Bài viết của Hiểu Thanh tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-02-2021] Tôi ngồi trước một cái bàn đá ở trên núi và đối thoại với một ông lão.

Ông lão: Ngày nay đạo đức nhân loại đang băng hoại. Tham nhũng tràn lan khắp xã hội. Chỉ những ai đấu tranh vì đại nghĩa mới là những dũng sĩ thực sự.

Tôi: Xin ông hãy nói rõ hơn thế nào là đại nghĩa?

Ông lão: Đó chính là đặt người khác lên trước bản thân và nỗ lực kiên trì vì công lý.

Tôi: Ông đang nói đến các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải không?

Ông lão: Ta không dám chắc.

Tôi: Cháu có thể nói rằng các học viên Pháp Luân Công (còn được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp) chính là những dũng sĩ thực thụ. Họ mạo hiểm sinh mệnh của bản thân để truyền phúc âm của Phật Pháp – Pháp Luân Đại Pháp. Họ nào có khác biệt gì so với những thánh đồ cổ đại?

Ông lão: Cháu nói rằng Phật Pháp đang được hồng truyền khắp thế giới. Làm sao cháu có thể chứng minh đó là Chính Pháp?

Tôi: Một người thông qua tu luyện có thể ngộ ra ý nghĩa nhân sinh đích thực của sinh mệnh và minh bạch được mục đích làm người là gì. Ngoài Phật Pháp ra thì liệu còn điều gì có được uy lực khiến người ta giác ngộ như vậy?

Ông lão: Vậy cháu đã chứng kiến có ai đạt được khai ngộ chưa?

Tôi: Chư Thần vô xứ bất tại. Nhưng tại sao một con người phổ thông lại không thể nhìn thấy họ? Họ không thể nhìn thấy là bởi ngộ tính và cơ duyên của họ vẫn chưa đến.

Ông lão: Nếu các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tu luyện Phật Pháp, vậy tại sao họ vẫn tham gia vào những sự tình nơi thế gian con người?

Tôi: Để cháu nói cho ông nghe vì sao các tín đồ Cơ đốc giáo vẫn truyền bá phúc âm dù họ biết đế chế La Mã cổ đại đang đàn áp tàn khốc các tín đồ Cơ đốc? Đó là bởi phúc âm không phải để các tín đồ Cơ đốc độc hưởng, mà là dành cho tất cả chúng sinh. Vì chúng sinh mà bản thân họ không màng chấp nhận nguy hiểm. Ngày nay cũng như vậy. Phúc Âm của Pháp Luân Đại Pháp không dành riêng cho các học viên, mà dành cho tất cả chúng sinh. Vì vậy, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã mạo hiểm sinh mệnh của họ để truyền rộng chân tướng, họ làm việc đó không phải cho bản thân họ.

Ông lão: Vậy sao không chỉ là truyền phúc âm của Đại Pháp cho mọi người? Tại sao họ còn nhắc đến những việc như là họ bị bức hại ra sao, việc đó phải chăng để gây dựng danh tiếng hoặc để nhận được sự hỗ trợ của xã hội?

Tôi: Tại sao những người nguyện hy sinh bản thân để cứu chúng sinh lại không thể vạch trần những việc làm tà ác? Theo quan điểm của cháu, đó thực sự là việc làm từ bi nhằm ngăn chặn những kẻ hành ác và khiến họ từ bỏ việc hành ác bằng cách phơi bày những hành vi xấu xa của họ. Những người tu luyện không thể đợi người khác vạch trần hành vi tà ác cho họ. Những chiến binh nên là người chủ động đi làm chứ không phải chỉ là hy sinh bản thân hoặc bị hạn chế hành động. Việc đó sẽ không giúp ích được gì cả. Hãy nghĩ tới điều này: Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang mạo hiểm sinh mệnh để nói với mọi người rằng đừng bị tà ác lừa dối và phạm phải tội ác không thể tha thứ, đó chẳng phải là hành động đại thiện hay sao?

Ông lão: Ta thực sự cảm động sâu sắc. Ta từng nghĩ rằng một dũng sĩ ngay chính phải có rất nhiều phẩm chất và kiên cường thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh to lớn, nhưng khi so sánh với các học viên Đại Pháp thì quan niệm của ta chỉ là sáo rỗng. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang thực thi sứ mệnh của họ bất chấp nguy hiểm to lớn mới là những dũng sĩ thực thụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/5/419502.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/18/191004.html

Đăng ngày 24-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share