Bài viết của Doãn Ngôn
[MINH HUỆ 01-02-2021] Xuyên suốt các nền văn minh, người ta thường tin rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Ở phương Tây có câu “Gieo nhân nào gặt quả nấy”. Cụ thể là, nếu một người luôn thật lòng và đối xử tử tế với người khác, người đó sẽ đắc phúc báo. Nếu một người làm việc xấu, như giết người hoặc lừa người bằng những lời dối trá, thì sau này sẽ phải lãnh quả báo nặng.
Không phải ai cũng tin vào mối quan hệ nhân quả. Có những người làm việc xấu và liều mạng để kiếm lợi trước mắt. Một ví dụ là vụ tự thiêu được dàn dựng tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, trước Tết Nguyên đán. Năm người đã tự thiêu vào ngày hôm đó, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhanh chóng phát sóng nó qua tất cả các kênh thông tin, tuyên bố năm người này là học viên Pháp Luân Công đã sai lệch do đi theo môn tu luyện.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện thiền định ôn hòa dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
18 tháng trước khi xảy ra vụ tự thiêu, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch toàn quốc chống Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng. Khi điều đó không xảy ra, Giang và đồng bọn đã dàn dựng vụ tự thiêu để kích động cả nước thù hận Pháp Luân Công và leo thang cuộc bức hại.
Như đã chỉ ra trong các bài viết đăng trên Minh Huệ trong mấy ngày qua, vụ tự thiêu vào tháng 1 năm 2001 hoàn toàn là trò lừa đảo, tuy nhiên tuyên truyền rầm rộ của ĐCSTQ đã khiến người dân cả trong và ngoài Trung Quốc sợ hãi và phẫn nộ đối với Pháp Luân Công.
Trong những năm sau đó, hàng chục triệu học viên cùng gia đình họ đã bị phân biệt đối xử chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, vốn cho họ động lực để cố gắng trở thành những công dân tốt hơn với chuẩn mực đạo đức cao. Hơn 4.000 học viên đã được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ, tra tấn, thậm chí bị giết để lấy nội tạng.
Thu hoạch nội tạng: Một tội ác kinh hoàng
Hệ tư tưởng cộng sản dựa trên sự tàn bạo, thù hận và dối trá. ĐCSTQ đã phát động nhiều phong trào chính trị kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, thường là xúi bẩy một nhóm công dân này chống lại nhóm công dân khác, hoặc chụp mũ cho nhóm nào đó là kẻ thù của nhà nước. Đặc biệt, vụ tự thiêu đã đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công lên một mức độ mới, như như tẩy não tăng cường, ngược đãi tâm thần, và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Nạn thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công còn sống và những người bất đồng chính kiến khác ở Trung Quốc được báo cáo lần đầu vào năm 2006 và đã được xác nhận bằng nhiều cuộc điều tra độc lập.
Trong một bài báo đăng trên Minh Huệ tiếng Trung vào ngày 17 tháng 1 năm 2021, một học viên Pháp Luân Công sống ở nước ngoài đã từng gặp một bác sỹ từ Bệnh viện Hoa Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc. Khi cô nói chuyện với bác sỹ về cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông nói, tôi biết điều này [nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng] rõ hơn chị. ĐCSTQ đã giết hại hơn 100.000 [học viên Pháp Luân Công] mỗi năm. Tôi cảm thấy kinh hoàng về điều đó và tôi chúc các chị thành công [trong việc chấm dứt tội ác này.]
Học viên này nói rằng cô tin vào ước tính của vị bác sỹ này, bởi chính cô đã gọi đến nhiều bệnh viện và những nơi khác để điều tra về nạn thu hoạch tạng. Cô cho biết mức độ sâu và quy mô của nạn cưỡng bức thu hoạch tạng đều có thể chứng minh bằng thông tin mà cô có được từ các nguồn khác.
Khi cô gọi cho một bác sỹ phẫu thuật đã nghỉ hưu từ Bệnh viện Số 1 của Đại học Lan Châu, ông cho biết ông đã được ghép thận tại Bệnh viện Số 2 của Đại học Lan Châu ở tỉnh Cam Túc. Ông đã hỏi về người hiến tạng sau ca phẫu thuật.
Bác sỹ phẫu thuật trưởng trả lời rằng quả thận này là của một người đàn ông 24 tuổi, rất khỏe mạnh, tôi chỉ có thể nói với cô điều này.
Người học viên này cũng đã gọi cho một nhân viên lò hỏa táng ở tỉnh Chiết Giang, người này cho biết, mỗi tháng một lần, hoặc hai tuần một lần, họ lại nhận cả đồng đồ để hỏa táng chất đầy xe tải quân sự, trong đó, mỗi thứ lại được gói riêng vào từng túi ni-lon, toàn là ruột, ông cho biết.
Một bác sỹ phẫu thuật ở Bệnh viện Cảnh sát Vũ trang Thiểm Tây nói với người học viên này rằng họ thường liên hệ với các tòa án và được cấp phép để chọn tù nhân khi cần thiết. Sau đó, họ sẽ đến nhà tù hoặc các cơ sở giam giữ khác để lấy mẫu máu từ các tù nhân. Đến lúc tiến hành cấy ghép nội tạng, tù nhân được coi là người hiến tạng phù hợp sẽ được đưa đến bệnh viện được chỉ định, ở đó, một số bác sỹ phẫu thuật sẽ phối hợp để nhanh chóng mổ lấy nội tạng. Vị bác sỹ người Thiểm Tây này tiết lộ rằng nội tạng lấy ra từ người hiến là tốt nhất nếu được mổ lấy trong vòng sáu phút. Ông cho biết, có thời gian, họ mổ lấy nội tạng của 8 người hiến mỗi ngày.
Khi được hỏi làm thế nào để xử lý các xác chết, ông nói rằng đôi khi gia đình được thông báo rằng người thân của họ bị đột tử rồi được trả tro cốt. Đôi khi chúng tôi cũng không cần báo gì, hoặc không có người nhà trong hồ sơ thì chúng tôi chỉ việc hỏa táng thi thể là xong.
Quả báo của những thủ phạm chính
Vụ tự thiêu được dàn dựng đã thúc đẩy cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn thu hoạch nội tạng kinh hoàng đã sát hại một số lượng chưa rõ là bao nhiêu học viên Pháp Luân Công. Những thủ phạm liên quan đến những tội ác này đang phải trả giá cho những tổn hại mà họ đã gây ra cho những người vô tội.
Lý Đông Sinh, Phó Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV, kênh phát sóng vụ tự thiêu) kiêm Giám đốc Phòng 610, đã bị kết án 15 năm tù vào năm 2016.
Trần Manh, Phó Giám đốc Ban Bình luận Tin tức của CCTV, phụ trách chương trình “Có sao nói vậy”, “Điểm tin” và các chương trình khác. Tuy nhiên, khi phớt lờ sự thật, ông đã sản xuất một số video phỉ báng có nội dung vụ tự thiêu. Vào đêm Giáng sinh năm 2008, ông qua đời vì bệnh ung thư dạ dày ở tuổi 47.
La Kinh là một người dẫn chương trình nổi bật của CCTV. Ông bác bỏ vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, công kích Pháp Luân Công kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, và vu khống môn tu luyện này bằng vụ tự thiêu từ sau năm 2001. Sau khi được chẩn đoán ung thư hạch vào tháng 7 năm 2008, La đã qua đời ở tuổi 48 vào ngày 5 tháng 6 năm 2009. Khi La nhập viện tại Bệnh viện Ung bướu Đại học Bắc Kinh, mẹ ông bị đột quỵ và cũng được đưa đến bệnh viện mà ông nằm.
Phương Tĩnh, một phát thanh viên của CCTV, là một người chủ chốt khác tung tin dối trá về vụ tự thiêu. Sau khi căn bệnh ung thư dạ dày di căn sang gan, bà đã qua đời ở tuổi 44 vào tháng 11 năm 2015.
Một số người có thể coi những vụ việc này chẳng qua chỉ là trùng hợp, những người khác có thể coi đó là lời cảnh báo và suy xét lại khi làm những việc tổn hại đến người vô tội. Danh vọng, tiền bạc đến rồi đi, nhưng chúng ta đối đãi như thế nào, có thể làm theo lương tri hay không mới nói lên chúng ta là ai.
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Luận về Nhân quả và Báo ứng), một trong những tác phẩm kinh điển của Đạo giáo, đã viết: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình.” (Tạm dịch: Họa phúc không có cửa, người ta tự vời đến cho mình. Thiện ác có báo ứng, như bóng với hình.)
Từ lịch sử cổ đại đến cuộc sống hiện đại, đã có vô số trường hợp như thế. Một bài viết của Minh Huệ tiếng Trung ngày 9 tháng 2 năm 2019 chỉ ra rằng hơn 20.000 quan chức ĐCSTQ đã gặp báo ứng vì tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Riêng trong năm 2020, năm quan chức cấp cao trong hệ thống Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), đã có 73 quan chức cấp vụ/cục và hàng trăm quan chức cấp thấp hơn bị bắt; đa số đều đã tham gia bức hại Pháp Luân Công.
Người Trung Quốc có câu: “nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” (Tạm dịch: Người không lo xa tất có nỗi ưu phiền gần.) Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người sắp đặt bản thân cho tốt trong mùa đại dịch, cùng với những hỗn loạn khác. Khi gìn giữ sự trung thực và thiện lương, cũng như nói không với ĐCSTQ độc tài, chúng ta sẽ được phúc báo bình an, thịnh vượng lâu dài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/1/419348.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/2/190227.html
Đăng ngày 09-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.