Theo một phóng viên ở tỉnh Hắc Long Giang

Tên: Lưu Quế Hương (刘桂香)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 64
Địa chỉ: Tòa nhà Bàn Thiên Lâu, Khu phía Đông Nông trại 858, Cục quản lý Nông nghiệp thành phố Mẫu Đơn Giang
Nghề nghiệp: nhân viên hưu trí của nông trại
Ngày mất: 28 tháng 11 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 10 tháng 9 năm 2010
Nơi bị giam gần nhất: Khu trại giam vùng đất cải tạo và trồng trọt Mẫu Đơn Giang thuộc tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江农垦牡丹江分局看守所)
Thành phố: Mẫu Đơn Giang
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, đánh đập, treo lên, bỏ tù, biệt giam, tra tấn, bức thực, tống tiền, nghỉ việc, kìm hãm thể xác, lục soát nhà, thẩm vấn, giam cầm, không cho dùng nhà vệ sinh

Người bức hại: Địch Vân Chí, trưởng Phòng 610, chỉ đạo Đồn công an Nông trại 858, tỉnh Hắc Long Giang, di động: 13704685718, Nhà: 86- 0467-5981251, Văn phòng: 86-0647-5951092 Vương Bình, trưởng Khu trại giam vùng đất cải tạo và trồng trọt Mẫu Đơn Giang thuộc tỉnh Hắc Long Giang, nhà: 86- 0467-5061795, di động:13836502907

Thiện Hồng Sơn, trưởng Đồn công an Nông trại 858, văn phòng: 86-0467-5951091, di động: 13836510150

Lưu Lợi, trưởng Đội an ninh nội bộ, Đồn công an vùng đất cải tạo và trồng trọt Mẫu Đơn Giang: Văn phòng: 86-467-5060395, nhà: 86- 467-5063293, di động: 15946676499

Cao Phúc Đông, bí thư Ủy ban Tư pháp và Chính trị, Đồn công an Vùng đất cải tạo và trồng trọt Mẫu Đơn Giang: Văn phòng: 86-467-5063669, di động: 13339567766

Tân Liên Quân, trưởng Đồn công an vùng đất cải tạo và trồng trọt Mẫu Đơn Giang: 86-467-5063750, mã số: 158308

[MINH HUỆ 14-12-2010]

Bà Lưu Quế Hương, 64 tuổi, là nhân viên nghỉ hưu của Nông trại 858, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt vào ngày 10 tháng 9 năm 2010 tại Nông trại 858. Sau 80 ngày bị giam tại Trại giam ở Đồn công an vùng đất cải tạo và trồng trọt Mẫu Đơn Giang, bà qua đời vào ngày 28 tháng 11 vì bức hại.

2011-1-9-hljliuguixiang--ss.jpg

Bà Lưu Quế Hương

Bà Lưu đã đưa một lá bùa hộ mạng Pháp Luân Đại Pháp cho một công nhân thời vụ của Hộ cư trú thuộc Đồn công an Nông trại 858. Vào ngày 10 tháng 9 năm 2010, Trương Lập Xuân, một công an, dẫn theo nhiều công an của Phòng 610, Đồn công an Nông trại 858, đã bắt giữ bà và lục soát nhà bà vì điều này. Lúc 3 giờ chiều, bà bị đưa đến Trại giam của Cục quản lý Nông nghiệp Mẫu Đơn Giang. Trước đây bà nặng hơn 85 kg (170 lbs) và rất khỏe mạnh. Trong vòng chưa đầy ba tháng, khi bị bức hại đến chết, cân nặng của bà giảm xuống còn 20 kg (40 lbs).

Lúc 5 giờ chiều ngày 29 tháng 11 năm 2010, người chồng, em trai và con trai bà đã đến xem thi thể bà tại nhà xác. Bụng bà bị sưng tấy, và không che đậy, chỉ có một tấm áo nhỏ che vùng ngực. Thi thể bà bị sưng tấy và khuôn mặt thì hốc hác. Quần của bà bị ướt bởi nước tiểu. Bà chỉ còn một chiếc giầy và một chiếc khác ở trong quan tài. Thi thể bà bị biến dạng. Lúc đó, họ thấy một lớp các vết thâm tím trên hai vai bà. Người chịu trách nhiệm nói rằng thi thể bà được đưa đến nhà xác vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 11 năm 2010.

Được biết rằng, khoảng nửa đêm ngày 28 tháng 11, lính canh từ Trại giam thành phố Mật Sơn đã đưa bà đến Bệnh viện Bồi Đức thuộc Mật Sơn. Nhân viên bệnh viện nói rằng bà đã chết, và bác sĩ đã ngừng cuộc xét nghiệm lại.

Vương Bình, trưởng trại giam, nói với con trai bà rằng bà chết do xuất huyết não. Được biết các viên chức của Cục quản lý Nông nghiệp thành phố Mẫu Đơn Giang nói rằng tại thời điểm đó, việc bức hại bà Lưu được thực hiện dưới sự chỉ đạo và kế hoạch của Địch Vân Chí, trưởng Phòng 610, chính trị viên của Đồn công an Nông trại 858. Ông ta tuyên bố rằng, “Tôi không thích bà từ lâu rồi. Tôi đã lên kế hoạch sẵn sàng đưa bà vào tù.” Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, bà Lưu bị bệnh tim, viêm khí quản, trẹo khớp, thấp khớp, u cơ tử cung và những bệnh khác. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1998, các bệnh của bà đã biến mất. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào ngày 22 tháng 7 năm 1999. Ba tháng sau bà bị công an của Đồn công an Nông trại 858 bắt giữ. Bà đã bị giam trong 15 ngày.

Ngày 21 tháng 3 năm 2000, công an Đồn công an Phòng 610 Nông trại 858 bắt giữ bà và đưa bà đến khách sạn Nông trại 858, một trung tâm tẩy não, nơi bà đã bị tẩy não 50 ngày và bị buộc phải trả 3,000 nhân dân tệ phí sinh hoạt. Sau khi được thả, Tiết Kế Thành, đội phó Đội 12, được nông trại chỉ đạo giám sát bà mỗi ngày. Mỗi ngày bất cứ khi nào bà đi ra ngoài đều bị báo cáo đến Lữ Ngọc Hưng, người có thể tự ý bắt và thả bà ra.

Ngày 8 tháng 12 năm 2010, bà lại đến Bắc Kinh. Bà bị bắt giữ bởi Vương Ngọc Cần, đội phó Nông trại 858, Hàn Triệu Hằng và Vương Chí Bân từ Đồn công an Nông trại 858, Vương Học Quân, bí thư Đội 12 thuộc Nông trại 858. Bà bị giam tại đồn công an nông trại. Đêm đó, bà bị còng tay vào tường suốt đêm bởi Đường Cảnh Điền, bí thư Ủy ban luật pháp Nông trại 858, Tống Lý Học, trưởng Ban tuyên truyền và trưởng Phòng 610. Vào ngày thứ ba, bà bị đưa đến trại giam của Cục quản lý nông nghiệp Mẫu Đơn Giang. 800 nhân dân tệ của bà đã bị lấy đi mất.

Bà bị kết án hai năm lao động cưỡng bức bởi công an Đồn công an Nông trại 858. Bà bị tra tấn tào bạo trong thời gian ở Trại lao động Vạn Gia. Bà bị nhốt vào một phòng giam nhỏ bởi Trương Ba, đội trưởng Đội 12, và bị tra tấn bằng hình thức cấm ngủ, không cho dùng nhà vệ sinh, bị đánh đập và bức thực tàn bạo.

Trong suốt bảy tháng ở trong phòng giam nhỏ này, bà bị ép ngồi trên một cái ghế sắt. Ghế sắt là một dụng cụ tra tấn. Tay chân bà bị trói thật chặt vào ghế sắt. Thời gian trôi qua, bàn chân bà bị sưng tấy. Một lần bà bị ép ngồi hơn một tháng và phần thân dưới thắt lưng của bà hoàn toàn chuyển sang màu tím. Một lần, nhiều lính canh đã đè bà xuống, nhét ống bức thực vào dạ dày bà và liên tục đẩy ống vào rồi rút ra. Dạ dày của bà bị hủy hoại và chảy máu trầm trọng. Bà đã ngất đi lúc đó. Lính canh đánh vào đầu bà để đánh thức bà dậy. Khi tỉnh dậy, bà phát hiện trên mặt đầy máu và có nhiều ống trong miệng. Lính canh lại lấy những cái ống này ra, nhét vào mũi bà và tiếp tục bức thực bà. Nhiều ngày trôi qua bà vẫn có máu trong phân và có những vết thâm tím trên đầu.

Một lần, Lý Mẫn, một lính canh nam, đã dùng một dây thừng để trói bà Lưu và treo bà lên. Anh ta đá bà gần một giờ trên không trung và sau đó đặt bà trên nền đất.

Một lần khi bà bị trói vào một cái ghế sắt, Lý Mẫn đã lấy một con côn trùng bỏ vào miệng bà Lưu. Sau đó anh ta đấm vào gò má bà. Cô Lý Lan, người cũng đang bị giam, nói rằng, “Đừng đánh bà Lưu, bà ấy già rồi.” Lý Mẫn tiến đến và đánh cô Lý Lan hai cái vào đầu, nói rằng, “Bà ấy là mẹ của cô à?

Một lần, một lính canh nam, Lưu Tâm Cương, đã đưa bà Lưu ra khỏi xà lim nhỏ đến một căn phòng gần đó. Ông ta cho hai tù nhân nam ép buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công. Bà không đồng ý và bị hai tù nhân đấm đá gần một tiếng. Lưu Tâm Cương nói, “Nếu bà không từ bỏ, ngày mai chúng tôi từng người một sẽ tiếp tục tra tấn bà.” Sau đó, bà Lưu bị chuyển đến Nhóm 7 và bị ép ngồi trên một cái ghế nhỏ. Bà thường xuyên bị tấn công bằng một dùi cui điện. Một lần, bốn lính canh treo bà lên và sốc điện bà bằng dùi cui điện trong bốn giờ.

Sau khi thời hạn giam của bà kết thúc, lính canh đã kéo dài thời gian thêm tám ngày tại Trại lao động Vạn Gia, và sau đó bà trở về nhà. Trong thời gian đó, người của Nông trại 858 đã giữ lại tiền hưu trí của bà hơn hai năm, tổng cộng là 14,000 nhân dân tệ. Họ cũng buộc gia đình bà trả 1.600 nhân dân tệ là số tiền họ dùng để bắt giữ bà khi bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lần thứ hai. Tiền đã không được trả lại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/14/黑龙江省八五八农场刘桂香被迫害致死-233635.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/29/122172.html
Đăng ngày: 19-01-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share