[MINH HUỆ 06 – 10 – 2010] Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã sử dụng bộ máy nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để đàn áp tàn khốc 100 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công, một môn tập luyện hiền hòa dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Chế độ cộng sản này đã phủ nhận hoàn toàn việc tra tấn và ngay cả giết hại các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, những hành động tàn ác của họ không thể che đậyđược mãi, và cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy. Nhóm công tác nhân quyền Pháp Luân Công gần đây đã xuất bản “Các báo cáo của Liên Hiệp Quốc về những vi phạm đối với các học viên Pháp Luân Công và tình hình nhân quyền ở Trung Quốc (từ năm 2000 đến năm 2010)” bằng tiếng Trung Quốc. Bộ sưu tập này bao gồm trên 70 căn cứ liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà đã được công bố trong nhiều Báo cáo thường niên khác nhau về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2000.
Các báo cáo trình bày chi tiết các khía cạnh của cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trong đó bao gồm hạn chế tự do tín ngưỡng, hạn chế tự do biểu đạt, tra tấn, đối xử vô nhân đạo, bạo hành phụ nữ, những cái chết trong nhà tù, mổ cướp nội tạng, lạm dụng thuốc, can nhiễu các thẩm phán và luật sư xử lý các trường hợp Pháp Luân Công, vv.
Ví dụ như vào ngày 10 tháng 3 năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã công bố một báo cáo có tựa đề “Báo cáo về tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân tính hay ngược đãi, hay trừng phạt: Phái đoàn tới Trung Quốc” (E/CN.4/2006/6/Add.6) bởi báo cáo viên đặc biệt Giáo sư Manfred Nowak. Bản báo cáo cho biết “Từ năm 2000, Báo cáo viên đặc biệt [Giáo sư Nowak] và người tiền nhiệm của ông đã báo cáo về 314 trường hợp được cho là tra tấn với chính quyền Trung Quốc. Các trường hợp này tương ứng với hơn 1160 người là nạn nhân”. Báo cáo chỉ ra (ở dạng bảng) rằng Pháp Luân Công chiếm 66% các báo cáo về trường hợp tra tấn; gần 70% các vụ tra tấn diễn ra trong các trung tâm giam giữ, các trại lao động, và sở cảnh sát; và trên 80% thủ phạm là cảnh sát, nhân viên an ninh quốc gia, và cai ngục và nhân viên trại lao động.
Ngoài ra, vào ngày 29 tháng 5 năm 2009, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã công bố một báo cáo có tựa đề “Đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền, quyền công dân, quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế, quyền lợi xã hội và văn hóa, bao gồm cả quyền phát triển” (A/HRC/11/2/Add.1). Trong phần “Trung Quốc: Những cái chết của học viên Pháp Luân Công”, báo cáo đã ghi nhận 16 trường hợp tử vong của học viên Pháp Luân Công do bị tra tấn, gồm cả trường hợp của ca sĩ nổi tiếng người Trung Quốc Vu Trụ. Trong báo cáo, tác giả, báo cáo viên đặc biệt Philip Alston, cũng đính kèm lá thư cuả ông đến nhà cầm quyền Trung Quốc, đề ngày 13 tháng 3 năm 2009, yêu cầu điều tra từng trường hợp trong số 16 cái chết đó, truy tố những người chịu trách nhiệm về những vụ giết người, và thực hiện các khoản thanh toán bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Năm 2006 khi hành động tàn ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của chế độ cộng sản này bị phơi bày, ba báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc đã gửi một bức thư đồng tên vào ngày 11 tháng 8 cùng năm đến nhà cầm quyền Trung Quốc, yêu cầu ĐCSTQ cung cấp bằng chứng để bác bỏ những cáo buộc đó. Ba tác giả của bức thư đó là Giáo sư Nowak, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tra tấn, bà Asma Jahangir, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do tín ngưỡng tôn giáo, và bà Sigma Huda, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Buôn bán người.
Năm sau, các Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc tiếp tục tăng những cáo buộc chống lại ĐCSTQ. Họ nói trong báo cáo của mình, “Một vấn đề quan trọng đã không được đề cập trong câu trả lời trước đó của Chính quyền này, cụ thể là: Báo cáo cho thấy rằng có nhiều ca cấy ghép tạng hơn so với nguồn nội tạng được xác nhận, thậm chí nếu tính cả con số nguồn tạng có thể xác nhận được, ấy là: một tỷ lệ cao cơ quan nội tạng được hiến bởi các tử tù ước tính hằng năm, theo như tuyên bố vào năm 2005 của Phó Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu; các thành viên trong gia đình người cho tạng tự nguyện, những người mà vì những lý do văn hóa, thường miễn cưỡng hiến nội tạng của họ sau khi chết; và những người bị chết não hiến tạng. Ngoài ra, thời gian chờ đợi ngắn để tìm được tạng hoàn toàn thích hợp như được quảng cáo cho thấy có sự tồn tại của một hệ thống điện toán chọn tạng phù hợp giành cho việc cấy ghép và một ngân hàng lớn người hiến tiềm năng còn sống. Người ta cáo buộc rằng sự chênh lệch giữa nguồn nội tạng có sẵn và số lượng từ những nguồn được xác nhận được lý giải bằng nội tạng cắp mổ từ các học viên Pháp Luân Công và rằng sự gia tăng của những ca cấy ghép từ năm 2000 trùng và tương ứng với thời điểm bắt đầu cuộc đàn áp những người này. Yêu cầu một lời giải thích cho sự khác biệt về số lượng những ca cấy ghép giữa những năm 2000 đến năm 2005 và số lượng các nguồn nội tạng được xác định được lặp đi lặp lại”. (Báo cáo có thể được tải về từ trang chính thức của Liên hiệp quốc: https://www2.ohchr.org/english/bodies/hrcouncil/7session/reports.htm; số file tài liệu: A/HRC/7/3/Add.1)
Rất nhiều trường hợp được ghi trong những tài liệu này cung cấp nhiều bằng chứng để xác minh sự tồn tại của cuộc đàn áp và mức độ tàn bạo của nó. Tuy nhiên chúng chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”.
(Báo cáo bằng tiếng Trung Quốc có thể được tải về từ https://www.falunhr.org/Temp/UN/2010UN-ChineseReport.pdf)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/6/230606.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/13/120593.html
Đăng ngày: 21 – 10 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.