Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 28-03-2021] Gần đây, một đồng tu xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh, khiến cho cuộc sống rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trong khi giúp đồng tu, tôi cũng nhìn lại chặng đường mình đã đi qua, phát hiện đôi khi bản thân không sắp xếp chính lại mối quan hệ giữa tu luyện và gia đình, không nhận ra tư tâm mạnh mẽ trong đó, còn cảm thấy bản thân rất tốt, rất kiên định với Pháp, nhưng trong vô ý đã gây ra tổn thất cho việc cứu độ chúng sinh, mang lại phiền phức cho chính mình.

Ví như, khi bức hại vừa bắt đầu, chồng tôi không lý giải được việc tôi tu Đại Pháp, thường dùng các biện pháp ép buộc ngăn cản tôi tu luyện, thậm chí nhiều lần đe dọa ly hôn. Lúc ấy, tôi thường nói: “Em kiên định tu Đại Pháp, anh muốn ly hôn thì em cũng không còn cách nào.” v.v., tôi đã nói những lời tương tự như vậy. Khi đó, trạng thái thực sự của tôi là, vì tình nên cũng không muốn rời xa chồng, thực lòng cũng lo sợ phải rời xa anh ấy, nhưng vì Đại Pháp mà biểu hiện ra thái độ liều lĩnh, kiểu như làm việc nghĩa không được chùn bước.

Lúc đó tôi cũng không hiểu nên bài xích cái tình ấy, cũng không hiểu thế nào là hướng nội tìm, chỉ biết Đại Pháp tốt, không cho mình tu thì không được, nhưng không biết nên làm sao mới là thực tu và chân tu. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn là thái độ và hành động cứng rắn, tâm tranh đấu không phục. Làm cho người khác cảm thấy vì tu luyện mà không cần gia đình, điều gì cũng không quan tâm, khiến mọi người không thể lý giải. Khi ấy trạng thái tu luyện của cá nhân tôi thể hiện ra là, vì chồng mà tâm rất nhẹ, cũng vì chồng mà tâm rất mạnh. Thường nghĩ, anh mà ảnh hưởng tôi tu Đại Pháp, bất kể thế nào, đều quyết không thể cho phép, không sợ cứng chọi với cứng, nhưng cũng không phải vì chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh mà biết trân quý gia đình và hoàn cảnh tu luyện.

Lúc ấy đã xảy ra những tình huống đáng lẽ không nên xảy ra, cũng có trách nhiệm của tôi trong đó. Nhưng, khi ấy tôi thường cư xử như vậy đó, lại còn cảm thấy bản thân rất kiên định. Khi chia sẻ với đồng tu cũng cảm thấy bản thân rất hợp lý và tự tin, cho rằng mình tốt lắm, tâm duy hộ Đại Pháp kiên cố không gì phá vỡ nổi.

Bây giờ nghĩ lại, kỳ thực chẳng có chút gì tốt cả, lúc đó chỉ nghĩ đến bản thân, biểu hiện bên ngoài dường như duy hộ Đại Pháp, nhưng thực ra là duy hộ bản thân. Còn tranh đấu tới lui với người nhà, chẳng lý trí nói đạo lý, đáng ra nên âm thầm làm tốt những việc bản thân cần làm, ôm giữ tâm từ thiện, dẫu khó khăn ấy như một tảng băng đi nữa, cũng nên dùng cái tâm có thể tan chảy tảng băng mà đi hóa giải mâu thuẫn, không oán không hận, nhẹ nhàng như mưa thuận gió hòa mà cảm hóa người thân.

Tôi đã làm cho gia đình không hiểu, bó tay không biết làm sao, bị động chịu đựng. Bởi vì tôi không làm tốt, kết quả là mâu thuẫn liên tục, ma nạn trùng trùng. Khi không vượt quan, thậm chí từng tức giận và nghĩ trong tâm rằng: “Anh gây rắc rối với tôi vậy ư, để xem ngày nào mà tôi bị bắt thì vừa lòng anh.” Dĩ nhiên lúc nói tôi không nhận thức được rằng tư tưởng xấu này không phải là mình và nên phủ định nó. Về sau do can nhiễu nghiêm trọng từ tình cảm với con trai, con gái, tình cảm vợ chồng, tâm (ham) làm việc, v.v., khiến tôi học Pháp, luyện công, phát chính niệm đều không theo kịp, bị dẫn động bởi mọi vấn đề, bị ma tình thao khống, khó thoát ra được, kết quả bị tà ác dùi vào sơ hở, bị phán xét phi pháp. Thực sự tạo thành tổn thất cho việc cứu độ chúng sinh, cũng tạo vết nhơ cho tu luyện của bản thân.

Sau khi trải qua ma nạn, nhờ sự dẫn dắt của Đại Pháp, thuận theo tâm tính đề cao, tôi đã vượt qua được. Nhưng, vẫn chưa bao giờ nhận thức sâu sắc ra rằng lúc đó mình hiểu sai Pháp lý.

Từ tù oan về nhà, mặc dù không còn dùng tâm thái mạnh mẽ đối đãi với mâu thuẫn, có thể đứng trên cơ điểm cứu độ chúng sinh để giải quyết tốt vấn đề, bình hòa hơn nhiều, đặt rất nhiều công phu vào việc học Pháp, tu tâm và học cách hướng nội tìm. Nhờ sự điểm ngộ từ bi của Sư tôn, lý tính ngày càng thuần thục, hoàn cảnh gia đình cũng ngày càng tốt hơn, thường cảm thấy được bao bọc trong một trường năng lượng tường hòa.

Nhưng cho đến khi nhìn thấy vấn đề của đồng tu, thì trước đó tôi vẫn vì cái dũng khí của người thường (chưa vứt bỏ) mà dương dương tự đắc, cảm thấy như thể tôi đã làm được điều gì đó cho Đại Pháp. Tuy nhiên, bây giờ quay đầu nhìn lại, hiểu rằng nên đề cao nhận thức, quy chính lại những nhận thức thiếu sót vào thời điểm ấy.

Còn đối với việc chồng phàn nàn vì tôi bị bắt giam phi pháp mà ảnh hưởng đến việc học hành của con, tôi cứ cư xử như kiểu vàng thật không sợ lửa, không thừa nhận sai lầm, thường nhấn mạnh là do tà đảng bức hại. Vì việc này mà dẫn đến thái độ bất mãn của chồng đối với tôi, thỉnh thoảng anh ấy cứ nói mấy câu oán trách.

Bây giờ nghĩ lại, mặc dù là bức hại của tà đảng, nhưng từ khía cạnh tu luyện mà nói, vì tâm tính bản thân xuất hiện thiếu sót quá lớn, tà đảng mới có cớ bức hại, từ đó mang lại cho người nhà sự tổn thương và chịu đựng quá lớn trong tâm. Đây chẳng phải là trách nhiệm của tôi sao? Đáng ra tôi nên nhận ra rằng vì bản thân tu luyện thiếu sót mới tạo thành tổn thất cho người nhà. Khi tôi nhận thức được điểm này, sau khi trong tâm chân thành xin lỗi người nhà, thì chồng cũng không vì chuyện này mà oán trách tôi nữa.

Sư tôn giảng:

“Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta không có bất kỳ lý do gì nhấn mạnh bản thân đúng, và đổ lỗi cho người khác về điều này không tốt, điều kia không tốt, v.v.. Dẫu có dùng lý của người thường để đo lường, và thấy rằng họ có nhiều chỗ thực hiện không tốt, thậm chí quá nhiều, nhưng chúng ta nên dùng tiêu chuẩn Đại Pháp để đo lường bản thân. Nếu chúng ta dùng lý người thường để đo lường, chẳng phải chúng ta cũng là người thường hay sao? Nào có khác chi người thường?

Nhìn thấy vấn đề của đồng tu, tôi suy nghĩ lại những thiếu sót trong quá trình tu luyện của bản thân, tôi rất cảm ơn những chúng sinh đã tạo ra mâu thuẫn cho chúng tôi, cung cấp cơ hội đề cao tâm tính cho chúng tôi. Nào là chuyện giữa mẹ chồng, giữa anh chị em, giữa chị chồng, giữa hàng xóm, giữa đồng nghiệp, hoặc bất kỳ chuyện gì khiến bản thân động tâm, đều là những thứ bản thân cần tu bỏ, cần hướng nội tìm xem đó là gì rồi loại bỏ nó và giải thể nó. Những người hữu duyên bên cạnh chúng ta, đặc biệt là người thân, tất cả họ và chúng ta đều đến từ các thiên thể xa xôi, chỉ để cuối cùng được Pháp Luân Đại Pháp cứu độ, chúng ta không thể phụ lòng họ. Ân oán của con người thế gian không chạy khỏi cái vòng danh lợi tình, những thứ này quá nhỏ quá nhỏ, chuyện cứu độ chúng sinh mới là trọng đại, trọng đại.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Cần tu luyện một cách phù hợp ở mức lớn nhất với trạng thái của xã hội người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Trong đệ tử Đại Pháp cũng có hiện tượng ly hôn, có nhiều đồng tu bị ép buộc ly hôn trong thời gian bị bức hại. Đồng tu trong cuộc và đồng tu bên cạnh cũng nên hướng nội tìm, xem xem cách bản thân đối đãi với vấn đề tu luyện và hôn nhân gia đình, liệu đã sắp xếp đúng đắn mối quan hệ này chưa. Gia đình giống như một đầu mối trọng yếu, kết nối một quần thể rộng lớn, và những chúng sinh trong đó có duyên phận rất lớn với chúng ta. Giải quyết tốt mối quan hệ gia đình, cũng là cứu độ chúng sinh, là trách nhiệm với chúng sinh. Tôi cảm thấy trân quý Đại Pháp, ấy cũng là trân quý gia đình, trân quý chúng sinh, cũng là chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh.

Chúng ta là đồ đệ Đại Pháp hạ thế trợ Sư chính Pháp, việc của chúng ta là từ bi cứu độ chúng sinh. Ân oán giữa người với người đều là màn kịch diễn, vứt bỏ ân oán cá nhân, vượt qua ân oán cá nhân, cứu người mới là vị trí số một. Mặc dù không hoàn toàn buông bỏ hết được những ân oán đó, nhưng nó cũng không đáng kể, là chuyện nhỏ không đáng để bận tâm, cứu độ chúng sinh mới là đại sự căn bản trong vũ trụ. Có thể thực sự cứu được người, những chuyện khác đều không quan trọng.

Mấy năm trước, chồng tôi ngoại tình. Tôi gọi điện thoại cho người phụ nữ ấy, tôi nói: “Bất kể thế nào, hãy gác lại những ân oán cá nhân giữa chúng ta hôm nay, chị muốn nói với em Pháp Luân Đại Pháp là gì, chị hy vọng em có thể được cứu. Cho dù nhân duyên của chúng ta là gì, ác duyên cũng được, thiện duyên cũng được, vô luận là bao nhiêu ân oán, chỉ là ân oán giữa cá nhân chúng ta, để em có thể thực sự nhận thức được Đại Pháp, minh bạch chân tướng Đại Pháp, đây mới là điều chủ yếu nhất.”

Rồi tôi nói với cô ấy Pháp Luân Đại Pháp là gì, tiếp theo giảng cho cô ấy vì sao phải tam thoái (thoái khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng). Sau khi cô ấy nghe xong, cô ấy nói: “Mẹ của bạn học em tu Đại Pháp, nên em đã thoái rồi.” Cô ấy có tâm cung kính Đại Pháp, vì vậy cô ấy cũng thể hiện sự tôn trọng với tôi. Tôi cảm thấy rất vui vẻ yên tâm, cô ấy đã là một sinh mệnh được cứu. Mặc dù khi đó tôi chưa buông bỏ hết oán hận và bất bình đối với cô ấy, nhưng tôi muốn gạt những thứ đó sang một bên, tôi biết mình nhất định sẽ bỏ được rất nhanh thôi. Về sau cô ấy có một bến đỗ rất tốt đẹp, còn gia đình của tôi nhờ Phật ân hạo đãng của Sư tôn mà bước qua được ma nạn, trở thành một gia đình đáng ngưỡng mộ trong mắt của người thân và bạn bè.

Một số đồng tu bị ép buộc ly hôn trong thời gian bị bắt giam phi pháp. Khi trở về nhà, chồng cũ hối hận muốn quay lại, một số bị đồng tu cự tuyệt, dĩ nhiên mọi chuyện đều có nguyên nhân khác nhau. Nhưng mà, liệu (đồng tu) có đứng tại góc độ của họ và cơ điểm cứu người mà suy nghĩ kỹ càng về vấn đề này không, nên đối đãi như thế nào, ôm giữ tâm khoan dung, từ bi mà giảng rõ chân tướng, hóa giải mâu thuẫn, để họ có thể thực sự được cứu. Đồng tu cảm thấy bản thân buông bỏ được cái tình rồi, không có gia đình vướng víu và can nhiễu, điều này càng có lợi cho tu luyện bản thân, càng có nhiều thời gian đi ra ngoài giảng chân tướng, nhìn có vẻ không sai, tất cả là vì tu luyện, vì Pháp, vì cứu người. Tuy nhiên, nếu không sắp xếp tốt mối quan hệ này, giải quyết tốt những chuyện này, sẽ dẫn đến sự khó hiểu cho biết bao nhiêu người thân, bạn bè và những người xung quanh, từ đó có thể mất đi cơ duyên được cứu, tạo thành rất nhiều tổn thất khó vãn hồi. Còn có đồng tu sau khi làm thủ tục ly hôn xong, không có làm thủ tục tái hôn mà quay lại sống chung, điều này không phù hợp với tiêu chuẩn tu luyện Đại Pháp, một số mang lại cho bản thân những ma nạn hoặc nghiệp bệnh can nhiễu, ảnh hưởng đến việc cứu người.

Trong đệ tử Đại Pháp xuất hiện hiện tượng ly hôn, ở đây có bức hại từ tà ác, hoặc an bài và can nhiễu từ cựu thế lực, nhưng cũng có rất nhiều nguyên nhân do chúng ta không thực hiện tốt mà ra. Đôi khi, có thể vì bỏ đi cái tình, mà đồng tu cư xử thờ ơ với chồng, thái độ không lạnh nhạt cũng không nồng ấm; nếu dùng từ của người thường mà nói, căn bản không có tiếng nói chung; một số vì quá nặng tình mà chấp trước và bị giới hạn quá mức; một số vì làm “ba việc” mà chỉ chăm bẵm bản thân, bỏ qua gia đình; thậm chí một số khiến gia đình cảm thấy vì Đại Pháp mà cư xử không có tình người, trong tâm chỉ có Đại Pháp, ngoài ra không có gì khác nữa.

Tóm lại, vì bản thân không làm tốt nên một khi có sự can thiệp từ bên ngoài, rất dễ dẫn đến rạn nứt hôn nhân. Đây là không có sắp xếp đúng đắn mối quan hệ giữa tu luyện và gia đình. Gia đình là hoàn cảnh tu luyện, là cửa sổ cứu độ bạn bè thân quyến, duy hộ tốt mối quan hệ gia đình chính là cứu độ chúng sinh. Tất cả điều gì xảy ra trong cuộc sống gia đình, đều có nhân tố cho chúng ta đề cao trong tu luyện.

Trên đây chỉ là một chút nhận thức cá nhân. Tôi chỉ nói về một số tình huống đại khái về những gì tôi đã thấy và nghe, nếu có chỗ nào không phù hợp, mong đồng tu lượng thứ. Tôi chỉ muốn mượn một số hiện tượng như vậy để nói một chút nhận thức cá nhân về việc sắp xếp chính lại mối quan hệ giữa tu luyện và gia đình, nếu có chỗ nào thiên lệch, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/28/422606.html

Đăng ngày 06-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share