Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-01-2021] Ngay sau khi bị bắt giữ vào tháng 4 năm 2019, bà Đổng Diễm Quân đã bị kết án hai năm 10 tháng tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công. Do đại dịch corona virus nên bà không bị chuyển tới nhà tù cho đến tháng 7 năm 2020.

Ngày 12 tháng 4 năm 2019, bà Đổng, 65 tuổi ở huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc bị gần 50 cảnh sát chia làm ba nhóm đến từ lúc 1 giờ chiều tới 4 giờ chiều, bắt giữ. Họ lục soát nhà và tịch thu sách Pháp Luân Công, tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công, bảy máy in cùng ba máy tính của bà.

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Cuối ngày hôm đó, sau khi bà Đổng bị đưa tới trại tạm giam Thành phố Bảo Định, một cảnh sát đã chế nhạo bà: “Hiện bà không cần phải nghĩ rằng mình sẽ ra ngoài như thế nào.”

Trước khi vụ bắt giữ diễn ra, hai quan chức chính phủ đã sách nhiễu bà vào ngày 31 tháng 3 năm 2019. Họ tra hỏi bà, chụp hình bà và tuyên bố rằng họ cần xem xét bà có đáp ứng điều kiện cho chương trình giảm nghèo của chính phủ hay không. Cùng ngày hôm đó, 15 học viên Pháp Luân Công địa phương khác cũng có chuyến thăm không mời mà đến của các quan chức chính phủ, họ cũng sử dụng lý do như trên.

Ngày 26 tháng 10 năm 2019, Tòa án huyện Lai Thủy đưa bà Đổng ra xét xử và sau đó kết án bà. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam địa phương cho tới tháng 7 năm 2020, sau đó bị chuyển tới Nhà tù Nữ Thạch Gia Trang.

Việc bắt giữ và giam giữ bà đã khiến gia đình lâm vào hoàn cảnh khốn cùng. Chồng bà, ông Lưu Xuân Ngọc có sức khỏe yếu và phải dựa vào sự chăm sóc của bà. Cảnh sát thường xuyên sách nhiễu con trai lớn của bà gây ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của anh.

Bức hại trong quá khứ

Đây là lấn thứ tám bà Đổng trở thành mục tiêu của chính quyền vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong những lần bắt giữ trước đây, bà phải chịu đựng sự tẩy não tăng cường và đánh đập dã man.

Lần đầu bà Đổng bị bắt giữ vào mùa thu năm 1999. Bà bị giam giữ trong một trung tâm tẩy não và bị tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần để cưỡng chế bà từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngày 10 tháng 8 năm 2000, bà bị bắt giữ một lần nữa khi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi bị đưa trở lại huyện Lai Thủy, cảnh sát đã giam giữ bà tại Trường Đảng cộng sản Trung Quốc và tẩy não bà 20 ngày. Bà bị cưỡng chế quỳ xuống, bị tát vào mặt, bị đánh bằng roi và bị trói. Họ còn tống tiền bà 3.260 nhân dân tệ.

Lý Á Dân, Chủ tịch Thị trấn Thạch Đình ở huyện Lai Thủy từng giam giữ hai vợ chồng bà Đổng trong nhà kho và không chịu thả hai vợ chồng bà. Ba đứa con của hai vợ chồng bà buộc phải nghỉ học khi chúng không có tiền. Việc thiếu giáo dục đã khiến mọi thứ khó khăn đối với con của họ trong khi đi tìm việc làm sau khi chúng lớn lên.

Tháng 4 năm 2002, bảy cảnh sát xông vào nhà bà Đổng và hỏi xem bà có treo biểu ngữ Pháp Luân Công nào ở bên ngoài không. Khi bà từ chối trả lời câu hỏi, họ đã lục soát nhà của bà và bắt giữ bà cùng với chồng sau khi họ tìm thấy câu đối: “Cứu mình và cứu chúng sinh.” Cả hai vợ chồng bà bị tra tấn ở trong trại tạm giam.

Tháng 4 năm 2003, bà Đổng bị bắt giữ và bị tra tấn tại trại tạm giam thị trấn một lần nữa.

Ngày 14 tháng 8 năm 2006, bà bị bắt giữ một lần nữa sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Khi bà tuyệt thực tại trại tạm giam Lai Thủy, lính canh đã giẫm lên đầu bà và dùng muối để bức thực bà. Miệng của bà đã bị tổn thương.

Vụ bắt giữ tiếp theo của bà diễn ra vào ngày 22 tháng 6 năm 2007. Hàng chục cảnh sát kéo bà vào xe cảnh sát và sau đó kết án bà một năm rưỡi lao động cưỡng bức.

Trong khi đó ông Lưu đang bán than và đã thoát khỏi sự truy bắt, cảnh sát đã đợi ở nhà hàng xóm của ông tới nửa đêm để bắt giữ ông. Họ còn đi tuần tra trên những con đường lớn dẫn tới nhà ông. Ông buộc phải sống xa nhà để tránh sự bắt giữ. Mặc dù vậy, hàng ngày cảnh sát vẫn đợi bên ngoài nhà ông để tìm ông. Họ còn cảnh báo người mẹ ngoài 70 tuổi của ông rằng họ sẽ bắt giữ ông ngay khi ông trở về nhà. Cuộc bức hại đối với vợ chồng ông Lưu đã khiến con cái và cha mẹ già của họ vô cùng đau khổ. Thậm chí cây trồng của họ cũng không có ai thu hoạch.

Vợ chồng ông bị sách nhiễu một lần nữa trong chiến dịch “Gõ cửa” vào năm 2017. Quan chức và cảnh sát tới gặp các học viên Pháp Luân Công để cố gắng buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.

Bài liên quan:

Tỉnh Hà Bắc: Cư dân huyện Lai Thủy bị bức hại vì đức tin của mình, gia đình không được vào thăm


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/1/4

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/11/189863.html

Đăng ngày 22-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share