Bài viết của Tân Minh, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thẩm Dương, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-03-2021] Giả ngã là gì và chân ngã là gì? Thể ngộ của tôi là giả ngã bị chấp trước con người dẫn động, còn chân ngã được dẫn dắt bởi phần Thần. Trong quá trình tu luyện, chúng ta cần loại bỏ giả ngã và hồi sinh chân ngã.

Người thường nghĩ họ là chủ thể và ra quyết định, thực ra họ bị khống chế bởi những quan niệm hậu thiên, cảm xúc, truy cầu và tất cả các chấp trước bao gồm: danh, lợi, tranh đấu, hiển thị, tật đố, sắc dục, hoan hỷ, v.v…Rất nhiều các chủng các dạng chấp trước chiếm cứ tâm trí con người. Và khi môi trường xã hội thay đổi, nhiều chấp trước lại càng nảy sinh, chẳng hạn: chấp trước vào Internet, điện thoại di động, máy vi tính, trò chơi điện tử, v.v…khiến con người không thể sống thiếu những thứ đó được nữa.

Trái lại, chân ngã chỉ có một – đó chính là chủ ý thức thuần tịnh mà tất cả những vật chất hậu thiên bám vào phải được loại bỏ. Có vô số giả ngã kiểm soát và thậm chí khống chế chân ngã, kèm theo ảnh hưởng xã hội, khiến cho bản tính thuần chân thuần thiện của chúng ta bị vùi lấp, che mờ.

Làm thế nào để phân biệt giả ngã và chân ngã? Chỉ bằng cách làm theo những gì Sư phụ yêu cầu, tu luyện chiểu theo Pháp, và coi bản thân như một người luyện công thì chúng ta mới có thể phân biệt được giả ngã và chân ngã.

Ví dụ, khi chúng ta gặp mâu thuẫn, nếu chỉ bao biện cho bản thân và chỉ ra lỗi sai của người khác, đó là hành vi của giả ngã; hướng nội tự tìm lỗi mới là chân ngã. Giả ngã là nóng giận, tranh đấu, và dày vò; còn chân ngã là từ bi, bao dung, và thiện lương. Giả ngã theo đuổi danh và lợi, nhưng chân ngã xem nhẹ những điều ấy. Giả ngã là vị tư, còn chân ngã là vô tư. Giả ngã là truy cầu mạnh mẽ, hiển thị, và vui thích; còn chân ngã là hành xử lý tính, ít truy cầu, và bĩnh tĩnh, tường hòa.

Người tu luyện không chỉ phải phân biệt được giả ngã và chân ngã mà còn phải đạt tiêu chuẩn qua quá trình tu luyện tinh tấn. Không làm được thế là do không có chính niệm mạnh, thiếu tinh tấn, và không có trách nhiệm với bản thân.

Chỉ khi phân biệt được giả ngã và chân ngã, tu xuất tâm Thiện, từ bi thì chúng ta mới có thể đề cao.

Giả ngã được hình thành hậu thiên gắn liền với chân ngã. Sinh mệnh nào cũng muốn sống, nhưng tu luyện là có khảo nghiệm sinh-tử giữa giả ngã và chân ngã. Chỉ khi giả ngã chết đi thì chân ngã mới được xuất sinh!

Khi chủ nguyên thần của chúng ta không mạnh, chính niệm không đủ, thì chúng ta không thể buông bỏ chấp trước và phân biệt nổi đâu là giả ngã, đâu là chân ngã. Lúc này, giả ngã sẽ đóng vai trò can nhiễu, cản trở, và điều khiển chủ ý thức làm ra những việc không đáp ứng yêu cầu của một người luyện công. Điều này sẽ tạo điều kiện cho giả ngã tồn tại và lớn mạnh hơn.

Chúng ta nên học Pháp nhập tâm và coi bản thân như là người luyện công, chủ ý thức thanh tỉnh và chính niệm đầy đủ để bài trừ và loại bỏ hết thảy chấp trước và quan niệm con người. Nếu chúng ta luôn hành xử dựa theo các Pháp lý, để chân ngã làm chủ ý thức tư tưởng, là những đệ tử tinh tấn và kiên định, thì giả ngã sẽ dần dần bị diệt và chân ngã sẽ được đánh thức và hồi sinh. Từ đó chúng ta mới có thể đắc quả vị và tiến tới viên mãn.

Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ này bằng đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Hôm nay là ngày lễ Phục sinh, [ngày] sống lại một vị Thần! (vỗ tay nhiệt liệt) Tôi không giảng nhiều nữa; nhân ngày tốt này, phía bên Thần của các đệ tử Đại Pháp hãy phục sinh!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York, lễ Phục sinh năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi VI)

Trên đây là thể ngộ cá nhân ở tầng thứ sở tại. Vui lòng chỉ ra bất cứ điều nào không phù hợp.

Hợp thập!

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/8/421689.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/21/191501.html

Đăng ngày 15-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share