Bài viết của Lý Huệ Dung, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 17-01-2021] Vào ngày 16 tháng 1 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trình diễn năm bài công pháp tại Quảng trường Tự do ở Thủ đô Đài Bắc. Mặc dù có ít du khách hơn do virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhưng một số du khách nước ngoài vẫn tới thăm điểm du lịch nổi tiếng này. Cảnh tượng yên bình khi các học viên luyện công khiến nhiều du khách muốn chụp ảnh.

c028daa312dd5c1eba88c336b578c4f0.jpg

885d07fb341644724001cf32b01e827e.jpg

Không khí yên bình và năng lượng của các học viên luyện công trước Quảng trường Tự do ở Đài Bắc đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách nước ngoài. Một vài người đã dừng chân để chụp ảnh.

Một du khách đến từ Luxembourg chia sẻ: “Thật tuyệt vời!” Hai du khách đến từ Nhật Bản cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ sau khi biết Pháp Luân Đại Pháp được thực hành ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Một phóng viên người Pháp thường trú tại Đài Loan tới đây chỉ để chụp ảnh sau khi biết đến sự kiện này.

Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 tại Thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Pháp môn tu luyện này dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp nhẹ nhàng, chậm rãi. Chỉ vài năm, pháp môn này đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc. Vì đố kỵ với sự phổ biến rộng rãi của môn tu luyện, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc bức hại tàn bạo vào năm 1999. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã dàn dựng vụ “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn để bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Cho dù bị bức hại tàn bạo suốt 20 năm qua, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới và giành được sự hoan nghênh rộng rãi.

Quảng trường Tự do, một quảng trường nằm trong khuôn viên nhà tưởng niệm Quốc gia Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, là một trong những địa danh của Đài Bắc và cũng là một điểm du lịch không thể bỏ qua đối với du khách nước ngoài. Các học viên ở Đài Loan đã tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động luyện công tập thể trên quảng trường này hơn hai thập kỷ qua. Ngược lại, Quảng trường Thiên An Môn, cũng là một điểm tham quan và thu hút khách du lịch, đã trở thành một nơi mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị ĐCSTQ đàn áp. Giữa đại dịch này, cảnh tương phản ở Đài Loan và Trung Quốc đã miêu tả hai thế giới khác biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/17/418678.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/21/190016.html

Đăng ngày 25-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share