Bài của Tư Đồng (Si Tong), phóng viên của Minh Huệ Hán ngữ
[MINH HUỆ 2-10-2006] Từ khi nhóm Bảo thủ lên nắm quyền tại Canada, chính phủ đã lạnh nhạt ban giao với Trung Quốc bằng cách tránh các cuộc gặp mặt, huỷ bỏ các chuyến đi Trung Quốc, và những hành động tương tự. Thứ tư vừa qua, 27 tháng chín, Ngoại trưởng Canada tố cáo tình trạng nhân quyền hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dân chúng bắt đầu lưu ý rằng, từ khi Đảng Bảo Thủ lên nắm quyền, chính sách của chính phủ đối với Trung Quốc dường như có một sự thay đổi đột ngột so với các chính sách của Đảng Tự do, mà đã tại vị trước đây từ năm 1993. Chính sách ngoại giao của Đảng Tự do lờ đi các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc và xem kinh tế là quan trọng bực nhất, trong khi tập trung chủ yếu của chính phủ hiện tại là nhân quyền và các vấn đề khác của Trung Quốc.
Ngày 26 tháng chín, tám vị dân biểu Canada đã tham gia cuộc tập hợp trên Đồi Quốc hội, ủng hộ Pháp Luân Công và lên án các tội ác của ĐCSTQ chống việc cắt lấy nội tạng người sống. Dân biểu Diane Bourgeois, bên trên, đến để nói lên sự ủng hộ của bà.
Dân biểu Wayne Marston đọc diễn văn
Dân biểu Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Pháp luật và Chưởng lý Canada
Dân biểu Jim Peterson lên tiếng
Dân biểu Peter Julian đến để tỏ sự ủng hộ và trình bày
Dân biểu Larry Bagnell nói tại buổi tập họp
Nhà trí thức Do Thái nổi tiếng Bs. Reuven Bulka tố cáo các hành động tà ác của ĐCSTQ
Canada lạnh nhạt ‘hợp tác’
Tờ “Globe and Mail” báo cáo ngày 27 tháng Chín: “Một năm trước, trong một buổi lễ trang trọng ký kết, Trung Quốc và Canada tuyên bố một sự ‘hợp tác mưu lược’—sự liên hiệp chính trị cao nhất mà Bắc Kinh có thể ban cho một quốc gia bạn. Nhưng một vài tháng sau, có điều xảy ra ở Canada mà không bao giờ xảy ra ở Trung Quốc: một sự thay đỗi chính phủ dân chủ. Từ đó, chính phủ mới của Tổng Thống Stephen Harper đã cố ý tránh đi điều kiện ‘hợp tác mưu lượt’. Chính sách Trung Quốc của ông đã rơi vào tình trạng lấp lửng, đôi bên đều ít nói chuyện với nhau.”
Bài báo nói rằng Bắc Kinh vẫn rất muốn sự hợp tác, nhưng Ottawa lạnh nhạt hoặc không quan tâm. “Nó không đi đến đâu, ” một tham dự viên nói riêng. Các viên chức Canada nói rằng Trung Quốc “không ở trên đài ra-đa” của chính phủ Harper
Tờ Globe and Mail nhắc lời một viên chức bộ ngoại giao rằng chính phủ sau hơn tám tháng thắng chính quyền vẫn chưa gửi một bộ trưởng nào đến Trung Quốc. Nhiều bộ trưởng đã có chương trình đi, đã thông báo cho chính phủ Trung Quốc, sau đó thình lình huỷ bỏ chuyến đi, trước sự ngơ ngẩn của Bắc Kinh.
Tờ báo cũng thông tin rằng Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Gary Lunn có thể đi Bắc Kinh vào tháng mười một để tham gia một đại hội về hầm mỏ và dầu nặng. Nhưng cả như vậy, cuộc viếng thăm vẫn chưa được công xác, các viên chức nói. Và Ông Lunn vẫn chưa phải là một bộ trưởng quan trọng mà Trung Quốc chờ đợi Canada gửi đi.
Tờ Globe and Mail so sánh sự khác biệt trong ban giao Trung Quốc – Canada giữa chính phủ hiện tại và chính phủ dưới quyền Đảng Tự do của Jean Chrétien. Mười hai năm trước, vào một năm trong nhiệm kỳ thứ nhất, Ông Chrétien dẫn đầu 9 bộ trưởng, 2 lãnh đạo vùng, 350 chủ hãng, và các chính trị gia thị trấn khác đi một chuyến công du thương mại nhằm khai thác thị trường Trung Quốc.”
Sự mổ cắp lấy nội tạng người sống của ĐCSTQ là một trong những lý do của ban giao Canada – Trung Quốc xuống dốc
Yuchao Zhu, một chuyên gia nghành khoa học chính trị tại Đại học Regina, nói, theo gốc độ của Trung Quốc, thì cái điểm khó là Trung Quốc không biết điều gì hết trong chính sách mới đối với Trung Quốc của Ông Harper. “Chính quyền Harper giống như chỉ là lạnh nhạt ban giao Trung Quốc – Canada từ tháng giêng qua, ” ông nói. “Sự giao tiếp chính trị xem như ở điểm thấp nhất.”
Tờ Globe and Mail chỉ ra rằng, trong số các căng thẳng và xích mích giữa hai nước, là một bản báo cáo của các luật sư Canada David Matas và David Kilgour đã ủng hộ tố giác Pháp Luân Công rằng Trung Quốc đã xử tử hằng ngàn tù nhân để lấy nội tạng của họ.
Ngoại trưởng tố cáo tình trạng nhân quyền của Trung Quốc
Thể theo một bài báo của Reuters, thứ tư vừa qua, 27 tháng chín, Ngoại trưởng Canada MacKay đã tố cáo tình trạng nhân quyền và dân chủ hiện nay dưới chế độ ĐCSTQ. Báo cáo nói rằng các lời bình của Ngoại trưởng là trong số những lời thẳng thòng nhất mà Canada đối với Bắc Kinh từ khi cánh hữu Bảo thủ thắng cuộc bầu cử liên bang trong tháng giêng.
MacKay nói, “Chúng tôi có sự ưu tư về hệ thống công lý của họ, và chúng tôi có sự ưu tư về cách thực hiện nền dân chủ của họ, nếu chúng ta có thể gọi như thế.”
Reuters báo cáo rằng MacKay nói họ đang xét lại chính sách tài trợ Trung Quốc, nhưng Canada vẫn có thể đóng góp để giúp Trung Quốc mở mang các cơ chế dân chủ.
Tháng Sáu, Tổng Thống Stephen Harper nói với vị thủ lãnh Nhật bản rằng Trung Quốc là một thách đố mà hai nước phải chung nhau giải quyết.
Tám vị dân biểu tham gia cuộc tụ họp lên án các sự tàn ác của ĐCSTQ
Ngày 26 tháng chín, tám dân biểu Canada đã tham gia cuộc tụ họp trên Đồi Quốc hội, lên tiếng ủng hộ các học viên Pháp Luân Công và lên án các tội ác của ĐCSTQ chống nhân loại qua sự cắt lấy nội tạng của những học viên còn sống.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/10/2/139169.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/10/3/78610.html
Đăng ngày 16-10-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.