Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
Tên: Trịnh Lập Bân(郑立彬)
Giới tính: Nam
Tuổi: 38
Địa chỉ: chưa rõ
Nghề nghiệp: Nhân viên Tập đoàn Charoen Pokphand ở thành phố Giai Mộc Tư
Ngày mất: ngày 1 tháng 6 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: ngày 27 tháng 11 năm 2004
Nơi bị giam gần đây nhất: Bệnh viện công an Bắc Kinh(北京市公安医院)
Thành phố: Giai Mộc Tư
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, cưỡng ép tiêm/uống thuốc, đánh đập, biệt giam, tra tấn, bức thực, tống tiền, kìm hãm thể xác, thẩm vấn, giam cầm.
[MINH HUỆ 05-02-2010] Học viên Pháp Luân Công, anh Trịnh Lập Bân đã bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại tàn nhẫn, vì anh đã vạch trần những lời dối trá và các cách thức lừa gạt –cụ thể là, một câu chuyện bịa đặt vu khống – được ĐCSTQ sử dụng để đàn áp Pháp Luân Công. Để khiến vụ bê bối chìm xuống, ĐCSTQ đã tra tấn dã man anh Trịnh, khiến anh nhiều lần ở trong cơn nguy kịch. Anh Trịnh qua đời vào ngày 1 tháng 6 tháng 2010, lúc 38 tuổi.
Anh Trịnh Lập Bân là nhân viên Tập đoàn Charoen Pokphand ở thành phố Giai Mộc Tư. Anh bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1994. Anh hướng bản thân theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn và sống tốt với những người khác. Đồng nghiệp và những người quen biết đều quý mến anh.
Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh Trịnh bị bắt và bị giam nhiều lần vì niềm tin của mình. Anh bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư, Trại giam cục an ninh Bắc Kinh, Trại giam số 1 Bắc Kinh, Đội điều động Bắc Kinh Đoàn Hà, Trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh Đoàn Hà, Trại giam quận Hải Điến, Bệnh viện công an Bắc Kinh, và Bệnh viện số 309. Anh nhiều lần bị sốc điện bằng dùi cui với hiệu điện thế cao, bị biệt giam trong 17 ngày, và bị bịa đặt bởi CCTV (Đài truyền hình trung ương Trung Quốc). Anh đã trải qua những hình thức tra tấn vô nhân tính nhất, cơ thể bị chấn thương nghiêm trọng, và bị áp lực rất lớn từ chính quyền.
Tiết lộ sự thật về câu chuyện bịa đặt của CCTV
Ngày 17 tháng 7 năm 2001, chương trình Phỏng vấn tiêu điểm của CCTV đã đăng một câu chuyện vu khống bịa đặt về Pháp Luân Công như một phần của chiến dịch chống lại việc tập luyện, đang diễn ra của ĐCSTQ. Nó được bịa đặt bởi ĐCSTQ và sau đó được các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ thổi phồng lên. Điều này được tuyên truyền nhiều hơn sau sự kiện “Tự thiêu ở Quảng Trường Thiên An Môn” được dàn dựng vào đầu năm 2001 để chuyển thành ý kiến công khai chống lại Pháp Luân Công, và biện hộ cho việc thực hiện cuộc bức hại tàn khống. ĐCSTQ cố ép anh Trịnh trở thành một phần của câu chuyện Tiêu điểm mũi nhọn ngày 17 tháng 6. Anh đã từ chối tham dự chương trình cho dù bị sốc điện và tra tấn tàn bạo. Tuy nhiên, đoạn băng hình lại chiếu một số cảnh quay về anh Trịnh. Anh đang nói về tra tấn trong các cảnh quay đó, nhưng chính quyền lại dùng đoạn băng đó để lừa gạt người dân.
Sau hơn ba năm bị giam cầm, anh Trịnh được thả, nhưng sức khỏe của anh đã xuống cấp đến mức anh không thể tự chăm sóc cho bản thân. Là người duy nhất biết tình tiết bên trong buổi Phỏng vấn tiêu điểm ngày 17 tháng 7, hiện giờ được tự do, anh Trịnh đã tiết lộ sự thật của vụ việc này. Thông tin được đăng tải trên Minh Huệ Net (bản tiếng Trung và tiếng Anh)
Thoát khỏi trại giam
Ngày 2 tháng 6 năm 2000, khoảng 160 học viên Đại Pháp ở thành phố Giai Mộc Tư đã tổ chức một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tại Tứ Phong Sơn, công an đã bất ngờ khám xét buổi hội thảo. Anh Trịnh và bảy học viên khác đã bị bắt và bị đưa đến Trại giam Giai Mộc Tư. Tại trại giam, anh Trịnh đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Lý Đức Quyền, đội phó thi hành công vụ, và một viên chức khác đã bức thực anh Trịnh. Lý Đức Quyền đã cạy miệng anh Trịnh bằng một mảnh tre. Anh Trịnh đã cắn và làm gãy miếng tre đó. Lý Đức Quyền sau đó đã chọc vào miệng anh Trịnh bằng miếng tre gãy, ngay tức thì miệng anh đã chảy máu. Cuộc bức thực không thể tiếp tục.
Bức hình tái hiện lại cảnh bức thực tàn bạo
Lính canh còng tay anh Trịnh, khóa anh lại và xích anh vào một chiếc giường với hai tay và chân duỗi thẳng và bị khóa ở các chân giường. Họ tiêm cho anh nhiều loại thuốc không rõ. Hai ngày sau, họ đưa anh đến một phòng khác và khóa anh vào các vòng tròn ở trên nền nhà với hai tay và chân duỗi thẳng, một cách tra tấn thường dùng với các tử tù. Họ giữ anh theo cách này hơn 20 ngày. Sau đó họ đưa anh đến Trại lao động cưỡng bức Giai Một Tư để giam anh trong một năm.
Ngày 3 tháng 11 năm 2000, anh Trịnh và mười học viên đã trốn thoát khỏi Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư. La Cán, bí thư Ban Tư pháp chính trị quốc gia, đã rất giận dữ và đích thân đến Hắc Long Giang, ông ta đưa ra một lệnh truy nã cấp quốc gia và ra lệnh, “Đánh những người đó đến chết khi họ bị bắt”.
Gia đình anh Trịnh đã chịu nhiều áp lực nặng nề từ chính quyền. Em gái anh Trịnh lúc đó đang ở Thẩm Dương. Thôi Vinh Lợi, đội trưởng Đội an ninh nội địa phân trạm Hướng Dương ở Giai Mộc Tư, đã đến Thẩm Dương để đe dọa cô và cố tìm kiếm về chỗ ở của anh Trịnh. Họ cũng giám sát điện thoại của cô. Họ đưa vài người đến quấy nhiễu một người họ hàng của anh Trịnh sống ở huyện Đông A, tỉnh Sơn Đông
Không cử động được vì tra tấn dã man
Để tránh bị bắt giữ, anh Trịnh đã trở thành vô gia cư. Ngày 22 tháng 2 năm 2001, anh bị công an ở Cục an ninh quốc gia Bắc Kinh bắt giữ tại khu dân cư Vĩnh Lạc ở Bắc Kinh, cùng với ông Chu Căn Chính, một học viên Pháp Luân Công, cùng vợ ông, và hai học viên khác.
Các viên chức đã thẩm vấn phi pháp anh Trịnh trong ba ngày ba đêm, tổng cộng 72 giờ, và không cho anh ngủ trong thời gian đó. Anh Trịnh từ chối trả lời các câu hỏi của họ và đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Chiều ngày 25 tháng 2, họ đã bịt mắt anh Trịnh và đưa anh đến một ngôi nhà ở một chỗ hẻo lánh, nơi có nhiều công an và bác sĩ ở đó, mặc thường phục. Ở tầng hai của ngôi nhà, có khoảng bảy thành viên Cục an ninh quốc gia đã trói anh Trịnh vào ghế và bức thực anh. Cuộc bức thực kéo dài trong hai ngày, kết quả là mũi và miệng của anh bị chảy máu rất nhiều. Ngày 28 tháng 2, Lý Tĩnh, phó giám đốc Trại lao động cưỡng bức Tân An ở Bắc Kinh, Trình Thúy Nga đội trưởng Đội 2 và Tiêu Học Tiên, đội trưởng Đội 3, tra tấn và lăng mạ anh Trịnh để ép anh “chuyển hóa” và cung cấp thông tin về các học viên khác. Họ sốc điện anh nhiều lần và còng tay anh vào ghế. Họ thay phiên nhau sốc điện anh bằng hai cái dùi cui điện 100.000 (V) mỗi lần một tiếng. Cằm, hai tay, thân, hai bên nách và hai bên đùi của anh Trịnh có đầy những vết thương bởi tra tấn. Hai tay anh bị sưng tấy và anh còn không thể tháo thắt lưng. Sau khi bị tra tấn, anh thường xuyên bị đau thắt ngực.
Bức hình tái hiện cảnh bị sốc điện bằng dùi cui điện.
Sau đó, chính quyền nhốt anh Trịnh ở một phòng tối trong 17 ngày. Anh không bỏ cuộc và Cục an ninh quốc gia không thể làm điều họ muốn. Ngày 9 tháng 3 năm 2001, chính quyền ở thành phố Giai Mộc Tư đưa anh Trịnh đến Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư. Họ giam anh 1 tháng trong phòng biệt giam. Căn phòng nhỏ lạnh lẽo và ẩm thấp, không có đệm hoặc giường ngủ. Anh Trịnh bị ép phải ngủ trên sàn nhà, và sức khỏe của anh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh xuất hiện các vết loét ở phần bên dưới cơ thể, kết quả của việc bị ngược đãi.
Trong lúc đó, Cục an ninh quốc gia Bắc Kinh đã tẩy não ông Chu Căn Chính và các học viên bị giam khác bằng cách sử dụng nhiều cách thức gây áp lực mạnh mẽ. Dùng việc ông Chu bị ép phải “thú nhận”, chính quyền bắt đầu chế tạo một câu chuyện để dùng nó chống lại Pháp Luân Công. Các viên chức tin rằng anh Trịnh có giá trị trong kế hoạch của họ, vào ngày 17 tháng 4 năm 2001, các viên chức ở Cục an ninh quốc gia Bắc Kinh đã đưa anh Trịnh về Bắc Kinh và bí mật giam anh tại Trại giam Cục an ninh quốc gia Bắc Kinh. Họ bắt đầu một vòng sốc điện và đánh đập khác để buộc anh Trịnh phải bỏ cuộc và hợp tác với trò biểu diễn của truyền thông ĐCSTQ.
Giữa tháng 5 năm 2001, nhiều người ở Phòng Điều Trần cố ghi hình anh Trịnh nhưng anh đã cự tuyệt. Ngày 16 hay 17 tháng 5, trưởng khu Lưu và trực ban đã đưa anh Trịnh vào một phòng. Họ đẩy anh xuống đất, dẫm lên anh và sốc điện anh bằng nhiều dùi cui điện. Họ cố ép anh viết “chuyển hóa”, nhưng anh từ chối. Họ sau đó tiếp tục tra tấn anh đến trưa.
Bức hình tái hiện cảnh bị sốc điện bằng dùi cui điện.
Sau đó, trưởng khu Lưu đưa đến vài tờ giấy, một cái bút và một cuốn từ điển, và nói anh Trịnh viết một bản tuyên bố trong giờ nghỉ trưa. Sau 1 giờ chiều, Lưu nói với anh Trịnh, “Không phải tôi là người ép anh phải viết một tuyên bố “chuyển hóa”. Đó là chỉ đạo từ cấp trên. Không dễ gì cho một thanh niên trẻ như tôi trở thành người đứng đầu một khu vực. Tôi phải đạt được gì đó”. Anh Trịnh vẫn cự tuyệt viết tuyên bố. Sau đó vài lính canh đã đánh và đá anh, sốc điện bằng dùi cui điện. Lưu đột nhiên đặt hai dùi cui điện dưới hai bên nách của anh Trịnh và sốc điện anh. Tim của anh Trịnh bắt đầu đập thất thường và anh gần như bị nôn do sốc điện.
Bức hình tái hiện cảnh sốc điện dã man bằng dùi cui điện.
Ông Chu Căn Chính và hai học viên khác được coi là những người nhanh chóng tham gia vào câu chuyện bịa đặt tin tức của họ. Chính quyền tẩy não họ bằng những cách thức gây áp lực mạnh mẽ và tra tấn họ bằng nhiều cách như sốc điện. Tra tấn kéo dài khiến họ bị nhầm lẫn, sợ hãi cùng cực, và tin vào lời bịa đặt của ĐCSTQ rằng họ sẽ được thả nếu hợp tác thực hiện chương trình. Truyền thông ĐCSTQ đã lợi dụng các học viên bị bức hại và làm ra buổi phỏng vấn trở thành buổi phỏng vấn Tiêu điểm mũi nhọn cho CCTV. Sau đó, sức khỏe và tinh thần của ông Chu đã hồi phục. Ông đã yêu cầu hủy bỏ chương trình thu hình và phản đối việc làm giả lời khai của ông. Tuy nhiên, không ai nghe lời ông. Ông bị kết án 13 năm tù và bị đưa đến một nơi xa xôi để thi hành bản án. Tất cả những người tham gia khác đều nhận những hình phạt khắc nghiệt và bị đưa đến nhiều nơi khác nhau để thụ án. Anh Trịnh bị kết án hai năm lao động cưỡng bức, bất chấp việc thiếu hoàn toàn bất kỳ chứng cứ tội phạm nào.
Anh Trịnh bị đưa đến Trại giam số 1 và sau đó là Đội Điều Phối Đoàn Hà Bắc Kinh. Ngày 7 tháng 11 năm 2001, anh bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà. Trại lao động này là một trong những nơi bức hại các học viên Pháp Luân Công dã man nhất. Trong hai năm lao động cưỡng bức, Lý Ái Dân, giám đốc trại lao động cưỡng bức, và lính canh ở Đội 7 đã đánh anh tàn nhẫn. Anh Trịnh đã phản đối bức hại và kiên quyết cự tuyệt thực hiện các bài thể dục của trại lao động. Anh từ chối lao động nặng nhọc và từ chối tuân theo các chính sách được sắp xếp bởi trại lao động. Anh cũng tận dụng mọi cơ hội để giảng rõ sự thật cho các tù nhân.
Những học viên từ chối bị “chuyển hóa” đều bị gia hạn phi pháp thời gian giam giữ. Các viên chức đã chuẩn bị văn bản và lên kế hoạch kéo dài thời hạn của anh Trịnh. Lý Tĩnh, phó giám đốc mới của trại lao động, biết rằng anh Trịnh đã nộp đơn kiện chống lại ông ta, nên Lý đã cố gắng đưa anh Trịnh về thành phố Giai Mộc Tư.
Ngày 17 tháng 4 năm 2003, Trương Hoành Quang, trưởng Đồn công an Hướng Dương và một công an khác đã đưa anh Trịnh về Giai Mộc Tư. Đó là ngày mà thời hạn giam của anh kết thúc. Họ đã lừa gạt anh và đưa anh đến Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư. Hứa Hằng Cơ, trưởng Bộ phận quản lý Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư, đã nhận anh Trịnh mà không cần bất cứ trình tự pháp lý nào, để tiếp tục bức hại anh. Lính canh đã nhốt anh Trịnh trong một phòng tối và xích anh vào giường để anh không đứng dậy được. Họ còng tay anh ở hai vị trí đối diện của chiếc giường hơn 3 tháng, đến khi xương sống của anh trở nên biến dạng. Anh Trịnh đã nhiều lần yêu cầu Vương Hồng Minh, công tố viên ở trại lao động, để đệ đơn kiện chống lại trại lao động và phòng công an. Một viên chức ở Viện kiểm sát nói với anh nộp đơn kiện sau khi anh được thả, nói đó là chính sách của chính phủ. Anh Trịnh bị giam trong 3 tháng 19 ngày tại Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư trước khi được thả. Công an địa phương đã buộc gia đình anh Trịnh ký vào một cam kết bảo đảm trước tiên, vì anh Trịnh vẫn kiên định tập luyện Pháp Luân Công. Anh được thả vào ngày 7 tháng 8 năm 2003.
Vẫn kiên định cho dù bị bức hại nghiêm trọng
Anh Trịnh tìm được việc làm ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2004. Anh đến Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 11 và ở tại nhà học viên Lý Húc Bằng tại quận Hải Điến. Công an ở Đồn công an Mã Liên Oa đã xông vào khu dân cư lúc 1 giờ sáng ngày 26 tháng 11 khi họ đang ngủ. Công an đã bắt anh Trịnh, ông Lý và ông Mã Vạn Lý rồi trùm đầu họ. Công an cũng lấy đi máy in, đĩa CD và nhiều cuốn sách Pháp Luân Công.
Ba học viên bị đưa đến Đồn công an Mã Liên Oa và sau đó là Trại giam quận Hải Điến. CẢ ba người phải chịu những mức độ khác nhau của cuộc bức hại. Ông Lý bị bất tỉnh hai lần vì tra tấn và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu cả hai lần. Công an đánh anh Trịnh dã man đến mức làm thủng màng nhĩ của anh, khiến anh bị mất khả năng nghe. Anh đã tuyệt thực trong 12 ngày để phản đối bức hại, và anh bị bức thực nhiều lần. Trong một lần bức thực, mũi, mồm và hai tai của anh bị chảy máu không ngừng và sức khỏe của anh rất yếu.
Lính canh đưa anh Trịnh đến Bệnh viện công an Bắc Kinh ngày hôm sau, nơi họ hút máu anh lúc anh đến. Họ cùm tay chân anh vào giường. Họ truyền hàng ngày cho anh hơn 10 chai thuốc không rõ tên trong hai tuần, sau đó số lượng thuốc giảm xuống còn 7 chai một ngày. Bệnh viện dùng vũ lực hút máu anh Trịnh và đề nghị anh phẫu thuật miễn phí. Bác sĩ yêu cầu anh ký vào một biên bản đồng ý phẫu thuật, anh Trịnh đã từ chối. (lúc ở nhà anh Trịnh đã đọc được các báo cáo truyền thông liên quan đến chính quyền ĐCSTQ lấy nội tạng của học viên Pháp Luân Công. Anh nghĩ công an đang cố lấy nội tạng của anh, nhưng họ sau đó đã bỏ cuộc vì những lý do không rõ). Hai tay và chân anh bị cùm vào giường trong suốt thời gian anh ở tại Bệnh viện công an. 25 ngày sau, vào ngày 27 tháng 12 năm 2004, nhiều người ở Đội an ninh quốc gia quận Hải Điến đã đưa anh Trịnh đến Bệnh viện 309 ở Bắc Kinh, một bệnh viện quân đội. Nhân viên y tế đã cố gây áp lực để anh phải truyền IV, nhưng anh kiên quyết từ chối.
Người ở Đội an ninh quốc gia quận Hải Điến thấy rằng anh Trịnh đang trong cơn nguy kịch. Ngày 31 tháng 12 năm 2004, họ tiêm nhiều loại thuốc vào người anh và đưa anh đến ga tàu trong một xe cấp cứu quân sự. Hai nhân viên an ninh đưa anh lên tàu. Nhiều công an địa phương đưa anh về Giai Mộc Tư ở tỉnh Hắc Long Giang.
Đó là ngày 1 tháng 1 năm 2005 khi anh Trịnh trở về Giai Mộc Tư. Công an Trần Vạn Hữu ở đội an ninh quốc gia địa phương đã đưa anh đến Trại giam thành phố Giai Mộc Tư và giam anh ở đó bất chấp sự thật rằng anh Trịnh đang ở tình trạng nguy hiểm. Ông ta cam kết với chính quyền trại giam rằng ông ta sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm với bất cứ điều gì xảy ra với anh Trịnh. Tuy nhiên, trại giam vẫn từ chối nhận anh, và Trần phải thả anh vào ngày 2 tháng 1.
Qua đời khi còn trẻ
Anh Trịnh Lập Bân và hai học viên khác đã bị công an ở Đồn công an Kiều Nam đưa đi trong lúc đang phát các cuốn sách về Pháp Luân Công ở ngoại ô Giai Mộc Tư vào mùa hè năm 2005. Công an đã thẩm vấn riêng biệt ba học viên. Xe máy của anh Trịnh bị tịch thu và anh bị đánh bầm tím khắp người. Anh đã trốn thoát được vào ngày hôm đó.
Anh Trịnh đã chịu nhiều tra tấn mất nhân tính trong thời gian dài và áp lực nặng nề từ chính quyền. Kết quả là sức khỏe của anh bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là từ lúc anh bị tiêm hàng chục chai thuốc không rõ tên ở Bệnh viện công an Bắc Kinh. Theo gia đình anh, anh đã chịu nhiều đau đớn khủng khiếp từ lúc anh về nhà. Bụng anh bị sưng tấy và anh gặp khó khăn khi cử động trong sáu tháng trước khi qua đời.
Báo cáo trước đó:
https://en.minghui.org/html/articles/2005/4/1/59081.html
https://en.minghui.org/html/articles/2007/4/15/84572.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/2/5/历种种酷刑-郑立彬含冤离世(图)-235898.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/2/12/123215.html
Đăng ngày: 18-03-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.