– Mánh khóe quen thuộc của những kẻ đi theo chủ nghĩa cộng sản công khai biểu diễn ở Hồng Kông và Hoa Kỳ

Bài viết của Văn Tri Duệ  

[MINH HUỆ 08-01-2021] Trong “Tam thập lục kế” (ba mươi sáu kế) có một kế gọi là “man thiên quá hải” (dối trời qua biển). Trò bịp nhỏ thường hay xảy ra trong bóng tối, trò bịp lớn lại thường xảy ra ở nơi thanh thiên bạch nhật, sau khi được sắp đặt khéo léo thì nó khiến cho người ta tin như thật. Vận động dân chủ năm 1989, cuộc thỉnh nguyện Trung Nam Hải năm 1999, vụ tự thiêu giả mạo Thiên An Môn năm 2001, phong trào phản đối Luật dẫn độ Hồng Kông năm 2019 – 2020, tấn công Đồi Capitol tại Mỹ năm 2021, những người phổ thông bình thường chỉ có thể suy bụng ta ra bụng người, cho nên không thể nào tưởng tượng được tâm kế của những kẻ đi theo Đảng cộng sản, vì vậy cho dù có người đứng ra vạch trần ma quỷ cộng sản thì cũng có rất nhiều người khó mà lý giải và tiếp thu cho được.

Tuy nhiên, “dối trời qua biển” có thực sự lừa dối được ông Trời hay không?

1. Một màn diễn tương tự đã xuất hiện trong hơn hai năm qua

Ngày 1 tháng 7 năm 2019, trong hành trình người dân Hồng Kông kháng nghị hòa bình về Luật dẫn độ, đột nhiên lại xảy ra sự kiện tấn công vào Hội đồng lập pháp chính phủ.

Buổi sáng ngày 1 tháng 7, người biểu tình ở bên ngoài Hội đồng lập pháp Hồng Kông vẫn không thể tiến vào bên trong tòa nhà. Vậy mà đến 9 giờ tối hôm đó, một nhóm cảnh sát bảo vệ bên ngoài tòa nhà Hội đồng lập pháp bỗng dưng biến đâu mất, rồi ngay lập tức lại có một nhóm người biểu tình xông thẳng vào tòa nhà. Có bài báo đặt ra nghi vấn rằng cảnh sát cố ý rút lui để đi gài bẫy.

Một số người trẻ tuổi không sử dụng bạo lực phá hoại bất cứ thứ gì, nhưng lại có một số người đánh vỡ cửa kính các tòa nhà v.v. tạo thành khung cảnh bạo lực.

Ký giả của Đài VOA đã tiến hành phỏng vấn người dân Trung Quốc, có một người dân ở Sơn Đông yêu cầu giấu tên cho biết, có hàng triệu người kháng nghị phản ánh ý kiến và ban lãnh đạo có thể lấy vụ bạo lực để làm cái cớ đàn áp người dân Hồng Kông. Anh ấy nói rằng cần phải tiến hành điều tra danh tính của những kẻ tấn công bạo lực vào tòa nhà Hội đồng lập pháp. Một người dân Hồng Kông tên là David Ng đã gửi đoạn tweet cho biết, anh ấy nghi ngờ là có người của băng đảng xã hội đen và người của bên cảnh sát đã giả dạng thành người biểu tình, trà trộn vào trong nhóm người tấn công vào Hội đồng lập pháp, có thể là họ đã âm mưu dàn dựng “vụ đốt phá Quốc hội” phiên bản Hồng Kông, hòng để mượn cớ bắt đầu khai màn các vụ thảm sát tiếp theo sau đó của Trung Cộng tại Hồng Kông.

Sự việc không chỉ là dừng lại ở đó. Hơn 2 giờ chiều ngày 6 tháng 1 năm 2021, ngay khi bầu cử Tổng thống Mỹ sắp sửa tiến hành kiểm tra bằng chứng gian lận phiếu bầu ở một tiểu bang, thì có người từ bên ngoài đột nhập vào trong Quốc hội làm gián đoạn cuộc họp. Tuy người đột nhập vào Quốc hội đeo logo, mang cờ hiệu và đội mũ ủng hộ TT Trump nhưng một sĩ quan nghỉ hưu cho biết, công ty XRVision phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt đã sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt để tiến hành phân tích đối với những người đột nhập vào trong tòa nhà Quốc hội, kết quả cho thấy hai người đàn ông đột nhập vào Thượng viện là thành viên của nhóm Antifa ở Philadelphia.

2. Manh mối

Trong bài báo cáo của The Washington Times đăng tải sự việc như thế này. The Washington Times cho biết mục tiêu của thành viên nhóm Antifa là xúc tiến chủ nghĩa vô chính phủ thông qua bạo lực, hòng để kết liễu nước Mỹ, thành lập một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin. Khẩu hiệu nhóm Antifa sử dụng chính là “Xóa sạch nước Mỹ” (No more USA at all).

Antifa là chữ viết tắt của Anti-Fascist (phản phát-xít), tổ chức này bắt nguồn từ những năm 1930. Những người tham gia vào Antifa là những kẻ sùng bái bạo lực, họ cho rằng khủng bố bạo lực là thủ đoạn tất yếu, dựa trên lập trường phản đối chính phủ, miệt thị pháp luật, nhóm này được xem là một tổ chức cực tả. Antifa cũng trực tiếp tiến hành chủ nghĩa cộng sản ở Ý và Tây Ban Nha.

The Washington Times cho biết, trước khi diễn ra bầu cử, một chi bộ của Antifa đã từng đưa ra lời nhắc nhở trên mạng xã hội: Họ sẽ để cho các thành viên trong nhóm đội mũ đỏ có dòng chữ “Make American Great Again” (viết tắt là MAGA), giả trang thành người ủng hộ TT Trump.

Chi bộ của Antifa nói rằng: “Vào ngày 4 tháng 11 năm 2020, đừng quên ngụy trang thành những người yêu nước hay những người ủng hộ TT Trump. Đội chiếc mũ MAGA. Mang theo cờ Mỹ. Mặc đồng phục cảnh sát khiến cho người ta tin thì sẽ tốt hơn. Nếu làm như vậy thì cảnh sát Mỹ và những người yêu nước sẽ không biết kẻ địch của họ là ai, những người xung quanh và giới truyền thông sẽ cho rằng những người ủng hộ TT Trump gây ra bạo loạn, như thế thì rất khó để cho dư luận quần chúng phản đối chúng ta.”

Sau khi cuộc họp Quốc hội tiếp tục diễn ra, dân biểu bang Florida Matt Gaetz cho biết: “Một số người đột nhập vào tòa nhà Quốc hội không phải là người ủng hộ TT Trump, bọn họ ngụy trang thành người ủng hộ TT Trump, nhưng trên thực tế bọn họ là thành viên của tổ chức khủng bố bạo lực Antifa.”

Các kênh truyền thông đều có truyền hình trực tiếp tại nơi hiện trường. Đoạn video quay lại cho thấy rõ ràng có nhiều cảnh sát đã dỡ bỏ lan can và dẫn đường nhóm người đi vào khu vực cấm. Tức là cảnh sát đã cố ý để cho nhóm người này đi vào với một số lý do nào đó, để cho những người này có thể trực tiếp tiếp xúc với các lối ra vào của tòa nhà Quốc hội. Có cư dân mạng nói rằng, người kháng nghị không hề như những gì mà truyền thông một mực tuyên truyền là “vi phạm” (breach) giới tuyến, họ đã được người ta cố ý thả cho lẻn vào trong tòa nhà.

Điều kỳ quái hơn nữa là trước khi sự việc này diễn ra, đã có rất nhiều kênh truyền thông gọi hàng triệu người đi kháng nghị và biểu đạt tiếng lòng của mình một cách hòa bình là “côn đồ”, tựa như giới truyền thông đã biết trước chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó. Sau khi phát sinh vụ việc “đột nhập vào Quốc hội”, ngoại trừ những nghị sĩ lên án bạo lực ra, thì một số nghị sĩ khác bên trong lưỡng viện liền lập tức vạch rõ giới tuyến, không cần điều tra mà đã định tội TT Trump là người chỉ huy gây sự. Điều đáng nói nữa là, trong bài diễn thuyết vào chiều hôm đó, TT Trump ngoại trừ bày tỏ sự thật gian lận bầu cử quy mô lớn trước ống kính của các kênh truyền thông lớn thì ông còn đặc biệt nhắc nhở những người tham gia cần biểu đạt tiếng lòng bằng phương thức “hòa bình và yêu nước”.

Từ vụ tấn công Hội đồng lập pháp xảy ra tại Hồng Kông năm 2019 cho đến vụ tấn công Quốc hội trong bầu cử Mỹ năm 2021, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mà pháp luật, đạo đức, bạo lực đã quay ngoắt 180 độ giữa cơ quan quyền lực lãnh đạo và phía người dân thỉnh nguyện. Có lý biến thành không có lý; có đạo đức biến thành không có đạo đức; hòa bình biến thành bạo lực. Thực ra, cuộc thỉnh nguyện “đòi hỏi dân chủ, phản đối hủ bại” trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Trung Nam Hải của các học viên Pháp Luân Công, cho đến vụ dàn dựng tự thiêu giả mạo Thiên An Môn vào tháng 1 năm 2001 chẳng phải cũng giống như vậy hay sao?

3. Mánh khóe vu khống quen thuộc của những kẻ đi theo Đảng cộng sản

Ngày 4 tháng 6 năm 1989, trước khi diễn ra trấn áp bạo lực Thiên An Môn và các sinh viên đại học ngồi tĩnh tọa, đã phát sinh vụ việc một số binh lính quân giải phóng của Trung Cộng bị giết hại hết sức dã man.

Các kênh truyền thông của chính quyền Trung Cộng liên tục đưa tin về một thi thể bị thiêu cháy, đội mũ của quân giải phóng treo lơ lửng trên cầu vượt ở Kiến Quốc Môn khiến cho người ta không khỏi bị sốc.

Triệu Chân (hóa danh) là người đã tận mắt chứng kiến quá trình vụ việc kể lại, Trung Cộng vì để kích động thù hận, nó đã điều động quân nhân hóa trang thành công nhân và học sinh trà trộn vào trong nhóm người kháng nghị, trong hỗn loạn đánh chết hạ sĩ quan Trương Thôi Quốc bằng hung khí là ống sắt v.v., rồi dùng xăng mang theo trong chai để hỏa thiêu. Có khoảng 7, 8 cảnh sát quân đội giả trang thành người kháng nghị, hành động của bọn họ hoàn toàn có chuẩn bị từ trước, động tác nhanh chóng hung hãn, hạ thủ hoàn toàn đúng vào chỗ chí mạng. Triệu Chân còn cho biết, tại hiện trường lúc đó có hơn 100 người đứng xem xung quanh, nhưng trên thực tế phần lớn người dân và học sinh không cầm bất cứ thứ vũ khí nào trong tay, họ làm sao có thể có những thứ như gậy sắt, xăng v.v. được.

Sau đó, Trung Cộng đã lấy lý do “ngăn chặn bạo loạn” để đưa xe tăng tiến vào Bắc Kinh, quân giải phóng khai màn đại thảm sát đối với những sinh viên học sinh không một tấc sắt trong tay.

Cũng tại quảng trường Thiên An Môn, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001 đã xảy ra vụ dàn dựng tự thiêu kỳ quặc bằng xăng như sau. Ngày 23 tháng 1 năm 2001 (hôm đó là đêm Giao thừa, là ngày nhạy cảm nhất đối với người Trung Quốc), một màn phối hợp nhân sự đầy kịch tính (người già, trẻ nhỏ ngây thơ vô tội, thiếu nữ đang độ xuân thì), phương thức tử vong là tự thiêu, khung cảnh mang tính trực quan mạnh mẽ khiến cho người ta nghe đã thấy sốc, có sẵn hiện trường và thời gian tử vong có chiều sâu (mẹ và con gái: mẹ bị đánh chết tại hiện trường, con gái nghi ngờ là bị mưu sát trong quá trình điều trị y tế). Sau khi xảy ra vụ tự thiêu, nó đã kích động sự phẫn nộ trong dân chúng và Trung Cộng liền mượn cớ đẩy cuộc bức hại lên cao trào. Tuy nhiên, xã hội quốc tế đã thông qua kỹ thuật phân tích đoạn băng ghi hình “vụ tự thiêu Thiên An Môn” và nỗ lực tìm kiếm bằng chứng nghiêm cẩn từ mọi phương diện, chứng thực rằng vụ tự thiêu được dàn dựng hết sức hợp lý. Tập đoàn Giang Trạch Dân đã cố ý bày kế vu oan cho Pháp Luân Công: Tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công, hắn ta còn la lớn cần phải “trừ sạch Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”. Sau khi phát hiện âm mưu bức hại bất thành, khó mà duy trì tiếp tục, Giang Trạch Dân, La Cán v.v. đã bí mật âm mưu xúc tiến “vụ tự thiêu giả Thiên An Môn” hết sức tàn bạo – đó là một vụ dàn dựng mang tính thế kỷ phải trả giá bằng mạng người.

Thật không may là, mánh khóe vu khống không còn giới hạn nào của những kẻ đi theo Đảng cộng sản lại được sử dụng lặp đi lặp lại một cách trôi chảy.

Từ “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” của Marx cho đến Liên Xô, rồi lại đến Trung Quốc. Những người của Đảng cộng sản vừa nói dối, vừa làm ra bạo lực, lừa gạt cưỡng đoạt, đã từng bước từng bước thực hiện kế hoạch của họ, chà đạp chính nghĩa và thiện lương. Hôm nay, họ đã chiếm cứ Hồng Kông và sử dụng thủ đoạn của chủ nghĩa cộng sản động đến Đồi Capitol ở Hoa Kỳ.

Lời kết

Trong văn hóa truyền thống, bất cứ chính phủ làm việc gì, chỉ có phù hợp với nguyên tắc phổ quát là chân thật, thiện lương và công chính thì mới hợp với tiêu chuẩn do Trời định ra. Thế nhưng, lúc nhân tâm bại hoại, đạo đức lụn bại, trắng đen lẫn lộn thì có một câu nói thế này: “Người không trị thì trời trị”. Nghĩa là, lúc chính nghĩa bị vứt bỏ triệt để ở chốn nhân gian thì kiếp nạn của nhân loại cũng đã đến.

Với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, sau đợt bùng phát thứ nhất vào mùa xuân nhẹ nhàng qua đi, thì dịch bệnh đã quay trở lại vào mùa thu năm đó, và đã có hơn 50 triệu người trên toàn thế giới mất mạng trong trận ôn dịch. Trận đại ôn dịch vào thời La Mã cổ đại bắt đầu từ thế kỷ thứ 7, đợt sau trầm trọng hơn đợt trước, và đã có vô số người chết trong đại dịch lần đó.

Dịch bệnh virus corona chủng mới bắt đầu từ năm 2020 đã gây ra cái chết cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Trước mắt, chủng virus đã phát sinh đột biến và lây lan nhanh hơn. Đầu năm 2021, dịch bệnh diễn biến nhanh hơn so với năm 2020, thời gian tử vong cũng ngắn hơn. Liệu vắc-xin có thể chống lại sự đột biến và tấn công của virus không? Con người có thể bất chấp thủ đoạn “dối trời qua biển”, không chút kiêng nể e dè, việc ác nào cũng làm, nhưng rốt cuộc có thực sự lừa dối được ông Trời hay không? Thực ra, không ai có thể chạy thoát phép tắc Trời định “thiện ác hữu báo”. Kiếp nạn đang ở ngay trước mắt. Chỉ có bước ra khỏi sự dối trá của ma quỷ, đứng về phía chính nghĩa, thì mới là con đường chân chính thoát khỏi kiếp nạn.

Phụ lục tham khảo:

2021-1-8-washington-dc_02--ss.jpg

Ảnh 1: Greg Kelly (bên trái), người dẫn chương trình trên Newsmax cho biết: Đoạn phim ghi hình trực tiếp của nhiều hãng cho thấy tình huống thực tế tại hiện trường, nhóm người kháng nghị đã được cảnh sát thả cho lẻn vào trong khu vực ra vào của tòa nhà Quốc hội, chứ không phải là họ “vi phạm” (breach) giới tuyến như các phương tiện truyền thông đồng loạt lên tiếng.

2021-1-8-washington-dc_01--ss.jpg

Ảnh 2: Băng ghi hình cho thấy nhóm người biểu tình đã được cảnh sát thả cho lẻn vào lối ra vào tòa nhà Quốc hội, người đàn ông đang quay lưng về phía ống kính làm tay ra hiệu dẫn đường cho nhóm người.

2021-1-8-washington-dc_03--ss.jpg

Ảnh 3: Greg Kelly (bên trái) cho biết: Phim tư liệu cho thấy, vào 11 giờ sáng ngày 6 tháng 1, đài CNN đã gọi hàng vạn người kháng nghị là “kẻ phản loạn” (coup), dường như họ đã biết trước sẽ phát sinh việc gì vào buổi trưa.

2021-1-8-washington-dc_04--ss.jpg

Ảnh 4: Ảnh chụp màn hình kênh Newsmax: 2 giờ chiều ngày 6 tháng 1, đài FOX News gọi những người kháng nghị đi bộ trên vỉa hè ở Washington DC thành “đổ xô” (erupt) trong quá trình bầu cử, và ứng cử viên tổng thống còn lại trực tiếp gọi những người kháng nghị là “dân bạo loạn” (mob), cụ thể là “dân bạo loạn đang tập trung hướng về Washington DC”.

2021-1-8-washington-dc_05--ss.jpg

Ảnh 5: Ảnh chụp màn hình kênh Newsmax: Đài phát thanh công cộng quốc gia (NPR): 9 giờ 33 phút sáng ngày 6 tháng 1 đã đăng tải ảnh chụp tin tức “người ủng hộ TT Trump chiếm lấy thủ đô, xảy ra xung đột với cảnh sát”

2021-1-8-washington-dc_06--ss.jpg

Ảnh 6: Sau khi xảy ra vụ bạo lực, một nghị sĩ đứng lên phát biểu rút lại phiếu phản đối của mình đối với tiểu bang gian lận.

2021-1-8-washington-dc_07--ss.jpg

Ảnh 7: Dân biểu Matt Gaetz đại diện cho tiểu bang Florida, ông là thành viên của Ủy ban Lực lượng vũ trang Hạ viện và Ủy ban Tư pháp Hạ viện; trọng điểm công việc của ông tại Quốc hội là đảm bảo an ninh quốc gia, lo các sự vụ cựu chiến binh và tuân thủ nguyên tắc Hiến pháp.

Ngày 6 tháng 1, dù rằng có gần một triệu người kháng nghị tự kiềm chế, nhưng vào buổi chiều đã phát sinh vụ bạo lực một số người đột nhập vào tòa nhà Quốc hội và xảy ra xung đột với cảnh sát. Sau đó, cuộc họp xác nhận phiếu bầu tiếp tục diễn ra, có một số nghị sĩ đã rút lại phiếu phản đối đối với tiểu bang gian lận; có một số nghị sĩ còn dõng dạc trực tiếp chỉ trích đương kim tổng thống là thủ phạm gây ra vụ việc đổ máu và gọi tất cả những người kháng nghị thành kẻ phản bội. Giữa thanh âm lên án chỉ trích, dân biểu Matt Gaetz đã đứng lên phát biểu:

“Buổi sáng hôm nay, TT Trump rõ ràng đã kêu gọi mọi người cần kháng nghị và thị uy trong hòa bình.”

“Chúng ta đáng bị gọi là một nhóm người làm trái pháp luật sao?”

“Kể từ năm 1985, trước khi tổng thống Đảng Cộng Hòa tuyên thệ nhậm chức, thì đều có người của Đảng Dân Chủ cự tuyệt bỏ phiếu cử tri đoàn. Thế nhưng, hiện nay chúng ta là những người của Đảng Cộng Hòa làm như thế này thì đã ‘đi ngược lại với thông lệ’ rồi!”

“Bởi vì chúng ta đã ký tên yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp, một số người cánh tả nói rằng chúng ta không nên được giữ lại ghế trong nghị viện.”

“Các bang không thể thi hành bầu cử trong sạch, phiếu bầu của họ cần phải bị tước bỏ.”

“Gian lận mang tính hệ thống và lặp lại. Tôi dám khẳng định là cùng một hệ thống đều đã bị ảnh hưởng.”

“Chúng ta cần phải cự tuyệt những phiếu bầu này.”


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/1/8/418308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/12/189882.html

Đăng ngày 12-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share