[MINH HUỆ 11-8-2006] Ngày 24 tháng bảy 2006, Bác sỹ. Kirk C. Allison, Phụ tá giám đốc Chương trình Nhân quyền và Y học, Đại học Minnesota, đã tuyên bố tại buổi “Hội thảo về Ngưng sự cắt lấy tạng tại Trung Quốc” tại Đại hội Thế giới về Cấy tạng được tổ chức tại Boston. Bản tuyên bố, tựa đề là “Lập chứng cớ các học viên Pháp Luân Công bị dùng như nguồn cung cấp nội tạng tại Trung Quốc và các trách nhiệm đạo đức liên hệ” xác nhận những điều tìm thấy trong bản “Báo cáo về các cáo giác học viên Pháp Luân Công bị cắt lấy nội tạng tại Trung Quốc” của luật sư David Matas và cựu Thư ký Nội các Canada về Châu Á Thái Bình Dương David Kilgour. Bản báo cáo xác nhận rằng rất có thể là các học viên Pháp Luân Công đang bị bắt làm những người tặng nội tạng. Bác sỹ Allison tuyên bố rằng các Học Viện phải nên xét lại và ngưng sự hợp tác nghiên cứu liên hệ về cấy tạng, cũng như các bằng cứ khảo cứu về cấy tạng xuất xứ từ Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Ông nói rằng các bệnh nhân quốc tế mà đã được tạng tại Trung Quốc, có thể là họ đã đạt được như thế với cái giá là hưởng từ, và mặc nhiên ủng hộ, sự tiếp tục các vi phạm nhân phẩm và nhân quyền làm chết người mà đang tiếp diễn. Những bệnh nhân tương lai phải nên được thông tin về sự kiện này và phải được sốt sắng khuyên từ bỏ đi tìm con đường trị liệu này. Sau đây là nguyên văn của bản tuyên bố.

Lập chứng cớ các học viên Pháp Luân Công bị dùng như nguồn cung cấp nội tạng tại Trung Quốc và các trách nhiệm đạo đức liên hệ

Ngày 24 tháng bảy 2006
Bác sỹ. Kirk C. Allison
Phụ tá giám đốc Chương trình Nhân quyền và Y học, Đại học Minnesota

Cuộc khủng bố có hệ thống của chính phủ trên các học viên Pháp Luân Công bất bạo động tại Trung Quốc từ Tháng 7 năm 1999 đã tạo thành sự tập trung lớn nhất về vi phạm nhân quyền trên một nhóm người văn hoá tại Trung Quốc kể từ khi cách mạng văn hoá. Đó là một chương trình tiêu diệt làm tách biệt hẳn với những thủ tục pháp lý hoặc khiếu nại thông thường. Cuộc khủng bố này phải ngưng ngay tức khắc.

Hơn nữa, đây là bằng cớ thâu thập được hết sức thoả đáng việc dùng các học viên Pháp Luân Công như là nguồn cung cấp bị ép buộc để cho việc cấy nội tạng tại Trung Quốc. Điều này có liên hệ đến chiều sâu của vi phạm nhân quyền có liên hệ đến y học chưa được tài liệu hoá kể từ các năm 1940. Nhiều người mà đã nhận được những nội tạng như vậy là những bệnh nhân ngoại quốc từ Malaysia, Nhật bản, Âu châu và Mỹ quốc.

“Báo cáo về cáo giác sự mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc” ngày 6 tháng bảy 2006 của luật sư David Matas và cựu Thư ký Nội các Canada về Châu Á Thái Bình Dương David Kilgour xác nhận rằng rất có thể nguồn gốc của các nội tạng là của các học viên Pháp Luân Công. Chứng cớ đã bao gồm những cuộc phỏng vấn trực tiếp và dò hỏi qua địện thoại đến các y viện và bác sỹ đặc biệt liên hệ tại Trung Quốc. Các cuộc phỏng vấn đó đã chỉ định cho biết rằng các nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là cao phẩm chất, được cung cấp, và thường có được trong một thời gian ngắn. Điều này liên quan đến vấn đề một hệ thống cấy tạng mà đã được lấy từ các tù nhân bị xử tử.

Giữa năm 2000 và 2005 nguồn gốc của một số lượng 41, 500 nội tạng là không rõ. Số lượng những người tặng tạng từ gia đình hoặc các người tặng tạng mà bị liệt não và không phải là người trong gia đình lên đến khoảng ít hơn 10% tại Trung Quốc. Một chương trình quốc gia về tình nguyện cho tạng lại không được phát triển. Cũng trong thời gian đó các thận được cấy đã tăng lên gần gấp ba lần. Các vụ cấy gan khắp nước đã gia tăng từ khoảng 135 vụ vào năm 1998 lên đến hơn 4000 vụ năm 2005. Nhiều bản quảng cáo đã rộng tuyên bố giá cả từ khoảng $24, 000 (200, 000 nhân dân tệ) cho người Trung Quốc đến $98, 000 Mỹ kim hay hơn cho người ngoại quốc.

Nhiều mạng lưới cấy nội tạng đã hứa hẹn một cái gan trong vòng trung bình một tuần lễ, một tháng, hoặc bảo đảm là hai tháng. Một cái thận được bảo đảm là trong vòng hai tuần, với một cái thứ nhì trong một tuần nếu cái thứ nhất “không dùng được”. Cái khung thời gian đó đòi hỏi một số lượng lớn người tặng mà đã được sắp loại về loại máu và HLA phù hợp. Những cuộc thử máu có hệ thống các học viên Pháp Luân Công là đã được biết. Hứa hẹn một khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ cho một cuộc cấy thận và một khoảng thời gian 12 giờ cho một cuộc cấy gan, thì sự tìm thấy phù hợp không thể nào được bảo đảm với căn bản người bị chết một cách bất ngờ. Tim và cả một cái gan được cấy là đòi hỏi cái chết của người tặng, hoặc là trước hoặc ngay lúc nội tạng bị lấy.

Các cuộc dò hỏi bằng điện thoại đến các địa điểm cấy nội tạng và cả đến các trung tâm nhà tù thường nhắc lại sự xác nhận rằng đó là của học viên Pháp Luân Công ‘còn sống’, ‘đầy đủ sức khoẻ’ và chắc chắn sẵn sàng như là nguồn cung cấp nội tạng. Các bác sỹ đã cho biết chính họ chọn lựa các tù nhân để cho có sự bảo đảm sự phù hợp.

Trong khi sự cải tổ hệ thống cấy nội tạng đã hứa hẹn một luật lệ mới ‘tạm thời’ bắt đầu áp dụng kể từ 1 tháng bảy 2006, luật lệ đó không có nói rõ về việc kiểm soát. Nó yêu cầu báo cáo rằng các hội đồng luận lý của y viện địa phương chấp thuận các cuộc cấy tạng và xác nhận các nguồn cung cấp hợp pháp. Tuy nhiên, không có dấu hiệu rằng có ít hơn sự phụ thuộc vào việc xử tử trong hệ thống cấy tạng của Trung Quốc, và nhất định cũng không có ít hơn sự khủng bố Pháp Luân Công.

Xét về số lượng quan trọng các y viện cấy tạng mà đã phản ảnh trong các cuộc dò hỏi, thì không thể nói rằng các vi phạm nhân quyền như vậy là những trường hợp riêng rẻ vô đạo đức, mà hệ thống ‘duy nhất’ của cung cấp nội tạng của Trung Quốc không được biết đến hoặc thình lình. Sự kiện liên quan cả đối với các y viện dân chúng mà lệ thuộc trên căn bản vào Bộ Y tế và các y viện quân đội mà không lệ thuộc như vậy.

Xét về một hệ thống cấy tạng mà lệ thuộc vào các tù nhân bị xử tử nói chung, và bằng cớ mạnh mẽ các học viên Pháp Luân Công như là nguồn cung cấp nói riêng, thì các nguyên tắc đạo đức và các liên hệ chính sách sau đây được áp dụng:

1. Một hệ thống cấy tạng mà dựa trên việc xử tử, mà Trung Quốc thừa nhận, là không thể tự nó thực hiện được sự đồng ý mà không bị ép buộc và có được sự thông tri. Một sự chọn lựa giữa bị xử tử ngay hoặc bị xử tử trong một thời gian tương lai vô chừng, khi loại máu và HLA được phù hợp với một người sẽ nhận tạng, là khiến cho một sự đồng ý tự do, không bị ép buộc và được thông tri là không thể nào có được – nếu không nói là bất cần.

2. Sự kiện đi ‘du lịch để cấy tạng’ như là một nguồn lợi tức từ ngoại quốc cho nghành y khoa, và sự gặp gỡ nhau giữa nguồn cung cấp tạng qua việc xử tử hình và sự yêu cầu cao về nội tạng có thể làm gia tăng việc xử tử hình đối với những tội không đáng. Những tội phạm bị đại hình tại Trung Quốc là đi từ giết người, đến tham nhũng kinh tế, đến những hoạt động chống quốc gia mờ ám – như là nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

3. Vậy các trách nhiệm nhân quyền của cộng đồng quốc tế y khoa và nghiên cứu là sao?

a. Các hội đoàn chuyên nghiệp như là Hội Cấy Tạng phải ban hành một lệnh tạm thời ngưng ủng hộ và hợp tác nghiên cứu với sự cấy tạng tại Trung Quốc nhân vì một sự hợp tác như vậy là mặc nhiên dễ dãi cho sự tiếp tục một vi phạm trắng trợn về nhân quyền.

b. Các báo chí học đường và các chỗ hội họp giáo huấn, như là Đại hội Thế giới Cấy Tạng, phải loại ra các văn kiện và bài giảng thuyết mà dựa trên sự khảo cứu có được từ những hoạt động mà vi phạm các tiêu chuẩn diễn tả trong bản “Tuyên bố Helsinki của Hội thế giới Y khoa về những nguyên tắc đạo đức nói về sự nghiên cứu y học có liên can đến đối tượng con người và các khí cụ quốc tế.

i. Tuyên bố Helsinki ghi rằng: “Sự lo lắng cho các quyền lợi của đối tượng phải luôn đi trước các quyền lợi khoa học và xã hội.”

ii. Là không đạo đức để đăng những khảo cứu xuất phát từ những phương cách nghiên cứu không đạo đức. Các khảo cứu có được từ một hệ thống cấy tạng mà vi phạm các qui điều của sự đồng ý được thông tri là rõ ràng rơi vào loại này. Điều này áp dụng cho các văn kiện dựa trên các khảo cứu cấy tạng mà liên hệ đến những phương cách mà nội tạng đạt được bởi những phương tiện trái phép. Một sự xét lại về đạo đức của những bài đã đăng ký trong quá khứ là được lệnh.

iii. Là vô đạo đức đối các hội đồng nhóm hợp hoặc xét xem để xét xem các văn kiện đăng hoặc trình bày xuất phát từ những khảo cứu như vậy xem đó như là một căn bản để tiến bộ – bất chấp chúng có ưu điểm kỷ thuật gì.

iv. Khi mà có một giá khoa học, chuyên môn và cả cá nhân đối với nền đạo đức và luân lý, thì cái giá nhân quyền của sự phát sinh và hành nghề bên dưới nó, và chiều hướng hợp thức hoá sau-sự-kiện những khảo cứu như vậy bằng lý luận và sử dụng, là cao hơn nhiều.

v. Sự đăng tải các khảo cứu xuất phát không đạo đức, hoặc các kết quả dựa trên sự khảo cứu này, cũng là vô đạo đức, vì nó vi phạm các qui điều của sự đồng ý. Làm như vậy là tạo nên sư yêu cầu và cho phép thêm hơn cho những khảo cứu như vậy, nơi đây bất kể đến cái chết của những người tặng mà không tự nguyện.

c. Các giáo viên y khoa phải xét lại và ngưng các sự hợp tác nghiên cứu liên hệ đến cấy tạng, và các khảo cứu về cấy tạng xuất phát từ Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Điều này cũng áp dụng cho các sự hợp tác hành nghề hoặc quá trình trình bày.

i. Trong khi không phải tất cả các nhà giải phẫu cấy tạng bên trong hệ thống Trung Quốc đều đồng ý cách thực hành của chính phủ, các thực hành trong vùng này đã tràn ngập vi phạm nhân quyền căn bản và qui tắc của đạo đức y học.

d. Có một sự ràng buộc đạo đức cho các cơ quan và tổ chức tài trợ để hướng hoặc hướng lại các tài chính cho những chương trình mà có nguồn gốc khảo cứu hợp pháp.

4. Xét về các bằng chứng có trong tay, các bệnh nhân cấy tạng quốc tế mà đạt được nội tạng tại Trung Quốc là làm thế bằng cái giá của hưởng lợi từ, và mặc nhiên ủng hộ, sư tiếp tục vi phạm nhân phẩm và nhân quyền chết người hiện hành. Các bệnh nhân tương lai phải được thông tin về sự kiện này và khuyến từ bỏ đi theo đường hướng trị bệnh này.

Kirk C. Allison, PhD, MS
Phụ tá Giám đốc
Chương trình Nhân quyền và Y học, Đại học Minnesota

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/8/11/76651.html

Đăng ngày 18-8-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share