Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 12-01-2021] Nhìn lại hơn 20 năm tu luyện Đại Pháp, tôi đã hết lần này đến lần khác bỏ qua những điều kiện tốt để hưởng thụ cuộc sống an nhàn, tâm luôn nhớ đến chúng sinh, nhờ vậy đã nhiều lần khai sáng những hoàn cảnh cứu độ chúng sinh khác nhau.

Từ khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi đã phó thác sinh mệnh của bản thân cho Sư phụ. Tôi thật sự vinh hạnh. Tôi đã có Sư phụ vĩ đại!

1.Tuổi thơ chịu nhiều cay đắng

Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo, trong khổ cực vẫn luôn tìm kiếm chân lý của nhân sinh. Tôi là đứa con thứ hai trong gia đình có 5 anh chị em. Tổ tiên và gia đình trọng nam khinh nữ, tuy nhiên khi chị cả ra đời, bố mẹ tôi vẫn rất vui vẻ, bố mẹ kỳ vọng sinh đứa thứ hai sẽ là con trai, kết quả sinh ra tôi là nữ, họ rất thất vọng. Khi hai đứa em trai tôi ra đời, cả gia đình đều coi chúng như của quý. Em út tôi cũng là nữ, nhưng vì là em út bé nhất nhà, nên vẫn được thương yêu. Tôi bị xem như đứa con vô dụng nhất trong gia đình.

Nhà tôi có 9 người, 5 anh em chúng tôi, bố mẹ và ông bà nội. Tuy vậy chỉ có ba mẹ là lao động chính, nuôi cả gia đình không hề dễ dàng. Vì tôi bị coi là kẻ vô dụng trong nhà nên không ai đối xử tốt với tôi. Khi tôi lên 5 tuổi, người lớn trong nhà bảo tôi bò trên nền nhà giả làm con bò để mua vui cho đứa em trai 3 tuổi của tôi.

Với tôi việc bị phân biệt đối xử đã trở thành bình thường, khi ai đó nói về tình thương của cha mẹ với con cái, tôi không hề cảm nhận được nó là gì. Ông nội tôi thường đánh mắng và chửi bới tôi thậm tệ. Có một lần mẹ đưa cho tôi 50 tệ để đóng học phí và nói: “Bố mẹ chẳng mong muốn gì nhiều. Chỉ cần mày đọc được tên mình và phân biệt được nhà vệ sinh nam và nữ là được rồi.”

Điểm số của tôi thường đạt trên trung bình. Nhưng hằng ngày ngay khi đi học về tôi đều phải cắt rau cho lợn, cho lợn ăn và cắt cỏ cho trâu. Buổi tối, tôi làm bài tập về nhà trong ánh sáng lay lắt của chiếc đèn dầu rẻ tiền. Mỗi sáng sớm, tôi sẽ phải dậy sớm dọn phân gà để lấy điểm lao động cho gia đình. Năm 10 tuổi, tôi đã phải giặt quần áo cho cả nhà và nấu ăn, trong khi ông nội vẫn thường đánh đập tôi. Sau khi ông nội mất, cha tôi bắt đầu đánh chửi tôi mà chẳng bận tâm tôi vất vả như thế nào. “Chắc là kiếp trước tao phải có thù oán gì với mày,” ông ấy hét to với hàm răng nghiến chặt tức giận trong khi chửi rủa tôi hãy đi đâu đó mà chết đi cho rồi. Sau nhiều lần bị đánh, có những hôm tôi sợ đến mức cả đêm không dám về nhà. Chuyện này xảy ra vài lần mà chẳng ai trong nhà đi tìm tôi.

Vào năm 1977, chị gái tôi tốt nghiệp cấp 2 và tôi cũng học xong tiểu học, chúng tôi không còn được đi học tiếp nữa. Chị tôi cùng làm việc với những người lớn trong đội sản xuất và chỉ nhận được nửa điểm công so với mọi người. Bên cạnh việc giặt quần áo và nấu ăn cho cả nhà, tôi cũng phải cắt cỏ cho đàn trâu trong làng. Một người lớn bình thường phải cắt đủ 40 cân cỏ tương đương với điểm công một ngày lao động. Đôi khi tôi cắt gấp 2 hoặc 3 lần số lượng đó, vậy mà khi về nhà tôi vẫn bị đánh.

Một buổi sáng nọ sau khi đi cắt cỏ về, tôi bị ốm sốt phải nằm trên giường. Khi bố tôi về và nhìn thấy tôi, ông ấy giận dữ nói: “Sao mày dám lười nhác thế hả?!” Ông ấy la hét, đấm đá tôi và bảo tôi đi ra khỏi nhà mà chết đi cho xong. Tôi khóc và thầm nghĩ: “Con chỉ là một đứa trẻ và còn làm việc nhiều hơn bố. Thêm vào đó, con còn phải giặt quần áo và nấu nướng cho cả nhà. Tại sao bố chẳng bao giờ quan tâm đến con? Sao bố lại đánh con thậm tệ đến vậy?” Tôi nghĩ đi nghĩ lại nhưng cũng không thể tìm được một lời giải đáp thỏa đáng.

Tôi thường nghe người lớn nói xuất gia làm ni cô sẽ có thể thoát khỏi thế tục, nghe nói lên núi Võ Đang có thể tu hành, nhưng tôi không biết đường đi và cũng không có tiền để đi. Tôi muốn bỏ nhà đi, nhưng tôi cũng biết rằng nếu một người con gái mà bỏ đi như vậy thì sẽ chẳng còn thanh danh trong trắng gì nữa. Tôi trân quý chữ “đức,” vậy nên tôi đã ở lại và tiếp tục hứng chịu đòn roi.

Năm 1985 khi tôi 22 tuổi, bố mẹ tôi sắp xếp cho tôi cưới một người đàn ông mà tôi cảm thấy không hề đáng tôn trọng. Sau khi cưới, mẹ chồng tôi tìm đủ cách để ức hiếp tôi. 3 cô em chồng và bố mẹ chồng đều đối xử khắc nghiệt với tôi. Khoảng thời gian khó khăn đó kéo dài trong vài năm. Những người hàng xóm trong làng thỉnh thoảng trách mẹ chồng tôi: “Con dâu bà là người tốt, xinh xắn, thông minh và chăm chỉ. Còn chỗ nào chị chưa hài lòng?” Tôi đã nghĩ tới chuyện bỏ nhà đi. Nhưng chữ “đức” một lần nữa đã giữ tôi ở lại. Thêm vào đó, tôi cũng không thể bỏ rơi con gái tôi mà ra đi. Tôi chịu đựng và tiếp tục sống với người chồng mình không mong muốn.

Năm 1987, sau khi sinh con gái, tôi phải ra đồng làm việc, gánh vác công việc gia đình và chăm sóc con cái. Chồng tôi ngày ngày chỉ chơi bời lêu lổng, vậy nên tôi phải làm cả những việc vốn thường dành cho đàn ông như bó cây lúa mỳ và cây bông. Những bó cây này chất thành đống lớn như một căn nhà cỏ, chúng tôi dùng chúng để đốt lửa nấu ăn quanh năm. Người trong làng thấy vậy thường khen ngợi tôi.

Khi con gái tôi đã lớn hơn một chút, tôi tới thành phố để tìm công việc thời vụ kiếm tiền nuôi gia đình. Năm 1995, tôi bị xe hơi đâm, bị gãy xương và xuất huyết não. Tôi nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Người nhà tôi không một ai đến thăm. Thêm vào đó, có một người còn nói cho tôi biết rằng chồng tôi đang sống với một người phụ nữ khác. Điều đó càng khiến tôi đau khổ hơn.

Đêm hôm đó, trong giấc mơ tôi đã nhìn thấy Phật Như Lai.

Tôi nói với Phật Như Lai: “Với điều kiện của bản thân, con có thể sống một cuộc sống hưởng thụ thoải mái theo ý muốn. Nhưng vì một chữ đức mà con đã chịu đựng nhiều oan uổng cự đại, vì một chữ đức mà con đã hy sinh những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ, vì chữ đức, con đã mất quá nhiều quá nhiều, tại sao con vẫn phải gặp cả tai nạn ô tô như vậy?“ Phật Như Lai không nói một lời nào. Ngài lấy ra một sợi dây chuyền vàng rồi đeo vào cổ tôi và rời đi. Sau này khi tôi nhớ lại giấc mơ ấy, tôi hiểu rằng khi đó Sư phụ đã quản mình rồi.

2. May mắn đắc được Đại Pháp

Vào tháng 5 năm 1997, sau khi ly hôn, tôi chuyển lên tỉnh lỵ sống để thực hiện ước mơ cuộc đời của mình. Tôi cũng muốn chứng minh cho người cha luôn phân biệt đối xử tôi, người mẹ chồng luôn ức hiếp tôi và người chồng vốn bị tôi coi thường nhưng lại bỏ rơi tôi, thấy rằng tôi cũng có thể thành công.

Tổng số tiền mặt tôi đã khó nhọc kiếm được lúc đó chỉ có vỏn vẹn 10.000 tệ. Lúc đó, số tiền chỉ vừa đủ để mua một căn hộ 1 phòng ngủ. Thế nhưng tôi chọn dành số tiền này để học nghề làm tóc và làm đẹp, tôi cũng học thêm nghề kế toán. Tôi trân trọng số tiền và khoảng thời gian này nên tôi cố gắng học hành chăm chỉ. Sau khi khóa học chuyên ngành về tóc và làm đẹp kết thúc, tôi nhận được 1 trong số 2 bằng khen duy nhất được trao cho các học viên khóa học đó.

Ngay trước ngày tốt nghiệp, tôi đi ra ngọn đồi phía sau trường học để tản bộ và ở đó tôi gặp một ông cụ râu tóc bạc phơ. Ông ấy trao cho tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Tôi vừa nhìn thấy cuốn sách dường như của Phật gia liền rất vui mừng. Khi chạm tay vào ba chữ “Chuyển”, “Pháp”, “Luân” trên bìa sách, tôi thầm nghĩ: “Cuốn sách này hay quá, nhưng mình lại không cầm tiền. Chắc ông ấy cũng sẽ không tặng miễn phí cuốn sách cho mình.”

Tôi đã không dám mở sách. Tôi sợ nếu mở sách ra tôi sẽ thích nó và muốn mua ngay lập tức, nhưng tôi lại đang không mang theo tiền. Vậy nên tôi trả lại cho ông ấy và nói: “Ông ơi, cuốn sách này thật là tốt. Ông hãy giữ nó lại để tu thân dưỡng tính nhé.”

Ông cụ không nói lời nào và rời đi. Tôi sải bước mà trong lòng thầm nghĩ về ông cụ và cuốn sách đó, nhưng chỉ vài bước chân sau tôi ngoảnh lại nhìn thì đã không thấy ông ấy đâu. Tôi đi tìm xung quanh đó nhưng cũng không thấy ông ở đâu.

Hai ngày sau, người bạn cùng phòng lấy từ trong valy ra một cuốn sách Chuyển Pháp Luân và đưa cho tôi. Tôi hỏi cô ấy lấy cuốn sách này ở đâu, cô ấy nói rằng một ông lão đã đưa cho cô ở ngọn đồi phía sau trường. Tôi đọc một vài trang và nói với cô ấy: “Chiều nay chị sẽ nghỉ học. Em ghi chép bài học cẩn thận giúp chị nhé.”

Tôi tiếp tục đọc sách và càng đọc càng thấy hứng thú. Từ nhỏ tôi đã mong ước được tu Phật và giờ tôi hiểu rằng tu luyện là chuyện hoàn toàn có thật. Tôi ngắm nhìn cuốn sách và nói: “Con muốn tu luyện. Nhưng con biết tìm điểm luyện công ở đâu đây?”

Vài ngày sau, Pháp thân của Sư Phụ đã điểm hóa cho tôi đi tới một công viên. Tôi nhìn thấy trên một chiếc cột bê tông có dòng chữ “Điểm tình nguyện dạy luyện Pháp Luân Công.” Ngay sáng sớm hôm sau, tôi tới đó và một học viên đã đưa cho tôi một tờ giới thiệu về Pháp Luân Công. Nhờ đó tôi biết rằng bộ công pháp này không xuất hiện thiên sai nào cả, lại có thể công luyện người, yêu cầu người học tuân theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn để tu tâm tính, thật tốt quá. Tôi nhìn kỹ vào đồ hình Pháp Luân và nghĩ: “Ồ, thật lợi hại, hồi ở nông thôn, tôi nhìn thấy một ngôi nhà ở cuối thôn trên tường chỉ có một hình Thái cực vậy mà đã đủ để hàng yêu trừ ma, còn đồ hình Pháp Luân này có tới bốn hình Thái cực, quả thật lợi hại. Tôi cũng từng nhìn thấy ở trước ngực tượng Phật Như Lai có một biểu tượng chữ vạn (卍), còn đồ hình này có tới 5 biểu tượng chữ vạn. Chắc chắn tôi sẽ dành cả đời này để tu luyện Pháp Luân Công.” Tôi đã nhờ một học viên hướng dẫn tôi học các bài công pháp và ngay lập tức tôi đã đắc được Pháp Luân.

Từ khi còn nhỏ tôi đã nghĩ rằng sau này mình sẽ tu Phật. Giờ đây, được Sư phụ truyền dạy chính Pháp, tôi nhất định sẽ tinh tấn tu luyện. Mỗi ngày tôi đều luyện công, học Pháp và giao lưu chia sẻ với các đồng tu, bởi vì tôi không muốn mình tụt lại phía sau. Tôi cũng tìm các điểm luyện công xung quanh để hỏi thăm về ông lão đã tặng tôi cuốn sách nhưng không hề có tin tức gì.

Vào năm 1997, tiền lương hàng tháng của tôi chỉ được 300 tệ trong khi tiền thuê nhà đã tốn mất 180 tệ. Tôi dự định trước tiên sẽ dành một khoảng thời gian chăm chỉ thực tu thay vì tìm một công việc ngay lúc đó. Sau đó, vì muốn có một môi trường tốt để tu luyện tôi chọn công việc làm đầu bếp cho các công ty hoặc làm người trông trẻ. Tôi cũng từ bỏ ý định tìm một người chồng tốt để lập gia đình. Phật Thích Ca Mâu Ni vì để giác ngộ Phật Pháp mà từ bỏ ngai vị Thái tử và phải đi xin ăn nơi người thường thì cớ gì tôi còn phải chấp trước vào những điều này?

3. Kiên định duy hộ Pháp

Năm 1999 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, tôi cùng một vài đồng tu khác đã tới văn phòng tỉnh ủy để thỉnh nguyện. Tôi cũng đi tới văn phòng chính quyền thành phố để thỉnh nguyện. Tôi tặng những tài liệu chân tướng cho các viên chức ĐCSTQ và nhờ họ chuyển tài liệu tới các cơ quan trung ương, sau đó tôi đã về nhà an toàn. Khi chứng kiến vô số những tuyên truyền vu khống phỉ báng Đại Pháp và Sư phụ, tim tôi như đau thắt lại.

Tháng 10 năm 1999, tôi đi tới Bắc Kinh. Trên thực tế văn phòng kháng nghị lúc này đã biến thành đồn cảnh sát và tất cả các học viên đến đây thỉnh nguyện đều bị bắt giữ phi pháp. Viên cảnh sát đưa tôi tới đồn cảnh sát Nam Uyển và tra hỏi tôi, tôi không nói gì, họ liền kéo chân tay tôi thành hình chữ “đại” trên sàn nhà. Bốn người dẫm lên tay chân tôi trong khi người thứ 5 ấn đầu tôi xuống. Còn viên cảnh sát thứ 6 lấy một cái chảo tra tấn điện mài qua mài lại trên người tôi. Âm thanh phát ra nghe thật rợn người.

Tôi thầm nghĩ rằng mình sẽ dùng cả tính mạng để duy hộ Pháp, tôi không hề sợ hãi. Tôi nhớ tới lời giảng của Sư phụ:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp này. Sau đó cái chảo điện đã bị hỏng. Họ mang chúng đi sửa rồi lại tiếp tục dí nó lên người tôi. Tôi tiếp tục nhẩm Pháp mà lúc này không còn cảm thấy dòng điện giật nữa, mặc dù cảnh tượng lúc đó khá đáng sợ. Tuy vậy tôi không hề sợ hãi và kiên định nhẩm Pháp của Sư phụ. Cái chảo điện bị hỏng một lần nữa và lần này họ không thể sửa được. Họ kéo tôi đứng dậy, tôi vẫn rất bình thản, trong khi họ đều đổ mồ hôi nhễ nhại.

Viên cảnh sát tiếp tục hỏi tôi từ đâu đến nhưng tôi từ chối trả lời. Một người trong số họ định dùng kim đâm vào nách tôi nhưng một cảnh sát khác đã ngăn lại: “Dù sao cũng chỉ là một tiểu cô nương.” Kỳ thực lúc đó tôi đã 35 tuổi và con gái tôi đã 12 tuổi rồi. Sau đó họ bảo tôi vào nhà vệ sinh rửa tay, rồi dẫn tôi đến trước cổng chính. Tôi quay lại nhìn xung quanh không có ai, còn cổng chính thì đang mở. Đây là một điểm hóa rằng tôi có thể về nhà, nhưng tôi đã không ngộ ra. Cuối cùng, tôi bị đưa về quê và bị giam giữ phi pháp trong một tháng.

Vào tháng 10 năm 2000, một lần nữa tôi một mình đi tới Bắc Kinh. Bởi vì trên đường đi có rất nhiều cảnh sát mặc thường phục muốn ngăn cản các học viên, nên tôi đã làm tóc, tô son, ở trên xe lửa không nói một lời nào cho đến khi tới Bắc Kinh. Khi đến được quảng trường Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng nếu chỉ ngồi đả tọa thì quá đơn giản, có lẽ tôi nên mua vải để làm tấm biểu ngữ. Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, một người đứng cầm biểu ngữ sẽ không đủ khí thế, làm thế nào đây? Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi, tôi nhìn quanh để tìm nơi nào có người giống học viên Pháp Luân Công, rồi tới đó để tìm hiểu. Tôi tới gần một nhóm người có nét mặt lương thiện rồi hỏi một người trong nhóm: “Tôi có thể ngồi ở đây không?” Anh ấy đồng ý. Tôi hỏi anh ấy đến từ đâu, anh ấy nói đến từ Thẩm Dương. Tôi hỏi tiếp anh ấy học ở trường đại học nào, anh ấy nói với tôi tên trường của anh ấy. Tôi nói tiếp rằng thầy của tôi dạy cho tôi một bài thơ rất hay, tôi đọc thử hai câu đầu xem anh có biết không:

“Bi tráng lịch sử lưu thuỷ khứ
Hạo khí trung hồn lưu thế gian” (Du Nhạc Phi Miếu, Hồng Ngâm I)

Anh ấy nói rằng mình biết bài thơ này và đọc tiếp hai câu sau,

“Thiên cổ di miếu toan tâm xứ
Chỉ hữu đan tâm chiếu hậu nhân.”

Rồi chúng tôi nhìn nhau mỉm cười.

Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi và tôi đã tìm được rất nhiều học viên ở xung quanh đó. Rất nhiều người trong số họ đến từ những tỉnh thành các khác nhau và đây là lần đầu tiên đặt chân tới Bắc Kinh nên họ không biết phải làm gì tiếp theo. Tôi làm nhóm trưởng, chúng tôi cùng muốn đứng lên để minh oan cho Đại Pháp. Chúng tôi đã mua vải, bút lông và thuốc nhuộm vải màu vàng. Sau đó chúng tôi tới hiệu sách Tân Hoa ở Bắc Kinh để tra từ điển, rồi viết chữ song ngữ Trung – Anh lên các tấm biểu ngữ. Lúc đó tâm tôi rất thuần tịnh và có rất nhiều ý tưởng xuất hiện trong đầu. Ví dụ, tôi đề nghị rằng sẽ không cuộn hoàn toàn tấm biểu ngữ lại, vì như vậy có thể cảnh sát sẽ can thiệp trước khi chúng tôi kịp mở hết tấm biểu ngữ ra. Thay vào đó, chúng tôi gấp thành hình chữ nhật, như vậy có thể kéo cả hai đầu tấm vải cùng một lúc, và nhanh chóng mở tấm biểu ngữ ra. Một điều nữa là không nên cất chúng ở trong túi để tránh việc bị kiểm tra túi xách. Bằng cách đặt biểu ngữ trong áo choàng hoặc áo khoác, một tay chúng tôi có thể giữ được một đầu tấm vải còn tay còn lại nắm lấy và trải ra chỉ trong vòng 3 giây. Chúng tôi đã luyện tập ở khách sạn và đều rất tự tin.

Chúng tôi cũng chia các học viên các nhóm gồm 2 người, những ai có đôi chút sợ hãi sẽ đi cùng với các học viên có chính niệm mạnh mẽ hơn. 12 học viên giữ 6 tấm biểu ngữ và số còn lại sẽ đứng trạm trang luyện bài công pháp thứ 2 (Pháp Luân Trang pháp). Chúng tôi cũng dặn dò mọi người không nói chuyện (để tránh những cảnh sát mặc thường phục phát hiện). Khi đến đó, chúng tôi sẽ đứng cách nhau 2 mét và tỏ ra như không quen biết nhau. Mỗi nhóm sẽ tự đi tìm địa điểm lý tưởng nhất để bắt đầu. Nếu có người hỏi bất kỳ câu hỏi nào, chúng tôi sẽ không trả lời, chỉ tiếp tục làm việc của mình.

Với sự bảo hộ của Sư phụ, ngày 18 tháng 10 năm 2000, chúng tôi đã đến quảng trường Thiên An Môn một cách an toàn. Tổng cộng chiều dài của 6 tấm biểu ngữ lên đến hơn 20 mét. Lúc này có một vài đoàn khách du lịch người nước ngoài từ phía bên phải đi ngang qua và chặn những chiếc xe cảnh sát đang tuần tra. Rất nhiều các học viên khác đến từ khắp Trung Quốc đã bước lên phía trước biểu ngữ cùng chúng tôi luyện bài công pháp thứ hai, khí thế vô cùng lớn. Một vài học viên phương Tây cũng đến và tham gia cùng chúng tôi. Sau đó có hai vợ chồng người phương Tây, cũng đều là học viên, hô vang dòng chữ viết trên biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” và chụp hình cùng với nhóm. Sau khi họ rời đi, chúng tôi tiếp tục cầm biểu ngữ trong suốt hơn 30 phút. Tính cả các học viên Trung Quốc và phương Tây thì có hơn 30 người đã tham gia. Khi cảnh sát ập đến, hầu hết những người trong nhóm đã rời đi an toàn, chỉ có 4 người bị bắt lại, trong đó gồm có tôi.

4. Lời xin lỗi của phó giám đốc trại tạm giam

Sau khi bị giam giữ trong văn phòng liên lạc của tỉnh tại Bắc Kinh, tôi bị chuyển về trại tạm giam ở địa phương, tại đây tôi đã gặp đội trưởng đội an ninh nội địa. Vừa nhìn thấy tôi, ông ấy nói: “Xong rồi, xong rồi, ĐCSTQ vậy là xong rồi.” Vài ngày sau, họ thẩm vấn tôi: “Chị tới Bắc Kinh làm gì?” Tôi nói bảo anh ấy hãy ghi xuống: “Tôi tới Bắc Kinh để hộ Sư hộ Pháp, trả lại sự trong sạch cho Sư phụ của chúng tôi. Pháp Luân Đại Pháp hảo. Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp. Hãy trả lại thanh danh cho Đại Pháp và Sư phụ Lý.”

Trong trại tạm giam, tôi luyện công và nhẩm Pháp của Sư phụ và không nhượng bộ. Một ngày nọ, một vị phó giám đốc trại tạm giam họ Chương đang trực ban, nhìn thấy tôi đang luyện công, liền chỉ vào tôi và nói không được luyện, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt. Tôi nói với ông ấy rằng Pháp Luân Đại Pháp giúp người ta trở thành một người tốt hơn và viên mãn Phật quả. Thêm vào đó, nếu ông ấy làm hại tôi thì sẽ không tốt cho tương lai của mình chút nào. “Thực ra, ông có thể làm tới chức vụ trưởng trại tạm giam là nhờ đức mà ông đã tích được từ kiếp trước,” tôi giải thích. “Sẽ tốt hơn nếu ông có thể vờ như không nhìn thấy gì. Ông có thể nhận được nhiều phúc báo trong tương lai.” Sau khi lắng nghe tôi giảng chân tướng Đại Pháp, ông ấy đồng ý với lời khuyên của tôi và không còn nói những lời tiêu cực với tôi nữa.

Một buổi sáng khi tôi đang luyện công, giám đốc trại giam bước tới chỗ tôi. Ông ấy quan sát tôi luyện bài công pháp thứ 3 và thứ 4 rồi rời đi mà không nói lời nào. Sau đó, một nhân viên trại tạm giam gọi tôi tới văn phòng và quát lớn: “Nếu cô còn dám luyện công lần nữa tôi sẽ cắt trọc đầu của cô đấy!”

Tôi không hề giận dữ mà mỉm cười nới với cô ấy: “Chị biết không, ai cũng muốn làm một người tốt và các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tu Phật. Có thể một ngày nào đó, tất cả những học viên kiên định này sẽ trở thành Bồ Tát hoặc thành Phật.” Tôi nói tiếp: “Vào lúc đó, họ có thể nói với nhau về uy đức vĩ đại đã tích được trong suốt cuộc bức hại này. Một trong số họ có thể sẽ nói thế này: “Tu luyện quả thực rất khó. Bởi vì tôi muốn trở thành một người tốt và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nhưng người cảnh sát đã bắt tôi vào tù và còn cắt trọc đầu của tôi.”

“Tôi biết chị cũng là một người thiện lương. Tôi không nghĩ rằng chị sẽ làm vậy đâu phải không nào?”

Cô ấy cười nói: “Chà, chị nói cứ như những người lớn tuổi trong nhà tôi vậy. Chị biết chuyện gì không? Giám đốc đã chỉ trích tôi và đó là lý do tại sao tôi phải quát mắng chị.”

Tôi đáp: “Tôi biết chứ. Tất cả chúng ta đều muốn làm người tốt. Thực ra nếu có thể vì người tu luyện mà chịu đựng một chút, thì tương lai chị có thể đắc được phúc báo nhiều hơn nữa.”

Sau khi tôi kể cho cô ấy về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp, cô ấy rất vui vẻ và còn đưa cho tôi trà và đồ ăn vặt. Cô ấy cũng khuyến khích tôi luyện công bất cứ khi nào tôi muốn. “Tôi nghĩ Sư phụ của chị ắt phải tự hào khi có một đệ tử như chị,” cô ấy nói một cách chân thành.

Một ngày khác, ông Diệp, một vị phó giám đốc khác, vốn rất nóng tính, nhìn thấy tôi luyện công. “Sao cô dám luyện công trong nhà giam hả?! Ông ấy quát mắng tôi với những lời lẽ thô tục, rồi nói: “Cô quỳ xuống đây ngay!”

Tôi biết mình là một học viên đường đường chính chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, tôi hiểu mình không nên làm vậy nên đã phớt lờ ông ấy.

“Pháp Luân Công! Pháp Luân Công!” Ông ấy hét lên 2 lần nữa nhưng tôi vẫn chẳng động tâm. Ông ấy gào lên lần thứ ba, rồi ngã xuống nền nhà.

Tất cả các tù nhân trong ngục lúc đó đều sửng sốt. Cuối cùng, một người trong số họ lên tiếng: “Có vẻ như phó giám đốc Diệp phải chịu quả báo thật rồi. Không biết ông ấy có sao không.”

Khoảng 40 phút sau, ông Diệp lại xuất hiện ở trước cửa và nhỏ nhẹ hỏi: “Các chị có muốn uống chút trà không?”

Những tù nhân trong ngục lại một phen sửng sốt. “Có chứ, cảm ơn ông!” họ lần lượt đáp lại.

Sự thay đổi chóng mặt khiến mọi người bàn tán suốt cả ngày hôm đó.

“Tôi nhớ một hôm có một người bị cảm và đã hỏi xin uống nước. Lính canh không đồng ý, và còn mắng chửi chúng ta,” một tù nhân khác nói tiếp. “Hôm nay chẳng có ai hỏi xin uống nước mà họ còn mời chúng ta uống trà. Chuyện này lạ quá nhỉ?”

“Lúc đầu ông Diệp bắt cô ấy phải quỳ xuống, vậy mà chỉ một lúc sau đã hỏi chúng ta có muốn uống trà không,” một người kế toán bị bắt vì tội hối lộ nói thêm. “Tôi đoán chắc ông ấy phải sợ lắm và muốn bảo vệ tính mạng.” Một người tội phạm buôn bán ma túy nói: “Tôi đồng ý, hẳn là lúc ngã xuống ông ấy sợ lắm. Giờ thì ông ấy đã biết được uy lực thần kỳ của Pháp Luân Công.”

Khi họ mang trà tới, mọi người tiếp tục bàn tán.

Một người bị bắt vì tội đánh nhau nói: “Ông Diệp ngộ tính thật tốt, người ta nói rằng sau khi đắc tội với Bồ Tát, người ta thắp hương để cầu xin tha tội; sau khi bất kính với mẹ cha thì mời trà để tỏ lòng hối cải. Ông Diệp chắc là mời trà để xin lỗi người học viên Pháp Luân Công và cầu xin tha thứ đó.”

Những người được chứng kiến chuyện này, gồm cả tù nhân và quản giáo đều chấn động và hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp thật thần kỳ.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/12/坚定正念-神迹大显-418271.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/23/191078.html

Đăng ngày 16-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share