ai bị phân biệt đối xử bởi điều này. Thêm vào đó, một công dân bình thường hoàn toàn có thể khiếu nại vấn đề này ở bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Vậy nếu ai đó vi phạm Hiến pháp thì sao? Tôi đã bị hại và bị đưa đến trại lao động cải tạo. Chúng ta phải xử lý việc này như thế nào? Điều 41 trong Hiến pháp ghi rõ cán bộ nhà nước làm tổn hại đến người dân sẽ phải bồi thường cho người bị hại. Chúng ta thực hiện việc này như thế nào đây?
Người giám đốc nghe lời tôi nói xong liền rất chấn động. Sau đó ông ấy nhấc điện thoại lên và gọi cho một bí thư cấp thị trấn: “Có một người đang ở văn phòng của tôi, hãy sắp xếp cho cô ấy một vị trí công tác.” Người bí thư kia nói rằng hiện không còn vị trí nào trống. Nhưng vị giám đốc nói không có vị trí trống cũng phải tìm cách. Sau đó ông ấy quay lại phía tôi và nói: “Tôi là cấp trên của họ, tôi yêu cầu họ đều phải làm theo. Chị cứ về trước rồi chuẩn bị đi làm. Đây là một cách để chúng tôi đền bù thiệt hại cho chị.”
Vài ngày sau, tôi, một học viên Pháp Luân Công kiên quyết không chuyển hoá, đã tới làm việc tại một văn phòng trực thuộc Cục dân chính, với chức danh phó phòng. Văn phòng này chỉ có hai vị trí là tôi và một trưởng phòng. Hai vị trí này thường được bổ nhiệm bằng cách lựa chọn 2 trong số từ 24 bí thư thị trấn. Mọi người thấy tôi được bổ nhiệm thẳng lên vị trí này, ai cũng rất ngạc nhiên. Rất nhiều người trẻ, được học hành tử tế, những viên chức có năng lực đều thèm khát vị trí này mà không thể ngồi vào được. Tôi không hề có bằng đại học, hơn nữa tôi đã hơn 40 tuổi, vậy mà vị bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật còn bố trí cho tôi một chiếc xe công vụ để tôi đi làm.
Sau khi đến nhận việc, tôi biết rằng tất cả nhân viên dưới quyền tôi đều có mối quan hệ với các quan chức. Ví dụ, có người là vợ của một giám đốc, có người là cháu gái của một bí thư. Khi công tác ở vị trí này, tôi thường ngồi ăn tối với các quan chức cấp cao hơn.
Một vị thường uỷ cấp thị trấn nói với tôi: “Tôi xin kính chị một ly rượu, chị biết không, khi chúng tôi thảo luận về vị trí này, tôi đã bầu cho chị đấy.” Tôi cười và đáp lại: “Cảm ơn ông rất nhiều, tôi là một học viên Pháp Luân Công nên sẽ lấy trà thay rượu, xin hãy ghi nhớ rằng ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và mọi người sẽ được ban phúc lành.”
Do công việc khá nhẹ nhàng, tôi thường dùng xe đạp đi ra ngoài để nói với mọi người chân tướng về Pháp Luân Công. Khi tôi nói chuyện với một vị bí thư đảng, ông ấy nói rằng bản thân ông biết ĐCSTQ đã làm rất nhiều việc xấu và quyền tự do tín ngưỡng của người dân cần được bảo hộ. Tuy nhiên sau đó tôi đã buông lơi trong tu luyện và thiếu chính niệm, khởi tâm hoan hỷ. Hệ quả là, một viên cảnh sát họ Đồng đã ngăn tôi lại khi tôi nói chuyện về Pháp Luân Công với vài người trên đường đi làm. Anh ấy không chịu nghe những gì tôi nói về Pháp Luân Công và đưa tôi đến một trung tâm tẩy não trong thành phố. Tôi đã không từ bỏ đức tin của mình. Ngược lại, tôi còn giúp hai học viên vốn bị chuyển hoá hiểu ra vấn đề, họ đều đồng ý quay trở lại tu luyện.
Sau khi trở về từ trung tâm tẩy não, tôi đi tới đồn cảnh sát nơi cảnh sát Đồng làm việc để lấy lại chiếc xe đạp của mình. Khi tôi vừa tới đó đã nhìn thấy đồn trưởng Lưu, tôi chào ông ấy và nói: “Học viên Pháp Luân Công đến đây để lấy lại chiếc xe về đây.” Ông ấy nói rằng chiếc xe đang ở ngoài bãi gửi xe và tôi có thể tự đi lấy. Khi tôi đến đó, tôi thấy yên xe đã bị hỏng. Vì cảnh sát Đồng cũng có mặt ở đó, tôi liền nói với anh ấy: “Anh biết không, nếu một viên cảnh sát làm hỏng xe của công dân, họ sẽ phải đền bù thiệt hại.” Tôi cũng nói thêm một số chân tướng khác về Pháp Luân Công.
Nhưng lại một lần nữa, anh ấy từ chối nghe chân tướng: “Sao chị dám nói vậy, một học viên Pháp Luân Công mà dám đòi bồi thường sao?!” Anh ấy nói trong khi nhấc chiếc xe của tôi lên và đập nó vào tường.
Vì chiếc xe của tôi bị hỏng, tôi đã gọi điện báo cáo lên đường dây nóng của Ban Kỷ luật Thanh tra của Sở cảnh sát. Người cảnh sát nhận cuộc gọi trả lời rằng tôi nên phản ánh vấn đề với trưởng đồn cảnh sát để sửa chiếc xe hoặc mua một cái mới. “Nếu họ không đồng ý, chúng tôi sẽ yêu cầu họ trả tiền cho chị.”
Tôi nghĩ rằng mình là một học viên và không nên lợi dùng việc này để lấy tiền. Tôi quyết định chỉ yêu cầu họ sửa chiếc xe, vì mục đích chính của tôi là để những người cảnh sát ở đây biết rằng họ không nên bức hại các học viên Pháp Luân Công. Dù sao đồn cảnh sát này sẽ có những nhân viên mới và họ cũng cần được biết Pháp Luân Công là gì. Ngày hôm sau tôi lại tới và gặp vị đồn phó ở đó. Sau khi nghe câu chuyện tôi kể, ông ấy bảo tôi hãy đi về và sửa xe đạp và văn phòng của ông ấy sẽ hoàn trả lại khoản tiền này.
Vì tôi tâm niệm mục đích của mình là để họ hiểu rằng không nên ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, tôi đã nói chuyện với ông ấy. Tôi nói các học viên đều tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để làm người tốt và Pháp Luân Công là chính Pháp giúp con người trở về con đường chân chính. Vậy nên, bất cứ ai bức hại Pháp Luân Công đều đang phạm tội. Hiện tại đạo đức nhân loại đã xuống dốc, đã bại hoại rồi, giống như một giỏ táo hỏng vậy, người nào minh bạch chân tướng, tin rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, người ấy sẽ được cứu và trở thành những quả táo tươi. Tôi giải thích: “Đó là lý do vì sao những học viên chúng tôi giảng chân tướng để cứu mọi người.” Tôi cũng nói thêm rằng chính người của Ban Kỷ luật Thanh tra đã nói với tôi rằng theo quy định thì đồn công an phải bồi thường. Vị đồn phó liền minh bạch chân tướng, nói với tôi rằng họ sẽ sửa xe cho tôi, bảo tôi vài ngày sau tới lấy xe.
Sau rất nhiều người trong địa phương biết về vụ việc này, gồm cả những viên chức chính phủ và người dân thường. Họ nghe nói vì cảnh sát họ Đồng có những hành vi gây khó dễ cho học viên Pháp Luân Công nên đã phải nhận quả báo, bị khiển trách và trừ tiền thưởng. Có người nói cảnh sát họ Đồng hành xử như vậy “quả là không đáng.”
Cháu trai tôi đã đến gặp tôi vì chuyện này. “Nhờ có chuyện này mà cháu rất ấn tượng với Pháp Luân Công.” Cháu nói rằng mọi người ai cũng biết cảnh sát gần như không bao giờ bồi thường sau khi tịch thu hoặc làm hư hỏng tài sản của người dân. Một điển hình là năm 2003 cháu mở một quán cafe internet, cảnh sát đã tới dẹp quán của cháu với lý do dịch cúm SARS và mang đi hàng chục bộ máy tính trong cửa hàng. Sau đó họ không hề trả lại cho cháu thứ gì, cháu cũng không biết phải gặp ai để đòi lại.
Cháu tôi nói: “Giờ đây, Pháp Luân Công đang bị chính phủ đàn áp. Nhưng khi xe đạp của một học viên bị hỏng, phó giám đốc đồn cảnh sát lại đi sửa và hoàn trả lại. Pháp Luân Công quả thật là thần kỳ. Không chỉ có vậy mà dì cháu còn trở thành một công chức nhà nước nhờ việc phản đối cuộc bức hại. Đó thật sự là kỳ tích.”
Sau khi làm việc tại đó được một vài tháng, tôi nhận thấy rất nhiều người trong vùng từ lãnh đạo huyện, bí thư cho đến người dân bình thường đều đã liễu giải được Pháp Luân Công là gì. Vậy là sứ mệnh của tôi ở đây đã hoàn thành, tôi từ chức và quyết định chuyển tới những vùng khác.
7. Lời xin lỗi của một viên cảnh sát
Bắt đầu từ năm 2005, tôi tới một tỉnh lỵ và làm một công việc thời vụ trong khi vẫn kiên trì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Tôi đã làm việc ở rất nhiều nơi khác nhau như ở nhà máy xi-măng, nhà máy gỗ và một công ty vận chuyển. Một lần, tôi gặp và nói chuyện với một người lái xe tải ở chợ lao động. Anh ấy biết cuộc bức hại là sai nhưng anh ấy không dám thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, bởi vì đảng này có súng đạn trong tay. Tôi liền hỏi anh ấy: “Vậy thì theo anh bên nào mạnh hơn? Súng đạn của ĐCSTQ hay ôn dịch của Thần?”
Anh ấy hiểu ra và nói muốn thoái đảng: “Đúng vậy, ĐCSTQ có vẻ hùng mạnh đấy. Nhưng một khi dịch bệnh thực sự ập đến, ngay cả quân đội cũng phải bó tay chịu nạn thôi.“
Sau đó, con gái tôi cũng đến thành phố này. Cháu bắt đầu tu luyện và sống cùng các đồng tu khác vì tôi không có nơi ở cố định. Sau khi kiếm được một chút tiền, tôi sẽ nghỉ việc và tập trung vào việc cứu người. Sư phụ đã ban cho tôi rất nhiều trí huệ. Ngay cả trước mặt rất nhiều người tôi vẫn có thể giải thích với mọi người về sự kỳ diệu của Đại Pháp, và ĐCSTQ đã trở nên hủ bại xấu xa như thế nào. Hầu như không có ai phản đối. Một vài người rất cảm kích và có những người còn rất kính nể tôi. Tính đến thời điểm trước năm 2010, tôi đã giúp hơn 10.000 người thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó.
Vào năm 2009, trong thành phố có hai đồng tu, một nam và một nữ, bị bắt cóc. Khi cháu của đồng tu nữ đến sở cảnh sát yêu cầu thả người thì một viên cảnh sát tới đá vào người cô ấy và để lại những vết bầm tím ở chân cô. Tôi nghĩ rằng người cảnh sát này đã vi phạm pháp luật, vì vậy tôi và cô ấy đã tới cơ quan có thẩm quyền cao hơn – Ban Thanh tra Kỷ luật Sở công an thành phố và điền vào đơn khiếu nại. Vì tôi đã liệt kê một số nội dung trong luật cảnh sát vào đơn khiếu nại, chỉ rõ cảnh sát bị nghiêm cấm tra tấn bức cung, và cũng không được xử phạt về thể xác hay xử phạt về thể xác một cách trá hình. Một nhân viên ở đó nói họ sẽ theo dõi vụ việc này.
Thế nhưng cuộc chiến chính tà chưa bao giờ dễ dàng. Sở cảnh sát thành phố yêu cầu chúng tôi tới phòng cảnh sát khu vực để giải quyết, nên chúng tôi đã gặp khó khăn trong hai tuần sau đó. Người của cơ quan cảnh sát đổ trách nhiệm cho nhau và muốn chúng tôi rút lại đơn khiếu nại. Tôi vẫn rất bình tĩnh và không bỏ cuộc. Tôi nhắc họ phải xử lý vụ việc trong vòng 30 ngày theo đúng yêu cầu trong luật. Cuối cùng, người cảnh sát đá người cháu gái của học viên đó đã phải xin lỗi theo lệnh của ủy ban kỷ luật. Anh ấy nói: “Thay mặt các nhân viên cảnh sát, tôi thành thật xin lỗi chị. Nếu chuyện này còn xảy ra một lần nữa, chị có thể liên lạc với tôi.”
Lần khiếu nại này của chúng tôi đã có tác dụng chấn nhiếp tà ác. Từ đó trở đi không còn xuất hiện việc cảnh sát tới nhà các học viên để sách nhiễu. Một người dân nói: “Việc này thật kỳ lạ. Cảnh sát đã hại biết bao nhiêu người vậy mà chưa từng xin lỗi một ai. Vậy mà giờ đây họ đang xin lỗi một gia đình học viên Pháp Luân Công. Đúng là thần kỳ!”
8. Giám đốc Sở cảnh sát tỉnh: “Anh không thể đánh họ chỉ vì họ là học viên Pháp Luân Công”
Lại nói đến việc một đồng tu nam bị cảnh sát bắt giữ theo lệnh của Phòng an ninh nội địa, họ gọi học viên này là “nhân vật trọng điểm.” Anh ấy đã bị đánh đến mức vài chiếc răng bị rơi ra. Việc khiếu nại không hề dễ dàng vì Phòng an ninh nội địa và Sở Công an thành phố là hai đơn vị đồng cấp, không có thẩm quyền kỷ luật.
Hơn nữa, theo đuổi sự việc này có thể mất thời gian hơn một tháng. Tôi không có nơi ở cũng như thu nhập ổn định nên không biết chuyện này sẽ đi tới đâu. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi quyết định bỏ qua lợi ích cá nhân để duy hộ Đại Pháp và cứu người. Tuy nhiên, khi tôi thảo luận vấn đề này với các đồng tu, họ phân vân rằng nó quá khó và nguy hiểm. Mặc dù không ai đồng hành cùng tôi, tôi vẫn hạ quyết tâm, dù chỉ có một mình tôi vẫn làm.
Tôi nghĩ trước tiên mình nên đến sở cảnh sát tỉnh nên tôi đã tìm số điện thoại và địa chỉ của họ. Thông qua nhân viên công tác ở sở cảnh sát, tôi đã biết được thông tin liên lạc của Ban Kỷ luật Thanh tra. Tôi liền viết đơn khiếu nại và gửi bằng qua bưu điện. Một tuần sau khi bưu điện xác nhận đã chuyển thành công, tôi gọi tới Ban Kỷ luật Thanh tra để hỏi về trường hợp này. Họ nói rằng chưa nhận được thông tin.
Tôi giải thích với nhân viên ở đó rằng cơ quan nhà nước không phải là một doanh nghiệp ma; hơn nữa đây còn là cơ quan cấp tỉnh có nhiệm vụ thanh tra sở cảnh sát. “Thêm vào đó, thông tin kiểm hàng từ bưu điện xác nhận thư này đã được giao cho người nhận,” tôi giải thích. Anh ấy đã thay đổi thái đội và nói sẽ kiểm tra lại.
Một tuần sau, tôi gọi lại một lần nữa và một nhân viên khác nhấc máy. Cô ấy nói: “Vụ việc này liên quan đến Pháp Luân Công phải không? Chị có quan hệ như thế nào với học viên này?” Tôi nói mình là họ hàng của đồng tu. Người nhân viên nói họ đã nhận được rất nhiều sự vụ liên quan đến Pháp Luân Công. Nếu đây là một vụ án tham nhũng thì sẽ dễ dàng cho họ hơn.
“Chị biết đấy, chúng tôi rất ngại những vụ án [liên quan đến Pháp Luân Công] như thế này,” cô ấy ngụ ý rằng tôi nên bỏ vụ kiện này.
Nhưng tôi đã không lùi bước vì các học viên không làm điều gì sai trái. Tôi nói với cô ấy rằng Hiến pháp Trung Quốc có thẩm quyền cao nhất và điều 36 của Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng.
Tôi nói: “Dù việc này có liên quan đến Pháp Luân Công hay không, bất cứ ai vi phạm Luật cảnh sát Trung Quốc về lạm dụng và tra tấn thân thể đều phải bị điều tra. Nhà nước thành lập Ban Kỷ luật Thanh tra là vì mục đích này. Nếu mọi người không tuân theo những quy định này thì luật pháp sẽ không thể tồn tại, cũng chẳng cần đến văn phòng của chị và ngành cảnh sát với bộ đồng phục này cũng không cần thiết nữa.” Sư phụ đã ban cho tôi rất nhiều trí huệ. Tôi tiếp tục nói với cô ấy nếu chuyện này không được giải quyết, tôi sẽ đệ đơn lên Ban Kỷ luật Thanh tra cấp nhà nước. Chừng nào Luật cảnh sát Trung Quốc và hệ thống ủy ban kỷ luật thanh tra còn tồn tại thì tôi sẽ không dừng lại. Cô ấy rất lo lắng vì nếu cô ấy giúp tôi thì cô có thể bị thôi việc. Cô ấy trả lời: “Chị đừng lo. Hãy đợi tôi một chút, tôi sẽ báo cáo việc này lên giám đốc sở.”
Trong một tháng theo đuổi vụ kiện, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc giảng chân tướng cho Ban Kỷ luật Thanh tra công an tỉnh. Một học viên khác ở địa phương đã đồng ý chuyển thông tin này tới người học viên đã bị đánh để anh ấy biết được các bước của vụ kiện và sẵn sàng cho việc nhận bồi thường. Suốt quá trình này, tôi cũng phát chính niệm và học Pháp thật tốt.
Một đêm nọ tôi nằm mơ thấy mình đang dùng tay đập vỡ một ống nước được làm từ thép. Trong giấc mơ tôi không hề quan tâm nó làm bằng thép hay vật liệu gì mà chỉ tập trung dùng tay đập vào ống nước. Cuối cùng, ống nước vỡ và nước tràn ra ngoài. Sau khi tỉnh dậy, tôi hiểu rằng đây có thể là hảo sự. Tôi ngộ ra rằng có thể bộ máy vận hành cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã bị phá vỡ. Tôi nghĩ bộ máy đã hư hỏng này sẽ còn có vài mảnh vỡ cần phải đập bỏ đi nên một lần nữa tôi đã gọi cho Ban Kỷ luật Thanh tra. Người nhân viên nói: “Chúng tôi đã báo cáo vụ việc này tới giám đốc văn phòng (cấp tỉnh), là cơ quan cấp trên, chúng tôi đã chuyển yêu cầu cơ tới cơ quan cấp thành phố để điều tra sự việc này,” rồi và đưa cho tôi số của Ban Kỷ luật Thanh tra cấp thành phố.
Tôi đã gọi cho văn phòng câp thành phố và nói với họ rằng tôi đã đệ đơn khiếu nại, rồi tôi nói tiếp: “Văn phòng tỉnh đưa cho tôi số của văn phòng thành phố và nói họ đã yêu cầu các anh điều tra vụ việc này.“
Nhân viên công tác ở đó nói: “Pháp Luân Công là vấn đề chính trị. Chị đừng nghĩ đến chuyện này nữa.” Sau đó anh ấy nhắc lại những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công và Sư phụ Lý.
Sư phụ lại một lần nữa ban cho tôi trí huệ và tôi đã có thể chặn đứng tất cả những luận điểm của anh ấy. Tôi nói rằng Hiến pháp cho phép quyền tự do tín ngưỡng và Pháp Luân Công là tu luyện Phật pháp.
Tôi nói tiếp: “Văn phòng của các anh có nhiệm vụ thanh tra cảnh sát. Nếu những người cảnh sát làm việc xấu và công dân khiếu kiện về việc này thì các anh có trách nhiệm phải đi điều tra về nó. Trong vụ việc này, một học viên Pháp Luân Công bị đánh đập, đây không chỉ là nhiệm vụ các anh được cơ quan cấp trên chuyển xuống, mà các anh còn được cơ quan cấp trên trao quyền để trả lại công lý cho Pháp Luân Công.”
Rồi tôi nói Pháp Luân Công đề cao Chân-Thiện-Nhẫn và không coi ai là kẻ thù cả. Trên thực tế, Sư phụ của chúng tôi và Pháp Luân Công luôn từ bi đối với tất cả mọi người và bất cứ ai nếu có thể giúp đỡ những học viên vô tội này sẽ đắc được phúc báo. “Xin anh hãy nghĩ về việc này, đây chẳng phải là một cơ hội tốt cho anh hay sao?”
Anh ấy có chút kích động, rồi trả lời: “Chị đừng lo, tôi sẽ chuyển cho trưởng phòng Ngô xử lý vụ việc này trong 1 hoặc 2 ngày tới.”
Tôi biết rằng cựu thế lực đã an bài một ma nạn cự đại. Học viên chúng ta cần phải phá vỡ lớp cửa thép này để cứu độ chúng sinh.
Sau một thời gian, tôi gọi lại cho Ban Kỷ luật Thanh tra thành phố. Người nhân viên nhận điện thoại trả lời rất nhã nhặn như thể tôi là quản lý của cô ấy vậy. Cô ấy nói rằng người học viên này là nhân vật trọng điểm mà Phòng an ninh nội địa thành phố muốn bắt giữ.
“Họ thậm chí còn chẳng quan tâm đên chúng tôi. Cuối cùng thì đây vẫn không phải là một vụ án tham những nên nó không dễ xử lý chút nào. Một khi chị đã đệ đơn lên cơ quan cấp tỉnh thì cũng chính là việc mà văn phòng cấp thành phố chúng tôi phải xử lý, tôi và những nhân viên khác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải liên lạc cho cơ quan công an cấp tỉnh.“
Cô ấy nói tiếp: “Cuối cùng, giám đốc sở cảnh sát tỉnh đích thân đến và tổ chức một cuộc họp bao gồm tất cả lãnh đạo các đồn cảnh sát và các quan chức cấp bậc cao hơn, việc này khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Trong cuộc họp, giám đốc sở đưa ra ý kiến rằng ‘Ai nói rằng các anh có thể đánh người ta? Ai cho các anh quyền đó? Các anh không thể đánh họ chỉ vì họ là học viên Pháp Luân Công!’ Không chỉ có vậy, tất cả các đồn cảnh sát phải để số điện thoại đường dây nóng của Ban Kỷ luật Thanh tra trong văn phòng để người dân có thể khiếu nại khi cần.”
Tôi đã kể chuyện này cho các đồng tu và họ cũng rất vui. Một trong số họ nói rằng nỗ lực này đã có sức mạnh chấn nhiếp tà ác rất lớn. Một người học viên khác nói rằng những học viên chúng ta thực sự không cần nhận đền bù thiệt hại, mục đích chính của chúng ta là để cứu người. Thêm nữa tôi cũng đã không đi làm cả tháng trời vì thế tôi cũng cần phải lo cho cuộc sống của mình. Tôi nghe theo lời khuyên của cô ấy và bắt đầu đi làm trở lại.
Trong quá trình nỗ lực trợ Sư chính pháp và cứu độ chúng sinh, tôi sẵn lòng buông bỏ mọi chấp trước của cá nhân. Chỉ khi chúng ta có thể buông bỏ tự ngã, chúng ta mới có thể đồng hóa với Pháp, tăng cường chính niệm, đề cao trí huệ và hoàn thành sứ mệnh của mình. Con xin cảm tạ Sư phụ và cảm ơn các đồng tu.
(Kết thúc)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/12/坚定正念-神迹大显-418271.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/24/191093.html
Đăng ngày 29-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.