Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 27-03-2021] Người tu luyện nhiều tâm gì, sẽ có nhiều quan tương ứng; nặng quan niệm gì, sẽ phó xuất tương ứng không ít. Tâm lo lắng của tôi khá nặng, trong cuộc sống thường ngày, tôi hay suy nghĩ về con trai con gái, anh chị em, đồng tu, họ hàng, bạn bè… vài ngày lại gọi điện thoại hỏi thăm: “thế nào rồi?” Đôi khi đả tọa hoặc luyện bão luân cũng nghĩ ngợi miên man chẳng dứt…

Trong thời gian học Pháp gần đây, tôi nhận ra rằng: Mỗi cá nhân, chẳng qua chỉ là một vai diễn trên khán đài lịch sử, dẫu cho gia đình thân thiết nhất cũng vậy thôi, tất cả đều đang bước đi trên con đường riêng của mình, ai có thể thay đổi ai, kiểm soát ai kia chứ? Vì bận lòng mà nhiều nhân tâm và quan niệm trở nên phức tạp, mang lại không ít phiền phức cho tu luyện của bản thân.

Tôi phát hiện mình nhìn không thuận mắt ai đó, muốn kiểm soát ai đó, hoặc muốn thay thế ai làm gì đó, v.v., cũng nhiều nguyên nhân do tâm này sinh ra. Tôi tự hỏi mình: liệu người khác có thể dễ dàng cải biến mình không? Câu trả lời là: không thể. Vậy mình có thể cải biến người khác không? Câu trả lời là: càng không thể. Sinh mệnh đều có cá tính, tính khí, tính cách độc lập riêng, đều mang đặc điểm của các đại khung khác nhau. Ngoại trừ Đại Pháp ra, thì điều gì có thể cải biến một sinh mệnh nhỉ? Khi nghĩ như vậy thì bận tâm cũng giảm đi nhiều.

“Bận tâm” không phải là chân ngã, mà là quan niệm hậu thiên hình thành, mọi người thường rất khó ý thức được sự bất hảo của nó, cho rằng đó là thể hiện quan tâm đến người khác, và chúng ta cũng không chú ý đến nó. Nhưng nó cũng là sinh mệnh, đôi khi khiến bạn “nghĩ” một cách mãnh liệt, càng nghĩ nó càng bành trướng. Chỉ có học Pháp nhiều, phát chính niệm nhiều, mới có thể không ngừng cắt giảm nó.

Khi tôi còn nhỏ, người già thường nói: “Ngay cả một con chim sẻ mù, Trời cũng không để nó chết đói.” Lúc đó tôi lo lắng nghĩ: “Chim sẻ mù thì làm sao bắt mồi? Làm sao sinh tồn?” Sau này tu luyện rồi mới hiểu, mặc dù chim sẻ mù nhưng Thần vẫn ban cho nó một con đường sống, nếu chết đói cũng là an bài, là hoàn nghiệp, là Thiên lý. Có thể vì từng mắc nợ ai đó?

Nói thẳng ra, bận tâm là do không hiểu Thiên lý. Bận tâm là rất nặng tình, là cái bẫy của người tu luyện. Minh bạch rồi thì không nên quanh quẩn trong “bận tâm” nữa, khi lại có niệm đầu này, đừng thuận theo nó mà suy nghĩ, lập tức diệt nó! Khi sợi dây tình xuất hiện, đừng trượt theo nó, lập tức thanh trừ nó! Càng tinh tấn càng tiết kiệm công sức, càng lười biếng càng phó xuất nhiều hơn, đôi khi buông lơi an dật một chút, có thể sau đó phát hiện rằng: để bắt kịp, phải đặc biệt phó xuất rất nhiều.

Đừng luẩn quẩn trong bận tâm, một chút cũng đừng.

Đây là một chút ý kiến nông cạn trong tầng thứ cá nhân hiện tại.

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/27/放下牵挂-421011.html

Đăng ngày 06-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share