Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

Tên: Tô Nam (苏南)
Giới tính: Nữ
Tuổi: chưa rõ
Địa chỉ: chưa rõ
Nghề nghiệp: Sĩ quan quân đội
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 2 năm 2008
Nơi bị bắt gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia(马三家劳动教养院)
Thành phố: Thẩm Dương
Tỉnh: Liêu Ninh
Hình thức bức hại: Giám sát, tẩy não, giam giữ, ép tiêm thuốc, kết án bất hợp pháp, phải đứng trong thời gian dài, biệt giam, tra tấn, bức thực, lao động cưỡng bức, đánh đập, thẩm vấn.

[MINH HUỆ 19-12-2010] Bà Tô Nam, từng là sĩ quan tại Trạm đo đạc ở Quân đoàn pháo binh số 2 thuộc Tổng cục vũ trang quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA General Armament Department), và chồng là ông Trịnh Húc Quân, tiến sĩ thuộc Viện khoa học năng lượng điện, họ liên tục bị bức hại vì tập Pháp Luân Đại Pháp. Bà Tô bị kết án ba năm tù. Vì vậy mà xương của bà Tô đã bị biến dạng và các ngón tay phải bị co vẹo, khiến cho bà không thể cầm bất cứ vật gì bằng tay hay duỗi thẳng các ngón tay. Vì bà bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở Thẩm Dương trong hai năm rưỡi, nên thể trạng của bà trở nên rất yếu. Ngay trước khi thời hạn giam bất hợp pháp của bà kết thúc, nó đã bị kéo dài thêm mười ngày.

Ba năm giam cầm khiến cho xương bị biến dạng

Năm 1999, bà Tô làm việc tại Trạm đo đạc của Quân đoàn pháo binh số 2. Bà bị quản thúc trong một nhà kho của nhà khách được điều hành bởi Quân đoàn số 1 ở Tuyên Hóa, tỉnh Hà Bắc, chính quyền cố dùng vũ lực để tẩy não bà. Năm 2000, bà bị buộc phải trở về làm việc ở quê nhà.

Tháng 9 năm 2000, khi bốn học viên Pháp Luân Công gồm: Tô Nam, Triệu Thiết Phân, Cố Hỉ Phương, Trương Ái Mai đang phát tài liệu về Pháp Luân Công ở Thanh Hà, Bắc Kinh, họ đã bị Vương Ấn Hóa, Nhạc Trường Lâm và Lý An Na tố giác. Sau đó họ đã bị công an ở Đồn công an Thanh Hà bắt giữ và bị đưa đến Trại giam Thanh Hà. Bà Tô đã phản đối việc bị giam giữ bất hợp pháp và yêu cầu trả tự do vô điều kiện ngay lập tức. Sau đó bà đã tuyệt thực trong 27 ngày. Trong thời gian đó, bà bị đưa đến Bệnh viện Lồng ngực Ôn Tuyền Bắc Kinh, nơi bà bị ép tiêm thuốc IV. Khi trở về trại giam, bà Tô từ chối không ăn. Một nữ công an sau đó ra lệnh cho một tù nhân cởi bỏ quần áo của bà và dội nước lạnh lên người bà để cố ép bà ăn.

Năm 2001, bà Tô bị tuyên án ba năm tù bởi Dương Hiểu Minh, thẩm phán tại Phòng xử quận Hải Điến, và bà bị đưa đến Nhà tù nữ Tứ Xuyên. Do bà Tô khước từ thỏa hiệp và không từ bỏ niềm tin của mình, bà đã bị phạt bằng việc bị ép đứng trong thời gian dài. Thêm vào đó, lính canh cũng buộc các tù nhân khác đứng cùng bà, nhằm khuấy động hận thù giữa các tù nhân với Pháp Luân Công.

Năm 2002, bà Tô cùng 13 học viên Pháp Luân Công khác bị chuyển từ Nhà tù nữ Tứ Xuyên đến Nhà tù nữ phía tây Tứ Xuyên ở Nhã An, Tứ Xuyên. Sau đó, nhà tù đã di dời đến Long Tuyền Dịch, Tứ Xuyên. Tại Nhà tù nữ phía tây Tứ Xuyên, bà Tô cùng các học viên đã bị biệt giam vì không từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng bị trói chặt bằng dây thừng. Dây thừng ngấm nước gai dầu được dùng để trói chặt hai tay các học viên từ cổ tay đến vai, sau đó xoắn lại ở sau lưng và nâng lên đến cổ. Điều này làm hạn chế lưu thông máu, đặc biệt là khi dây thừng khô cứng và siết chặt. Học viên bị bất tỉnh trong thời gian ngắn, và điều đó có thể gây chết người nếu ông/ bà ấy không được thả ra sau nhiều giờ.

Bà Tô bị biệt giam với hai tay bị còng vào khung cửa sổ bằng kim loại, khiến cho bà không thể ngồi hoặc ngồi xổm, vì vậy bà phải đứng cả ngày lẫn đêm. Thêm nữa, bà chỉ được dùng nhà vệ sinh ba lần một ngày, chỉ từ 2 đến 3 phút mỗi lần. Khi bà tuyệt thực để phản đối việc bị giam, bà cũng bị bức thực.

Sau 11 ngày bị còng ở đằng sau và bị treo lên từ cửa sổ, với phần cơ thể bên trên đổ về phía trước và đầu thì gục xuống, bà đã không thể đứng lên, khiến bà chịu nhiều đau đớn. Vào ngày thứ 15, bà Tô chỉ nặng 34 kg (75 lbs). Dù bà đã ở tình trạng nguy hiểm, nhưng lính canh vẫn tiếp tục cố ép buộc bà từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Bà Tô cảm thấy bà không còn lựa chọn nào ngoài việc nuốt nhiều mảnh kim loại để phản đối bạo lực cực đoan. Kết quả là, quản lý Nhà tù nữ phía tây Tứ Xuyên đã đưa bà Tô đến bệnh viện địa phương ở Nhã An để cấp cứu. Ca phẫu thuật để lấy đi các mảnh kim loại kéo dài trong 9 tiếng. Chín ngày sau, bà trở về nhà tù và lại bị biệt giam, lính canh một lần nữa lại cố dùng vũ lực để “chuyển hóa” bà, nhưng bà đã cự tuyệt.

Để ép buộc các học viên Pháp Luân Công kiên định từ bỏ việc tập luyện và “chuyển hóa” họ, lính canh tại Nhà tù nữ phía tây Tứ Xuyên đã tập hợp hơn 20 học viên Pháp Luân Công vào một sân bãi, trong đó có bà Tô. Mỗi học viên bị ép phải chạy nhanh, họ còn bị bốn hay năm tù nhân đẩy và kéo đi trong ba đến bốn tiếng, tới khi họ ngã xuống đất vì kiệt sức. Một học viên có tên là Cao Hồng Hương đã bị tra tấn đến gần chết và phải đưa đi cấp cứu.

Tháng 9 năm 2003, ngay trước khi bà Tô được thả, Nhà tù nữ phía tây Tứ Xuyên đã đe dọa bà rằng bà sẽ không được về nhà sau khi được thả, thay vào đó là bị đưa đến một trại tẩy não.

Bà Tô đã bị bức hại dã man đến mức bà bị mất trí nhớ, toàn thân bị biến dạng, kinh nguyệt không còn, bà còn bị gãy răng và các ngón tay phải thì vĩnh viễn co vẹo, bà không thể cầm bất cứ vật gì bằng tay hoặc duỗi thẳng các ngón tay. Khi thời tiết lạnh, hai tay và chân của bà trở nên nhợt nhạt vì máu không lưu thông, gây đau đớn cho bà. Thể trạng bà rất yếu. Bà bị bức hại dã man đến mức khi được thả và được trở về nhà, bà vẫn không thể nhấc nổi cánh tay lên.

Bị bắt trước Thế Vận Hội Bắc Kinh, bị kết án hai năm rưỡi tù

Tháng 2 năm 2008, Trương Suất, một công an ở đội an ninh quốc gia quận Xương Bình, Bắc Kinh, cùng với một công an địa phương đã đưa bà Tô và chồng bà, ông Trịnh Húc Quân tới một trại tẩy não ở Xương Bình.

Việc cưỡng bức chuyển hóa không làm ông Trịnh và bà Tô mất niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Tháng 3 năm 2008, họ bị đưa đến Trại giam Xương Bình, nơi bà Tô bị kết án hai năm rưỡi lao động cưỡng bức và bị đưa từ Trại triển khai lao động cưỡng bức Bắc Kinh đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 6 năm 2008, tất cả học viên Pháp Luân Công kiên định đều bị giam tại Đội số 1 và Đội số 2 sau khi hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt!” Bà Tô, người vừa mới đến Mã Tam Gia, cũng đứng dậy và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp Tốt!” Kết quả là, đội trưởng Đội số 3 đã chuyển bà tới Đội số 1 để lao động cưỡng bức.

Trong hai tháng 11 và 12 năm 2008, khu lao động cưỡng bức dơ dáy bị lấp đầy vải vụn, các tù nhân chỉ được phép dùng nhà vệ sinh vào thời gian đặc định. Nhưng khi tù nhân ma túy Đường Nguy được chọn làm đội trưởng đội sản xuất, bà ta đã không cho bất cứ ai dùng nhà vệ sinh trước khi được bà ta đồng ý từng người một. Vì đây là một dây chuyền sản xuất, nên bất kỳ ai nghỉ sẽ tích lũy một số lượng lớn các công việc, và bà Đường sẽ ngược đãi hoặc đánh đập người nghỉ. Bà Tô bị đá vào bụng, và một lần cũng bị đấm vào mũi. Lý Lệ, một học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh cũng bị đánh. Lính canh cố dùng mọi cách thức để gây mất uy tín cho học viên Pháp Luân Công. Bất kể học viên đi đến đâu, họ sẽ bị các cộng tác viên đi theo và giám sát.

Tháng 11 năm 2008, nam công an Triệu Quốc Vinh và Lý Tú Vinh đã đưa bà Tô đến văn phòng trong khu lao động cưỡng bức và khóa cửa. Họ yêu cầu học viên ký vào sổ kiểm tra hiệu suất lao động, nhưng bị từ chối. Một lính canh bị kích động đã đẩy bà Tô xuống đất và đánh bà bằng một cái cậy cao su dày như ngón tay cái. Bà Tô bị đánh dã man đến mức miệng bà chảy đầy máu, nhưng bà đã hô to, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt! Và ông không thể đánh tôi hay bất cứ ai!

Tháng 7 năm 2010, viên chức Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia yêu cầu hai nam công an ở thành phố Khoa học Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên (nơi bà Tô sống) đến trại lao động cưỡng bức để hỏi về chỗ làm của bà tại Bắc Kinh sau khi được thả. Công an yêu cầu trại lao động cưỡng bức theo dõi và kiểm soát ý nghĩ và hành động của bà Tô. Sau đó công an đã đến nhà cha mẹ chồng của bà Tô để sách nhiễu họ.

Từ năm 2008 đến năm 2010, bà Tô bị buộc lao động nặng nhọc. Bà bị nôn hàng ngày, xương sống của bà bị biến dạng và gây nhiều đau đớn cho bà, cả tay và chân bà đều trở nên nhợt nhạt, khiến thể trạng của bà rất yếu. Thời hạn giam hai năm rưỡi của bà Tô đã bị kéo dài thêm mười ngày trước khi bà được thả.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/19/原二炮干部苏南遭受的惨无人道的迫害-233847.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/31/122208.html
Đăng ngày: 11–02–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share