Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

Tên: Hồ Vân Hoài (胡云怀)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 54
Địa chỉ: Thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên
Nghề nghiệp: Thợ may
Ngày mất: 23 tháng 10 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 7 tháng 3 năm 2010
Nơi bị giam gần nhất: Trại giam Thác Hoang (拓荒看守所)
Thành phố: Tây Xương
Tỉnh: Tứ Xuyên
Hình thức bức hại: Giam cầm, tẩy não, tống tiền, thẩm vấn, lục soát nhà

[MINH HUỆ 18-12-2010] Học viên Pháp Luân Công bà Hồ Vân Hoài ở thành phố Tây Xương tỉnh Tứ Xuyên, đã bị hỏa thiêu vào ngày 13 tháng 12 năm 2010 bởi Cục an ninh quốc gia thành phố sau khi bà bị bức hại đến chết trong trại giam bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Gia đình bà không biết đi đâu để đòi bồi thường cho cái chết của bà. Những tổ chức mà họ liên lạc đều hướng trách nhiệm về Cục an ninh quốc gia thành phố. Khi gia đình yêu cầu văn bản nguyên nhân cái chết của bà thì Cục an ninh quốc gia thành phố đã từ chối cung cấp. Cục cũng từ chối bồi thường số tiền gần 10 000 nhân dân tệ mà gia đình đã trả cho bệnh viện.

2010-11-11-minghui-persecution-214533-0--ss.jpg
Ảnh chụp bà Hồ vào ngày 23 tháng 1 năm 2010

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Hồ và gia đình đã bị bức hại về tinh thần và tài chính. Bà qua đời vì bệnh hen suyển nặng và suy hô hấp trong Bệnh viện số 1 Lương Sơn Châu vào ngày 23 tháng 10 năm 2010 sau khi bị giam và bị tra tấn tại một trại giam trong năm tháng.

Bà Hồ rất yếu ớt và bị nhiều bệnh trước khi tập luyện Pháp Luân Công. Sức khỏe của bà bị đe dọa bởi những triệu chứng của bệnh bại não. Tất cả bệnh tật của bà đã biến mất sau khi bà tập luyện. Bà trở thành một người rất tốt. Bà và gia đình mở một tiệm may ở thành phố Tây Xương. Đời sống của gia đình phụ thuộc vào việc kinh doanh.

Chính quyền thành phố Tây Xương đã thành lập một “trại tẩy não” tại xã Tây Ninh vào năm 2003. Bà Hồ bị sáu công an ở đồn công an địa phương đưa đến trại vào sáng ngày 24 tháng 9. Bà bị giam trong cơ sở tẩy não 71 ngày. Họ đã thả bà ra sau khi tống tiền bà 2 000 nhân dân tệ và buộc bà ký vào cam kết bảo đảm hứa rằng bà sẽ không tập luyện Pháp Luân Công nữa.

Bà trở thành tâm điểm giám sát bởi nhân viên Cục an ninh quốc gia thành phố sau khi được thả ra. Mật vụ thường xuyên theo dõi bà ngay ngoài cửa. Các học viên Pháp Luân Công gồm có Cao Đức Ngọc, Trình Đông Lan, Hà Tiên Trân và Hà Chính Quỳnh đã bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2009. Bà thậm chí còn bị giám sát chặt chẽ hơn vì hai học viên Hà Tiên Trân và Hà Chính Quỳnh là người thân của bà.

Bà Hồ đến Trường tiểu học số 1 của thành phố Tây Xương để đón cháu trai vào trưa ngày 7 tháng 3 năm 2010. Bà đã bị bắt giữ tại cổng chính của trường học bởi nhiều công an từ Cục an ninh quốc gia thành phố. Sau đó, họ lục soát tiệm may của bà và tịch thu nhiều kéo, một máy tính, và một máy in. Máy tính được cho là bị lấy đi vì nó có dòng chữ “vn.minghui.org”. Chồng bà Hồ đã van xin công an tránh xa cháu trai của họ trong quá trình bắt giữ, vì cậu bé bị bệnh máu hiếm gặp mà không có bệnh viện nào trong khu vực địa phương có thể chữa trị. Gia đình cậu bé đã tốn khoảng 20.000 nhân dân tệ tiền chữa trị tại Bệnh viện Hoa Tây thuộc thành phố Thành Đô. Bất chấp lời cầu xin của ông lão, một công an đã tiến đến chỗ cậu bé và dùng tay tóm chặt em. Tay của cập bé lập tức chuyển sang thâm tía. Những triệu chứng của bệnh máu đã tái phát. Mẹ cậu, người đã nghỉ làm, nhanh chóng đưa con trai đi cấp cứu tại bệnh viện cách xa một ngàn km ở thành phố Thành Đô.

Răng giả của bà Hồ đã bị lấy đi trong khi bà bị giam ở Trại giam Thác Hoang thuộc thành phố Tây Xương. Điều kiện sống rất kham khổ. Hai bữa ăn hàng ngày gồm có một bát cơm gạo chất lượng thấp và rau luộc. Cơm thường xuyên nguội lạnh và cứng. Vì bà không có răng giả nên không thể nhai. Vào tháng 6 bà cảm thấy có một vật ở nơi cuống họng và không thể nuốt. Bà báo cáo tình trạng của mình cho trại giam vào ngày 23 tháng 6 và yêu cầu được kiểm tra. Trưởng trại giam Chu Liên đã mặc kệ bà. Sau đó bà lại yêu cầu kiểm tra nhưng Chu liên tục từ chối. Cân nặng của bà nhanh chóng sụt từ hơn 100 pounds (khoảng 50kg) xuống còn 70 pounds (khoảng 35kg).

Bà Hồ trở nên hốc hác, chỉ còn da bọc xương. Bất chấp tình trạnhg sức khỏe xấu của bà, công an của Cục an ninh quốc gia thành phố vẫn tiếp tục áp lực buộc bà thú nhận những tội danh phi lý. Trước ngày bà nhận bản cáo trạng từ tòa án, Ngô Hồng Thiết, trưởng Cục an ninh quốc gia thành phố, và Trần Kỳ, phó Phòng 610 địa phương, đã đến trại giam ở Thác Hoang để lấy lời thú tội từ bà hòng có được cái gọi là “lời khai bằng miệng.”

Do không có bằng chứng để buộc tội bà Hồ, vào giữa tháng 8, công an của Cục an ninh quốc gia thành phố, do Thái Cương Nghị dẫn đầu, đã đến Bộ công nghiệp hạt nhân 281 ở thành phố Tây Xương để tìm con trai và con gái của một học viên Pháp Luân Công là bà Ngô Thục Quân, để làm giả bằng chứng. Công an đã hăm dọa bọn trẻ rằng nếu chúng không chịu hợp tác thì họ sẽ giam mẹ chúng. Bọn trẻ đã đưa ra bằng chứng giả do sợ hãi. Công an cũng đi tìm một học viên khác ở bộ để giúp họ tạo nhiều bằng chứng giả hơn nữa.

Cục an ninh quốc gia thành phố đã trao bằng chứng giả (đầy những sơ hở) cho các kiểm sát viên thành phố là Giang Thọ và Tiếu Tuệ, những người này đã buộc tội bà Hồ và bà Ngô dựa trên cơ sở những bằng chứng giả. (Xem Thủ tục tố tụng hình sự thành phố Tây Xương (2010) số 196)

Tòa án của Tây Xương đã đưa bà Hồ và bà Ngô ra xét xử vào ngày 20 tháng 9 năm 2010. Bà Hồ ở trong tình trạng xấu trong suốt phiên điều trần. Bà thường xuyên ho, nôn mửa và bị đau bụng. Bà không thể đứng thẳng. Sức khỏe của bà xấu hơn vào ngày 15 tháng 10. Bà đã được công an của trại giam đưa đến Bệnh viện Châu Nhị để kiểm tra. Khi bác sĩ hỏi tại sao họ lại đợi trong thời gian dài trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện và nói rằng bà phải được nhập viện để chữa trị thì công an đã từ chối trả lời và từ chối làm theo lời khuyên của bác sĩ. Công an đã nói dối gia đình bà Hồ vào ngày 16 tháng 10 rằng bà vẫn ở trong tình trạng sức khỏe tốt.

Biết chắc rằng bà Hồ ở trong tình trạng nguy kịch, vào ngày 21 tháng 10, các viên chức của Tòa án Tây Xương đã gọi cho gia đình bà để bảo lãnh bà đi chữa trị. Gia đình đã đến và xin nhiều lần trước đây nhưng không được chấp thuận. Vào lúc đó bà Hồ trở nên rất yếu, và không ai dám tháo đi bình trợ oxy của bà. Bà qua đời vào ngày 23 tháng 10.

Bà Hồ và hai người thân đã bị bức hại vì niềm tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn. Bà Hồ qua đời vì bức hại. Con dâu của bà, cô Hà Chính Quỳnh, bị kết án bảy năm tù. Dì của cô Hà, bà Hà Tiên Trân, đã bị kết án 10 năm tù. Cả hai trường hợp hiện nay đang kháng cáo.

Bài liên quan: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/5/121252.html

(Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/25/231443.html)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/18/胡云怀遗体被强行火化-家人伸冤无门(图)-233812.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/27/122142.html
Đăng ngày 07-01-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share