Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-12-2020] Một người đàn ông 50 tuổi đã qua đời sau khi được trả tự do một năm từ án tù ba năm và vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Năm 1995, ông Trần Nham, một cư dân ở huyện Pháp Khố, tỉnh Liêu Ninh bị mắc bệnh viêm gan vàng da và phải nằm liệt giường nhiều năm. Da của ông vàng bủng và mắt của ông chuyển màu xanh lục. Ông không thể nuốt trôi thức ăn và chỉ có thể ăn nửa bát cháo mỗi ngày. Trong lúc vô vọng nhất, ông đã quyết định thử luyện Pháp Luân Công sau khi biết lợi ích sức khỏe đáng kể của pháp môn.

Bốn ngày sau khi đọc sách của Pháp Luân Công, ông Trần cảm thấy đói và đây là lần đầu trong ba năm qua ông ăn hết một bắt cơm và rau. Kể từ đó sức khỏe của ông dần dần phục hồi. Ông quay lại làm việc và trả hết những khoản nợ mà gia đình đã vay mượn để lo chi phí điều trị cho ông.

Tuy nhiên cuộc sống yên bình của ông đã tan vỡ khi chính quyền cộng sản bất ngờ ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Cuối tháng 12 năm 1999, khi vợ ông Trần sắp chuyển dạ thì cảnh sát bắt giữ và giam giữ ông 36 ngày.

Kể từ đó, cảnh sát liên tục tới sách nhiễu gia đình ông, khiến ông Trần buộc phải đi trốn hai lần. Vào năm 2005, ông bị buộc phải sống xa nhà gần một năm.

Án tù

Ngày 27 tháng 6 năm 2013, một học viên Pháp Luân Công khác ở huyện Pháp Khố là bà Vương Quế Chi bị bắt giữ vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cảnh sát lục soát nhà bà và cáo buộc ông Trần đã cung cấp tài liệu cho bà. Họ nỗ lực bắt giữ ông, nhưng ông đã trốn thoát. Ông buộc phải sống xa nhà một lần nữa sau khi cảnh sát đưa tên ông vào danh sách truy nã.

Ngày 19 tháng 2 năm 2016, khi về nhà để đón Tết Nguyên đán cùng với gia đình thì ông Trần bị bắt giữ. Hơn 10 cảnh sát đã trèo qua hàng rào quanh sân và xông vào nhà ông.

Tòa án huyện Pháp Khố đã lên kế hoạch xét xử ông vào ngày 14 tháng 6 năm 2016. Hai ngày trước phiên tòa, vợ ông Trần và bà Vương đã tới tòa án theo yêu cầu của chủ tọa phiên tòa Tôn Khải, để điền thông tin vào biên bản cho phép bà Vương làm nhân chứng cho ông Trần trước tòa. Sau đó Tôn quyết định lùi phiên tòa sang ngày 16 tháng 6.

Tối ngày 15 tháng 6, vợ ông Trần tới nhà của bà Vương để thảo luận chi tiết về phiên tòa xét xử. Chồng bà Vương hét lên với bà: “Làm sao bà vẫn dám đi! Nhà chúng ta đang bị cảnh sát giám sát.” Ông và những người thân của bà cũng đe dọa bà. Bà Vương rất sợ và nói thầm rằng các quan chức thôn cũng vừa mới rời đi không lâu.

Sau đó đã xác nhận được rằng cảnh sát đã đe dọa bà Vương không được ra làm chứng trước tòa và nói rằng bất cứ ai yêu cầu bà làm như vậy sẽ bị bắt giữ.

Trong phiên tòa xét xử ngày hôm sau, công tố viên Diêu Thiên Trì không chấp nhận bất kỳ bằng chứng nào được vợ ông Trần trình lên có lợi cho chồng của mình. Diêu bật một video được cho là bà Vương thừa nhận rằng bà đã nhận tài liệu từ ông Trần. Nhưng trong video chỉ thấy các cảnh sát nói chuyện với nhau, điền vào biên bản và sau đó yêu cầu bà Vương, người không biết chữ ký vào biên bản mà không hỏi bà Vương bất kỳ câu hỏi nào về ông Trần.

Luật sư của ông Trần phản đối rằng không thể sử dụng bằng chứng được làm giả một cách trắng trợn như vậy để chống lại thân chủ của mình. Ông cũng chỉ ra rằng ở Trung Quốc không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công.

Trong phần trình bày cuối cùng của mình, luật sư nói rằng ông Trần mắc bệnh di truyền và nhiều lần nôn ra máu ở trong Trại tạm giam huyện Pháp Khố. Con gái của ông đã qua đời bởi căn bệnh đó khi cô bé mới 18 tuổi. Với cha mẹ già ngoài 70 tuổi và đứa con nhỏ ở nhà, việc ông Trần bị giam giữ sẽ gây áp lực rất lớn lên gia đình ông. Luật sư kêu gọi thẩm phán bảo vệ quyền cơ bản của ông Trần và gia đình của ông.

Sau phiên tòa xét xử, một nguồn tin tiết lộ rằng cả công tố viên và cảnh sát cảm đều cảm thấy rất mất mặt trong phiên tòa xét xử, do đó họ quyết định ngụy tạo nhiều bằng chứng hơn để buộc tội ông Trần. Vào ngày 29 và 30 tháng 6 năm 2016. Cảnh sát đã tới nhà bà Vương ba lần và ép vợ chồng bà cung cấp lời khai giả chống lại ông Trần.

Cuối cùng ông Trần đã bị kết án ba năm tù giam. Ông bị chuyển từ khu phức hợp nhà tù ở Thẩm Dương tới Nhà tù Bản Khê vào ngày 20 tháng 1 năm 2017. Ở trong tù ông vẫn nôn ra máu. Ông đã chuẩn bị hai bản kiến nghị để yêu cầu tái xét xử vụ án của mình, nhưng bản đầu tiên bị lính canh tịch thu và bản thứ hai thì bị đánh cắp.

Năm 2019, khi ông Trần được trả tự do về nhà, khuôn mặt của ông vàng vọt và hốc hác. Tay của ông thường run lên không tự chủ. Ông rất yếu và thường bị ho dữ dội trong khi nói chuyện. Một năm sau ông qua đời vào ngày 8 tháng 5 năm 2020.

Bài liên quan:

Cảnh sát đột nhập trái phép nhờ ở, bắt giữ ông Trần Nham


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/17/416609.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/19/188887.html

Đăng ngày 02-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share