Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-01-2021] Bà Cát Chi Lan, một phụ nữ 66 tuổi đã bị giam giữ và tra tấn liên tục trong suốt 20 năm vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bà Cát Chi Lan ở thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Vì bà từ chối từ bỏ đức tin của mình sau khi cuộc bức hại bắt đầu nên bà thường xuyên bị sách nhiễu, bị giam trong trại lao động 3 năm, bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não, và nhà của bà đã bị lục soát nhiều lần.
Hai lần bị đưa tới Trại tạm giam
Bà Cát đã lên đường đến Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, để kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công nhưng bà đã bị chặn lại giữa chừng. Khi trở về nhà, một viên chức từ nơi làm việc của bà thuộc chính quyền thành phố Hình Đài đã đợi sẵn. Bà bị đưa đến một phòng khách sạn và bị ép xem các video phỉ báng Pháp Luân Công mỗi ngày trong khi bị ba đồng nghiệp theo dõi. Ba ngày sau, bà Cát bị đưa đến trại tạm giam Hình Đài số 2 và bị giam ở đó thêm bảy ngày.
Bà Cát vẫn bị cảnh sát giám sát chặt chẽ sau khi được thả. Đôi khi các nhân viên ở bên ngoài tòa nhà căn hộ để theo dõi bà. Điện thoại của bà cũng bị nghe lén và theo dõi bởi nhà chức trách. Chú của bà và một người bạn đều bị cảnh sát thẩm vấn sau khi đã gọi cho bà.
Hơn một chục nhân viên cảnh sát đã xuất hiện tại nhà bà vào đêm muộn ngày 2 tháng 3 năm 2000, sau khi bà bị tố cáo vì đã đưa cho một học viên khác một tập sách Pháp Luân Công. Các nhân viên lục soát nơi ở của bà và đưa bà đến một phòng khách sạn một lần nữa. Trong khi khám xét nhà của bà, họ thậm chí còn nhìn vào bên trong máy khâu và giá treo rèm của bà.
Họ bắt đầu tra khảo bà sau nửa đêm và cấm bà ngủ trong bốn đêm liên tiếp. Họ hỏi bà đã lấy tài liệu ở đâu. Sau đó, bà bị đưa đến trại tạm giam số 2 thành phố Hình Đài và tiếp tục bị thẩm vấn trong 24 giờ, bà bị cấm ngủ suốt thời gian đó.
Tra tấn dã man tại trại lao động
Bà Cát đã bị ép buộc lao động cưỡng bức ba năm vào ngày 26 tháng 4 năm 2000, và bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang cùng ngày. Lúc đầu bà bị giam tại Khu vực số 4 của trại lao động, nơi bà bị buộc phải lao động hơn mười giờ mỗi ngày trong hơn ba tháng. Đôi khi bà và các học viên bị giam giữ khác bị ép tham gia “các lớp tẩy não” bởi các chuyên gia tẩy não do trại lao động mời đến. Các lính canh không cho phép bà tắm rửa. Ngay cả một vòi hoa sen với nước lạnh vào mùa đông cũng là một điều xa xỉ đối với bà.
Bốn viên chức từ nơi làm việc của bà thuộc chính quyền thành phố Hình Đài, đã đến thăm bà tại trại lao động vào ngày 30 tháng 6 năm 2000. Vì bà là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ yêu cầu bà ký một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nói rằng các đảng viên ĐCSTQ không được phép tu luyện Pháp Luân Công. Bà Cát đã từ chối. Sau đó, bà đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ và bị sa thải khỏi chức vụ hiện tại của mình.
Sau đó, bà Cát và 98 học viên Pháp Luân Công khác tại trại lao động đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ đều đã bị trừng phạt nghiêm khắc. Sự ngược đãi càng leo thang sau khi họ tuyệt thực để phản đối. Họ bị buộc phải ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ ở bên ngoài phòng giam khi tuyệt thực và chịu cái nắng như thiêu như đốt vào mùa hè và gió lạnh buốt vào mùa đông.
Bà Cát đã bị bức thực dã man. Trong một lần bức thực vào ngày 5 tháng 3 năm 2001, máu của bà đã chảy ngược theo ống thức ăn đặt ở trong mũi. Bà rút ống ra, nhưng họ lại tiếp tục đẩy nó vào. Mủ chảy ra từ lỗ mũi trái của bà và nó có mùi hôi. Bà đã phải chịu đựng mười ngày cho đến khi bà được thả ra khỏi trại lao động.
Một đợt bức hại khác đối với các học viên Pháp Luân Công được bắt đầu tại Trại lao động Thạch Gia Trang vào đầu tháng 4 năm 2001. Các học viên bị buộc phải mặc đồng phục của trại lao động vào ngày 10 tháng 4 và viết dòng chữ “tuân thủ các quy tắc của trại” trên một mảnh giấy. Một số cảnh sát đã được điều động đến để thực hiện cuộc bức hại. Khi các học viên không chịu tuân thủ, các cảnh sát sẽ kéo họ đến căng-tin để đánh và sốc điện họ bằng roi điện.
Bà Cát bị kéo lên tầng 4, nơi 4 cảnh sát ép bà viết những dòng chữ này. Vì bà từ chối thực hiện điều đó, họ đã còng tay bà vào khung cửa sổ và treo bà lên với đôi chân không chạm đất. Tay trái của bà bị giữ chặt bởi khung cửa sổ nhưng tay phải của bà không được giữ bởi bất cứ thứ gì.
Ngay sau đó, bà đã không thể giữ thăng bằng cơ thể và chiếc còng tay đã cứa sâu vào cổ tay phải của bà. Họ buộc phải thả bà ra, nhưng ba cảnh sát bắt đầu đá bà ấy bằng đôi giày da to của họ. Sau khi kiệt sức, họ đã còng tay phải của bà. Hai người trong số họ đã thay nhau dùng gậy điện sốc điện bà. Một cảnh sát dí gậy điện vào phần dưới của ngón tay cái bên phải của bà trong một thời gian dài. Kết quả là bà không thể cử động tay phải trong nửa năm.
Để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, bà Cát và các học viên khác bị buộc phải ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ trong một thời gian dài để xem các video phỉ báng Pháp Luân Công. Họ không được phép nói chuyện, cúi đầu hoặc nhắm mắt. Bà Cát đã bị mất ngủ trong bốn ngày liên tiếp khi bị ép buộc phải viết thư hối cải.
Để ngăn chặn sách Pháp Luân Công lưu truyền giữa các học viên, lính canh trại lao động đã lục soát khắp nơi và thậm chí xé chăn gối của các học viên để tìm kiếm. Các học viên không được phép giữ bất kỳ bút hoặc tờ giấy nào.
Lớp tẩy não và sách nhiễu
Một số cảnh sát từ Công an Kiều Tây Hình Đài, do Tống Gia Hi, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa dẫn đầu, đã đến nhà bà Cát vào ngày 26 tháng 4 năm 2004. Họ lục soát nơi này và tịch thu máy tính để bàn của bà. Bà bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng”.
Cảnh sát đưa bà đến một khách sạn và trói bà vào một chiếc ghế kim loại trong nhiều ngày. Sau đó bà bị đưa đến một lớp tẩy não tại Trung tâm Giáo dục Pháp luật Hình Đài.
Người phụ trách lớp tẩy não, Lưu Li Hương, và một số nhân viên vây quanh bà Cát mỗi ngày để tẩy não bà và ép bà xem các video phỉ báng Pháp Luân Công mà không cho bà ngủ.
Phó Bí thư thành phố Hình Đài, Vương Ngạn Phi, người phụ trách cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Hình Đài, thường đến để kiểm tra sự tiến triển tại trung tâm tẩy não. Giám đốc Phòng 610 tỉnh Hà Bắc, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được thành lập đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công, cũng đã đến kiểm tra một lần. Bà Cát đã bị triệu tập để nghe khiển trách bởi giám đốc trong chuyến thăm của ông ta.
Gia đình bà Cát đã bị buộc phải trả 2.600 nhân dân tệ vào ngày 6 tháng 5 năm 2004, cho “học phí” của lớp tẩy não.
Tống đã dẫn đầu một đội cảnh sát chuyển bà Cát đến trại tạm giam số 1 Hình Đài vào ngày 28 tháng 5 năm 2004. Ông ta tống tiền gia đình bà 10.000 nhân dân tệ để bà được tại ngoại vào ngày 4 tháng 6 và đã thả bà khi nhận được tiền. Bà Cát sau đó biết rằng Tống thường xuyên làm việc này để tống tiền các học viên.
Tống đã dẫn bảy cảnh sát đến sách nhiễu bà Cát và lục soát nhà của bà một lần nữa vào ngày 5 tháng 9 năm 2009.
Bà Cát đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân lên Tòa án Nhân dân Tối cao vào tháng 6 năm 2015, và đã bị cảnh sát địa phương và nhân viên ủy ban dân cư sách nhiễu vào ngày 4 tháng 8 và 24 tháng 8 năm 2015.
Các nhà chức trách cũng quay lại để sách nhiễu bà trong “những ngày nhạy cảm” khác của ĐCSTQ, chẳng hạn như các ngày kỷ niệm liên quan đến cuộc bức hại và trong các sự kiện lớn của địa phương.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/16/418531.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/2/190218.html
Đăng ngày 20-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.