[MINH HUỆ 20-11-2019] “Với những ai quan tâm đến tình trạng lạm dụng quyền lực của Trung Quốc trên khắp thế giới, cuốn sách này sẽ là một nguồn thông tin thiết yếu. Cuốn sách dày hơn 430 trang với những ghi chép đầy đủ nhất về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và nên được đưa vào mỗi thư viện và văn phòng nghị viện ở Úc”, theo khuyến nghị của ông Westmore.
Trên đây là phần đánh giá sách của ông Peter Westmore, cựu Chủ tịch Hội đồng Công dân Quốc gia (NCC) của Úc, viết trong Tuần san ngày 8 tháng 8 năm 2020. Ông đã đánh giá cuốn sách Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm quacủa Trung tâm Xuất bản Minh Huệ và khuyến nghị các thư viện cũng như các quan chức chính phủ nên bổ sung cuốn sách này.
Nhà phê bình sách Michael J. Carson của MBR nhận xét: “Với thông tin hết sức toàn diện, bố cục và trình bày hết sức tốt, ‘Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua’ là một báo cáo nghiên cứu toàn diện, xuất sắc, và đặc biệt, nhất định nên được đưa vào bộ sưu tập các tài liệu về Pháp Luân Công và danh mục tài liệu bổ sung của các thư viện của cá nhân, cộng đồng, cũng như các trường đại học và cao đẳng.”
Bài viết sau đây được đăng lần đầu tại minghui.org vào ngày 21 tháng 11 năm 2019.
~~~~~~~
Cuốn sách Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua sẽ sớm được xuất bản và hiện có thể đặt mua trước.
Trang bìa của cuốn Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua
Toàn bộ báo cáo quan trọng này dựa trên thông tin trực tiếp do Minghui.org thu thập được từ Trung Quốc và trên khắp thế giới. Cuốn sách mang đến cho độc giả một trải nghiệm toàn diện, chân thực về cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã chịu đựng suốt 20 năm qua và sự mở rộng của cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra hải ngoại thông qua việc đe dọa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp ở các quốc gia khác. Những ghi chép của cuốn sách này về cuộc chiến giữa thiện và ác thời hiện đại không chỉ minh họa sống động và chân thực sự tàn bạo của cuộc bức hại ở trong và ngoài Trung Quốc, mà còn nêu rõ vai trò của các thủ phạm chính và các cơ quan của ĐCSTQ (bao gồm cả Phòng 610) đã phát động và thúc đẩy cuộc bức hại này.
Cuốn sách cũng giúp xua tan nhiều mối hiểu lầm tồn tại ở các chuyên gia và học giả Trung Quốc bị đánh lừa bởi tuyên truyền của ĐCSTQ. Cuốn sách trình bày ba sự kiện cơ bản của cuộc bức hại (Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn và “1.400 trường hợp tử vong”), cũng như những nỗ lực phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công trên thế giới, biểu đồ phản ánh số liệu thống kê về bức hại, và thông tin cơ bản về Pháp Luân Công. Cuốn sách này thích hợp với những độc giả muốn tìm hiểu Pháp Luân Công một cách có hệ thống và dành cho những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội có cái nhìn sâu hơn về Pháp Luân Công, như các luật sư, nhà hoạt động nhân quyền, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và chính trị gia. Nhiều chủ đề trong cuốn sách là hết sức thiết yếu đối với bất kỳ ai có quan hệ chính trị, kinh doanh, hay mối quan hệ cá nhân với Trung Quốc.
Cuốn sách tiếng Anh gồm tổng cộng 437 trang, trong đó có 26 trang có ảnh màu và biểu đồ. Với kích thước 21 x 30 cm, cuốn sách có bìa cứng trang nhã với chất lượng in ấn cao.
Để đặt mua sách tiếng Anh, xin vui lòng liên hệ với Nhà sách Tianti: Bản in | PDF hoặc xem bản dịch tiếng Việt tại đây.
Mục lục
Giới thiệu khái quát
Tóm tắt báo cáo
Lời mở đầu
Phần I: Cuộc bức hại Pháp Luân Công
Chương 1: Cơ sở giam giữ
§1.1 Trung tâm tẩy não
§1.2 Trại lao động cưỡng bức
§1.3 Bệnh viện tâm thần
§1.4 Hệ thống tư pháp kiểu mặc định tội danh
§1.5 Xâm phạm nhân quyền của các học viên bị giam giữ
Chương 2: Tước đoạt cơ hội việc làm, giáo dục, cư trú, và thu nhập ổn định
§2.1 Trường học khởi tác dụng gì trong cuộc bức hại
§2.2 Tước đoạt cơ hội việc làm và tịch thu tài sản cá nhân
§2.3 Tước đoạt quyền cư trú
§2.4 Lục soát nhà
§2.5 Tống tiền
§2.6 Chiếm đoạt lương hưu
§2.7 Quốc gia độc tài thời nay
§2.8 Ép người nhà quay lưng lại với học viên
Chương 3: Những thống khổ của con em các học viên Pháp Luân Công
§3.1 Tẩy não trẻ em
§3.2 Chết yểu
§3.3 Mồ côi
§3.4 Gia đình ly tán
§3.5 Phát điên
§3.6 Bạo lực và tra tấn
§3.7 Giam cầm
§3.8 Cưỡng hiếp
Chương 4: Các hình thức tra tấn
§4.1 Đánh đập
§4.2 Bức thực
§4.3 Các tư thế gây đau đớn
§4.4 Tra tấn các giác quan
§4.5 Hạn chế các nhu cầu cơ bản
§4.6 Sốc điện
§4.7 Trấn nước và gây ngạt
§4.8 Biệt giam
§4.9 Cưỡng hiếp, làm nhục và tấn công tình dục
Chương 5: Bức hại đến chết
§5.1 Chính quyền tự ý rút ống thở của một phụ nữ bị cầm tù sau sáu ngày phẫu thuật mà không có sự đồng ý của gia đình
§5.2 Một phụ nữ tỉnh Liêu Ninh qua đời sau 13 ngày cầm tù vì không từ bỏ đức tin
§5.3 Một phụ nữ tỉnh Hà Bắc bị ngã chết vì tìm cách chạy thoát khi bị bắt vì đức tin
§5.4 Cái chết của bà Kim Thuận Nữ
§5.5 Những trường hợp tử vong khác
Chương 6: Chấn thương thể xác và tinh thần
§6.1 Hậu quả sau khi bị tra tấn thân thể và ngược đãi
§6.2 Cảnh ngộ của người nhà những học viên bị bức hại qua lời kể của người trong cuộc
Chương 7: Thu hoạch nội tạng sống – Tội ác chưa từng có
§7.1 Nguồn nội tạng dồi dào với thời gian chờ cực ngắn dù khan hiếm nguồn tạng hợp pháp
§7.2 Những trường hợp mất tích
§7.3 Sự tham gia của quân đội
§7.4 Cưỡng chế xét nghiệm máu
§7.5 Lời kể của nhân chứng
§7.6 Điều được thừa nhận trong các cuộc điều tra qua điện thoại
Chương 8: Cuộc bức hại mở rộng ra ngoài Trung Quốc Đại lục
§8.1 Bạo lực và uy hiếp các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài
§8.2 Bức hại ở nước ngoài và học viên về Trung Quốc
§8.3 Đe dọa quan chức ngoại giao và tổ chức dân sự hải ngoại
§8.4 Kiểm duyệt các kênh truyền thông ở nước ngoài
§8.5 Áp lực đối với các doanh nghiệp bên ngoài Trung Quốc
§8.6 Thâm nhập vào các tổ chức học thuật
§8.7 Cản trở các học viên xuất nhập cảnh
§8.8 Cưỡng chế học viên làm gián điệp cho ĐCSTQ
Phần II: Thủ phạm chính của cuộc bức hại
Chương 9: Các thủ phạm chính
§9.1 Vai trò của Giang Trạch Dân
§9.2 Những thủ phạm chính khác
Chương 10: Các tổ chức cầm đầu cuộc bức hại
§10.1 Cùng chung lãnh đạo và nguồn lực
§10.2 Kiểm soát hệ thống cảnh sát, tư pháp và xử phạt
§10.3 Phòng 610
Chương 11: Các tòng phạm của cuộc bức hại
§11.1 Chính quyền cấp địa phương
§11.2 Các tổ chức truyền thông và công ty nước ngoài
§11.3 Những quan chức Trung Quốc hậu thuẫn cuộc bức hại
Chương 12: Hơn 200.000 đơn kiện Giang Trạch Dân
§12.1 Một số trường hợp kiện Giang Trạch Dân
§12.2 Thống kê sơ lược
§12.3 Trả thù các học viên
§12.4 Công chúng ngày càng ủng hộ
Phần III: Pháp Luân Công hiện nay
Chương 13: Phản bức hại tại Trung Quốc
§13.1 thỉnh nguyện và kháng nghị
§13.2 Trao đổi trực diện
§13.3 Phát tài liệu và trưng biểu ngữ, áp phích
§13.4 Viết thư cho người bức hại
§13.5 Gửi tin qua điện thoại và mạng Internet
Chương 14: Nâng cao nhận thức bên ngoài Trung Quốc
§14.1 Kháng nghị tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc
§14.2 Mít-tinh và thỉnh nguyện
§14.3 Đi bộ & đạp xe SOS vì tự do
§14.4 Nâng cao nhận thức tại các sự kiện cộng đồng và điểm du lịch
§14.5 Triển lãm nghệ thuật quốc tế
§14.6 Phim tài liệu
§14.7 Các tổ chức quốc tế nỗ lực giải cứu học viên ở Trung Quốc
Chương 15: Người mới tìm hiểu và học Pháp Luân Công bất chấp cuộc bức hại
§15.1 Trung Quốc: Một cựu tù nhân học Pháp Luân Công trong thời gian bị giam giữ
§15.2 Người Tây Tạng ở Ấn Độ chào đón Pháp Luân Đại Pháp
§15.3 Indonesia: 500 học sinh và giáo viên trung học học các bài công pháp của Pháp Luân Công
§15.4 Hoa Kỳ: Hành trình tâm linh của một kỹ sư phát triển phần mềm
§15.5 Du khách Trung Quốc tìm hiểu chân tướng Pháp Luân Công khi đi du lịch nước ngoài
§15.6 Đài Loan: Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi tìm lại cuộc sống tươi đẹp
§15.7 Seoul, Hàn Quốc: Học viên mới chia sẻ trải nghiệm
§15.8 Manhattan: Nhà sách Tianti là một địa điểm thuận tiện để học Pháp Luân Công
Chương 16: Sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
§16.1 Quan chức Trung Quốc bị khởi tố ở nước ngoài
§16.2 Chính phủ các nước hành động
§16.3 Hành động của các tổ chức phi chính phủ
§16.4 Nghị quyết, tuyên bố và thư ủng hộ
§16.5 Phản ứng của cộng đồng quốc tế trước nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng
Phụ lục: Ba dữ kiện chính về cuộc bức hại Pháp Luân Công
Phụ lục 1: Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999
§A1.1 Khái quát
§A1.2 Thông tin cơ bản
§A1.3 Phân tích
Phụ lục 2: Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn
§A2.1 Khái quát
§A2.2 Thông tin cơ bản
§A2.3 Phân tích
Phụ lục 3: Cáo buộc về 1.400 trường hợp tử vong
§A3.1 Khái quát
§A3.2 Phân tích
Về Pháp Luân Đại Pháp
Biểu đồ và ảnh
Nguồn tham chiếu
Số tham chiếu
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/20/396017.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/27/190115.html
Đăng ngày 29-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.