Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-12-2020] Tám học viên Pháp Luân Đại Pháp ở huyện Tân Tân, thành phố Phủ Thuận, mới được xác nhận là đã chết do ĐCSTQ bức hại, bắt họ từ bỏ đức tin của mình. Ba người đàn ông và năm phụ nữ, bao gồm hai vợ chồng, đều đã hơn 50 tuổi. Ba người trong số đó đã chết vào năm 2018, hai người chết vào năm 2016 và ba người chết lần lượt trong ba năm 2014, 2010 và 2005.

Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp không ngừng trong suốt 21 năm qua.

Bà Tôn Xương Lập bị mù sau khi bị đánh nhiều lần vào đầu

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, bà Tôn Xương Lập vì gửi những tư liệu thông tin về Pháp Luân Công đến phó trưởng thị trấn Hồng Miếu Tử nên đã bị tố cáo và bị bắt vào ngày hôm sau. Bà đã tuyệt thực sau khi cảnh sát bắt bà vào trại tạm giam huyện Tân Tân.

Trong khi bà bị giam giữ phi pháp, cảnh sát trưởng địa phương đã nhiều lần đe dọa sự an toàn và công việc của chồng bà khi ông từ chối thuyết phục bà từ bỏ tín ngưỡng vào Đại Pháp. Cảnh sát đã tống tiền ông hàng ngàn nhân dân tệ.

Bà Tôn đã bị cảnh sát cưỡng chế một cách phi pháp vào trại lao động cưỡng bức Ngô Gia Bảo Tử với mức án 3 năm sau khi bị giam hơn 50 ngày trong trại giam. Một buổi tối tháng 12 năm 2001, một số lính gác đã cố bắt bà viết những bài phê phán Pháp Luân Công. Họ ép bà vào tư thế “lái máy bay” trong những khoảng thời gian dài. Bà đã bị đau đớn tột cùng.

9c8ff727f79892bf38727daf2d4139ce.jpg

Ảnh: Dựng lại cảnh tra tấn của Trung Cộng: “Lái máy bay” – Nạn nhân bị bắt gập lưng, đầu ép vào phía đùi, hai cánh tay đựng thẳng lên phía sau lưng

Đội trưởng Ngô Vĩ và 20 lính gác đã đá và đánh bà bằng một tấm gỗ. Một người trong số họ đã túm tóc bà và đập đầu bà vào tường, sàn gạch và bàn. Một người đã tát vào mặt bà liên tục cho đến khi đầu bà bị sưng lên và biến dạng. Do bị chấn thương đầu, bà Tôn đã bị mù vĩnh viễn cả hai mắt.

Ngô đe dọa bà: “Mày không được nói cho ai biết là mày đã bị mù do bị bọn tao đánh, ngay cả sau khi mày ra khỏi đây. Mày chỉ được nói cho mọi người rằng mày đã bị ngã. Nếu không chúng tao sẽ tra tấn mày đến chết”.

Vào mùa thu năm 2002, không lâu sau khi bà Tôn được phóng thích, bà lại bị bắt trở lại và bị kết án 3 năm nữa trong Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Sau khi trại lao động này từ chối tiếp nhận bà do vấn đề về mắt của bà, cảnh sát đã lừa gia đình bà phải trả 4000 nhân dân tệ tiền bảo lãnh tại ngoại. Mặc dù họ hứa trả lại số tiền sau khi bà Tôn mãn hạn nhưng họ đã nói với gia đình bà Tôn rằng “Các vị có thể quên việc lấy lại số tiên đó đi”, khi họ đi đòi lại số tiền vào 3 năm sau đó.

Bà Trương đã chết vào tháng 8 năm 2014

Bà Lưu Huy thường xuyên bị bắt giam

Bà Lưu Huy đã đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công 3 lần sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Bà đã bị bắt và bị đưa vào Trại lao động cưỡng bức Phủ Thuận trong 3 năm.

Cảnh sát ở thị trấn Tân Tân đã bắt bà vào tháng 6 năm 2001 và tống tiền bà 200 nhân dân tệ. Bà lại bị bắt vào tháng 12 năm 2002 và bị tống tiền 1000 tệ.

Cảnh sát đã nghe trộm điện thoại nhà của Trần Cửu Văn trước Olympic 2008. Những người mà ông nói chuyện trên điện thoại, dù là học viên hay không, cũng hoặc là bị bắt, bị phạt, bị tạm giam hay bị kết án. Bà Lưu là một trong số đó, bà đã bị giam 17 ngày trong Trại giam huyện Tân Tân và phải trả 3000 tệ tiền phạt.

Vào tháng 11 năm 2008, cảnh sát đưa bà vào Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Ban quản lý trại lao động này đã từ chối tiếp nhận bà vì huyết áp bà rất cao.

Cảnh sát đã quay lại để sách nhiễu bà vào tháng 3 năm 2010, bà đã chết vào mùa đông năm 2010 ở tuổi 56.

Bà Lưu Tú Lan bị tra tấn 2 năm trong trại lao động cưỡng bức

Cảnh sát ở thị trấn Ngọc Thụ đã bắt bà Lưu Tú Lan và giữ bà ở Đồn cảnh sát Ngọc Thụ trong một đêm vào năm 2000. Gia đình bà đã phải trả 6000 tệ để bảo lãnh bà về nhà.

Bà bị bắt vào cuối năm 2001 sau khi bị tố cáo vì đi phát những tư liệu về Pháp Luân Công. Bà đã tuyệt thực để phản đối trong Trại giam huyện Tân Tân, sau đó bà đã được phóng thích.

Bà Lưu, lúc đó đã ngoài 60 tuổi, đã đi đến Bắc Kinh để phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 2002. Cảnh sát đã bắt giữ phi pháp và đưa bà vào Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia với mức án 3 năm ở thành phố Thẩm Dương. Gia đình bà đã bị yêu cầu trả chi phí đi lại cho những cảnh sát đã đi đến Bắc Kinh để đưa bà về. Bà đã được phóng thích sau khi bị tra tấn hơn 2 năm.

Bà đã chết vào ngày 26 tháng 1 năm 2018 ở tuổi ngoài 70.

Các lính gác đá vào đầu ông Vạn Xương Văn bằng giầy đinh

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông Vạn Xương Văn đã hai lần đến Bắc Kinh để phản đối cuộc đàn áp. Chiếc áo da trị giá 1000 tệ và 800 tệ tiền mặt của ông đã bị tịch thu. Sau đó, ông bị đưa vào Trại lao động cưỡng bức thành phố Phủ Thuận trong 3 năm.

Một lính gác đã lột quần áo của ông Vạn và bảo những tù nhân khác dẫm lên tay và chân ông. Lính gác đó nhiều lần đánh ông bằng một tấm bảng gỗ. Thân thể ông sau đó trở nên sưng tới mức ông không thể mặc quần áo trở lại. Một lần khác, một lính gác đã ra lệnh cho một tù nhân đá vào phần sau đầu ông bằng giầy đinh. Tù nhân đó đã đá ông hàng trăm lần.

Ông Vạn lại bị bắt vào năm 2002 và bị đưa vào một trại lao động cưỡng bức trong 3 năm. Ông đã bị tống tiền 20.000 tệ khi ông được phóng thích.

Ông đã chết vào mùa hè năm 2016

Hai vợ chồng chết cách nhau 13 năm

Ông Lý Phong và vợ ông là bà Lưu Minh Trân đã bị bắt sau khi bị tố cáo khi treo một tấm biểu ngữ về Pháp Luân Công ngày 25 tháng 1 năm 2003. Họ đã bị giam ở Trại giam Tân Tân và gia đình họ không được vào thăm. Cảnh sát đã lấy 10.000 tệ từ gia đình họ trước khi phóng thích bà Lưu, nhưng đó chỉ là cái cớ và chúng lại bắt bà lại và đưa bà vào Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong 3 năm.

Ông Lý đã bị chuyển từ trại tạm giam sang Trại lao động cưỡng bức Ngô Gia Bảo vào năm 2003 với mức án 2 năm. Ông đã bị tra tấn không ngừng và bị chấn thương nặng. Ông được phóng thích vào tháng 10 năm 2004 vì lý do y tế và chết ngày 17 tháng 6 năm 2005 ở tuổi 65.

Cảnh sát địa phương lại bắt bà Lưu vào tháng 4 năm 2014. Sức khỏe bà đã suy giảm trong khi bà bị giam và thẩm vấn. Bà đã chết vào tháng 7 năm 2018 ở tuổi 68.

Bà Bùi Đông Chi nhiều lần bị cảnh sát sách nhiễu

Bà Bùi Đông Chi đã đến Bắc Kinh để nói với chính quyền rằng việc bức hại Pháp Luân Công là sai trái. Cảnh sát Bắc Kinh đã bắt bà ngày 15 tháng 10 năm 1999, một nữ cảnh sát đã lục túi của bà và tịch thu 1.300 tệ tiền mặt của bà. Bà đã bị chuyển về quê và bị giam ở Trại giam Tân Tân trong 25 ngày. Chồng bà đã bị tống tiền 2000 tệ và bà còn bị phạt 1.500 tệ.

Năm cảnh sát đã đến nhà bà Bùi ngày 18 tháng 3 năm 2003 và lục soát nhà bà. Họ bắt bà và đưa bà đến Trại giam Nam Câu với tay bị còng và chân bị cùm. Hai cảnh sát đã lấy đi 500 tệ tiền mặt mà bà có. Sau 25 ngày bị giam, bà đã bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia nơi bà tiếp tục bị tra tấn trong 15 tháng.

Cảnh sát ở Phủ Thuận đã bắt bà Bùi và em gái bà ngày 19 tháng 3 năm 2005 và đánh đập họ rất tàn nhẫn. Mẹ của họ đã bị tịch thu 600 tệ.

Bà Bùi đã chết vào tháng 8 năm 2018 ở tuối 51.

Cảnh sát vẫn sách nhiễu ông Du Bác Hưng khi biết ông đang bị đau yếu ở giai đoạn cuối

Ông Du đến Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 7 năm 1999 để phản đối cuộc đàn áp và cảnh sát đã bắt ông ở Ga xe lửa Bắc Kinh. Ông đã được đưa về quê và bị giam trong 3 ngày ở Trại giam Tân Tân.

Các quan chức chính quyền ở thị trấn Bình Đính Sơn đã yêu cầu tất cả các học viên địa phương phải chính thức tuyên bố là họ có tiếp tục tập Pháp Luân Công hay không. Sau khi nghe thấy “có” từ ông Du và các học viên khác, những quan chức này đã bắt tất cả họ vào Trại giam Phủ Thuận, nơi họ bị tăng cường tẩy não. Ông Du được phóng thích một tháng sau đó.

Ông Du lại đến Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2001. Trước khi ông đến được Ga xe lửa Phủ Thuận, ông đã bị cảnh sát phát hiện ra và họ đã bắt ông và đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Phủ Thuận với mức án 3 năm.

Ban quản lý trại đã treo thưởng cho những tù nhân nào có thể tra tấn ông Du đến mức ông phải từ bỏ tín ngưỡng của mình. Các tù nhân đã đánh đập ông tàn bạo và bắt ông phải ở trong một tư thế mà ông phải ngồi xổm trong một thời gian dài với hai cánh tay giang ngang ra.

Bởi vì ông Du từ chối cung cấp tên của các học viên khác và không từ bỏ tín ngưỡng của mình, ông đã bị tra tấn tàn bạo hơn và sức khỏe của ông cũng ngày một suy yếu. Cuối cùng ông đã được phóng thích vì lý do sức khỏe.

Một nhóm cảnh sát và đặc vụ từ Phòng 610 huyện Tân Tân đã đến nhà ông Du để bắt ông vào tháng 5 năm 2005. Họ nói rằng ông đã đi phát những tờ rơi về Pháp Luân Công, bất chấp thực tế rằng vào thời gian đó ông bị chấn thương đầu nghiêm trọng và bị ung thư phổi. Họ không rời đi cho đến khi một người hàng xóm của ông đến cứu giúp ông.

Ông đã chết vào mùa đông năm 2016.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/12/416383.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/16/188819.html

Đăng ngày 14-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share