Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-12-2010] Những thông tin sau có liên quan đến 16 học viên ở thành phố Thạch Gia Trang, trừ khi nói khác đi, những học viên bị bắt giữ bất hợp pháp hiện bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Hà Bắc.

1. Bà Vu Tĩnh Hà sống ở Phòng 401, khu số 2 thuộc chung cư số 10 quận Bá Lâm, Thạch Gia Trang. Chồng bà, ông Trương Lĩnh Giang, cũng là học viên, họ đều coi các tiêu chuẩn của “Chân – Thiện – Nhẫn” như các tiêu chuẩn chỉ đạo trong cuộc sống hàng ngày.

Để vạch trần tội ác Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công, ông Trương và nhiều học viên khác đã thuê một ngôi nhà và dùng nó để in tài liệu giảng rõ sự thật. Ngày 29 tháng 9 năm 2001, ông Trương đã bị bắt tại ngôi nhà đó, và bị kết án 12 năm tù vào năm 2003. Ông hiện bị giam tại Đội số 3 thuộc Nhà tù Hà Bắc số 1 ở thành phố Bảo Định.

Công an cũng cố tìm kiếm bà Vu, buộc bà Vu trở thành vô gia cư. Bà bị công an Đồn công an Tân Hoa lúc 3 giờ chiều ngày 19 tháng 1 năm 2004, khi bà đi đến một cửa hàng quần áo để gặp người họ hàng. Bà Vu bị giam tại Trại giam Thạch Gia Trang số 2. Bà đã tuyệt thực để phản đối việc bị bức hại. Kết quả là, bà trở nên rất yếu và được thả vì lý do chữa trị. Bà sống tại nhà, nhưng bị công an giám sát liên tục. Vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 2004, công an từ Đồn công an Tân Hoa lại tiếp tục bắt bà Vu và đưa bà về Trại giam số 2. Bà đã bị kết án 10 năm tù giam.

Khi bà Vu bị bắt, em gái bà phải chăm sóc cô con gái Trương Lộ, 14 tuổi của bà. Công an ở Đồn công an Tân Hoa và Đồn công an Thạch Cương Đại Nhai đã đến Trường học của em để sách nhiễu và buộc em thôi học trong một năm. Học bạ của em cũng bị mất, vì vậy em không thể học ở một trường cùng cấp như vậy. Được một người bạn giúp đỡ, sau đó em đã có thể học tại một trường khác tại Thạch Gia Trang.

Mỗi lần em đến thăm cha mẹ, lính canh đều nói em dối trá, nhằm gây tổn thương tình cảm gia đình em. Ở tuổi này, em đã phải chịu đựng một áp lực khủng khiếp như vậy.

Bà Vu hiện bị giam tại Đội số 3 tại Nhà tù nữ Hà Bắc. Bà kiên định phản đối bức hại bằng cách tuyệt thực, bà phải trải qua nhiều lần đánh đập dã man và các phiên tẩy não bạo lực. Bà nhiều lần bị tra tấn đến gần chết, nhưng vẫn từ chối từ bỏ niềm tin của mình. Lính canh đã ra lệnh cho bốn tù nhân giám sát bà Vu 24 tiếng một ngày.

2. Bà Lý Tú Mẫn, 51 tuổi, là một giáo viên đại học tại Học viện khoa học công nghệ Hà Bắc, bà từng là một nhân viên danh dự trong bốn năm liên tiếp. Khi bà còn trẻ, bà rất yếu đuối và bị nhiều bệnh. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1995, mọi bệnh của bà đều biến mất.

2008-9-16-lixiumin--ss.jpg
Bà Lý Tú Mẫn

Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà Lý đã bị kết án hơn bốn năm tại một trại lao động cưỡng bức. Bà phải chịu đựng tra tấn dã man và áp lực tinh thần nặng nề.

Khi bà Lý bị bắt và bị tra tấn vào ngày 23 tháng 5 năm 2007, võng mạc ở hai mắt của bà Lý đã bị tổn thương nghiêm trọng và các dây thần kinh trên mặt bà bị co giật không kiểm soát được. Cơ thể bà cũng xuất hiện một khối u lành tính ở tử cung. Các viên chức ở Tòa án quận Thạch Gia Trang đã kết án bà Lý năm năm tù vào tháng 10 năm 2007. Bà bị giam trong nhóm già yếu-bệnh tật tại Nhà tù nữ Hà Bắc vào tháng 2 năm 2008, nơi bệnh tình của bà trở nên xấu đi. Bà bị chảy máu ở phần bên dưới, và hai mắt bà kém đến mức bà không thể nhìn thấy một người đứng ngay trước mặt bà.

Từ ngày 19 tháng 7 năm 2007, cha mẹ bà Lý, những người đã lớn tuổi, nhiều lần nỗ lực yêu cầu thả bà vì lý do chữa trị. Họ đã đến nhiều cơ quan thi hành luật pháp khác nhau như đồn công an, Viện kiểm sát, nhiều tòa án, nhưng tất cả họ đều lẩn tránh trách nhiệm. Cha mẹ bà Lý được báo lại rằng chính quyền không cho phép luật sư tham dự vào và từ chối yêu cầu của họ. Cha bà bị ốm nặng và nằm liệt giường, trong khi mẹ bà, bà Lý Hương Chi, đã đến nhiều cơ quan chính phủ khác nhau để giúp bà Lý, nhưng đều không thành công. Sau đó mẹ bà đã bị đau tim. Bà Lý Hương Chi bị bất tỉnh và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu vào ngày 29 tháng 7 năm 2008. Khi bà trở về nhà, bà Triệu Hồng Anh, một người bà con của bà Lý Tú Mẫn, phải chăm sóc mẹ bà Lý.

Một nhóm công an đã xông vào nhà và bắt giữ bà Triệu vào tháng 5 năm 2009. Họ tìm thấy nhiều đĩa DVD các buổi diễn của Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận (Shen Yun) và kết án bà một năm ba tháng tại Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc.

Bà Lý Hương Chi qua đời vào ngày 11 tháng 6 năm 2009. Người nhà bà Lý đã đến Nhà tù nữ Hà Bắc để yêu cầu chính quyền cho phép bà Lý được gặp mẹ bà lần cuối. Chính quyền nhà tù đã từ chối yêu cầu của gia đình.

3. Bà Vương Tam Anh là một nhân viên tại Bệnh viện Ưu Phủ ở Thạch Gia Trang. Gia đình bà có một đứa con trai, nhưng vì chồng bà bị nghỉ việc, bà phải hỗ trợ tài chính của gia đình. Bà Vương từng bị nhiều bệnh phụ khoa, chóng mặt, mệt mỏi, và viêm khớp. Bà trở nên nóng tính vì bệnh tật của mình và thường tranh cãi với mọi người. Khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1997, mọi bệnh của bà đều biến mất. Bà trở nên trầm tĩnh hơn và chấm dứt mâu thuẫn với người khác.

2008-12-22-wangsanying--ss.jpg
Bà Vương Tam Anh

2008-12-4-ws--ss.jpg

Gia đình bà Vương

Bà Vương bị bắt vào chiều ngày 3 tháng 6 năm 2008, khi bà được thông báo nghỉ việc và về nhà. Sau đó công an ở đồn công an địa phương và Cục an ninh quốc gia đã bắt giữ bà Vương. Công an đã sách nhiễu bà nhiều ngày trước đó, và nói với bà rằng trong thời gian Thế Vận Hội diễn ra, chính quyền sẽ rất khắt khe với học viên Pháp Luân Công. Nhà bà bị lục soát, tiền mặt và nhiều sổ tiết kiệm của bà bị tịch thu. Bà Vương sau đó bị giam tại Trại giam Thạch Gia Trang số 2.

Ngày 18 tháng 9 năm 2008, Viện kiểm sát Tân Hoa đã chuyển hồ sơ của bà Vương đến Tòa án quận Tân Hoa ở Thạch Gia Trang. Một phiên tòa được mở ra tại Tòa án Tân Hoa vào ngày 31 tháng 10 năm 2008 để xét xử trường hợp của bà. Có hai luật sư bào chữa cho bà tại tòa. Lời biện hộ của luật sư rất mạch lạc, hợp lý và thuyết phục. Công tố viên và thẩm phám không còn nói được lời nào. Sau phiên xử, gần 40 người họ hàng và bạn bè của bà Vương đã ký vào một đơn yêu cầu tòa trả tự do cho bà Vương và tuyên bố trắng án.

Thẩm phán tại Tòa án Tân Hoa đã liên lạc với Tòa án Trung Thẩm Nhân Dân vào ngày 20 tháng 1 năm 2009, và kết án bà Vương bốn năm tù. Quyết định của tòa được thông báo vào ngày 21 tháng 1. Bà Vương bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc vào ngày 2 tháng 4 năm 2009.

4 & 5, bà Lưu Thục Cầm và cô Vương Bác là hai mẹ con. Bà Lưu là một nhân viên tại Chi nhánh Ngân hàng công nghiệp thương mại Thục Cần ở Thạch Gia Trang, và cô Vương được nhận vào Nhạc viện trung ương vì thành tựu nổi bật của cô chơi đàn piano. Cha cô Vương, ông Vương Tân Trung, làm việc tại kho phụ Ga tàu Thạch Gia Trang.

2007-4-24-wangbo-09--ss.jpg

Cô Vương Bác

2007-4-30-wangbofamily--ss.jpg

Gia đình cô Vương

Cả gia đình cô liên tục bị bắt giữ, phạt tiền, giam giữ, nhà bị lục soát, và bị đưa đến nhiều trại lao động cưỡng bức và trung tâm tẩy não vì niềm tin của họ. Ngày 27 tháng 7 năm 2006, họ lại bị công an Thạch Gia Trang băt giữ. Bà Lưu và cô Vương bị kết án lần lượt bốn và năm năm tù. Ngày 15 tháng 6 năm 2007, bà Lưu và cô Vương bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc, còn ông Vương bị đưa đến Nhà tù Ký Đông.

6. Bà Lữ Thục Tân bị tố giác với chính quyền vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 2007, khi bà bị phát hiện đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công ở huyện Loan, Thạch Gia Trang. Sau đó bà bị nhiều viên chức Phòng 610 huyện Loan và Đồn công an Đồng Thành bắt giữ. Vào tháng 5 năm 2008, bà Lữ bị kết án bảy năm tù.

Bà Lữ đã tuyệt thực hơn một tháng và trở nên rất yếu. Ngày 10 tháng 8 năm 2008, bà bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc.

7. Bà Lỗ Thư Nga (Lỗ Thục Nga), hơn 60 tuổi, ở huyện Loan. Trước khi tập Pháp Luân Công, bà đã bị rất nhiều bệnh, như viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên, tất cả bệnh tật của bà đều biến mất sau khi bà bắt đầu tập luyện, và bà trở lại là một người khỏe mạnh.

Bà Lỗ bị kết án bốn năm tù vào năm 2001, bà được thả vào năm 2005. Sau đó bà bị tố giác với chính quyền khi bà bị phát hiện đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công vào ngày 31 tháng 7 năm 2008. Công an ở Đồn công an Đồng Thành ở huyện Triệu, và bị giam tại Trại giam Triệu. Ngày 20 tháng 10, viên chức ở Phòng công an huyện Triệu đã kết án bà bốn năm tù.

Khi bà Lỗ và gia đình kháng cáo, tòa án thành phố đã quyết định giữ nguyên phán quyết ban đầu. Bà Lỗ đã phản đối việc bị bức hại và tuyệt thực hơn hai tuần, bà đã rất yếu sau đó. Bà bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc vào ngày 4 tháng 1 năm 2009.

8. Cô Khích Lệ Lị, 32 tuổi, là một giáo viên dạy giỏi tại Trường tiểu học Tây Lý ở Thạch Gia Trang. Từ khi cuộc bức hại bắt đầu, cô đã bị giam giữ bảy lần, tổng cộng là bốn năm rưỡi, và bị ép trở thành vô gia cư trong ba năm. Cô đã bị tống tiền gần 20 000 nhân dân tệ, nhiều tài sản cá nhân của cô cũng bị tịch thu. Mẹ cô vì nỗ lực kháng án cho cô mà đã bị giam giữ gần một năm. Cha cô rất lo sợ do bị công an sách nhiễu.

Khoảng 4 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 8 năm 2008, Trương Hiến Lập, một công an ở Cục công an Thạch Gia Trang đã bắt cô Khích, khi cô đang họp với khách hàng. Cô Khích bị kết án bốn năm tù vào ngày 12 tháng 5 năm 2009, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa Trung Thẩm Nhân Dân Thạch Gia Trang. Cô Khích bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc vào ngày 17 tháng 8 năm 2009.

9. Bà Tiễn Mai, hơn 40 tuổi, từng là giáo viên tại Trường số 2 phố Nam Tiểu. Tháng 11 năm 2000, bà bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Trong khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và giúp họ thoái ĐCSTQ vào ngày 22 tháng 5 năm 2008, bà bị tố giác lên chính quyền. Công an đã đi theo bà tới chỗ làm mới tại Nhà trẻ số 1 tại Thạch Gia Trang và bắt giữ bà. Công an ở Đồn công an Tân Thạch ở Thạch Gia Trang đã đến lục soát nhà bà, họ lấy đi nhiều sách Pháp Luân Đại Pháp và máy tính của con bà. Bà Tiễn bị giam tại Trại giam số 1 Thạch Gia Trang. Bà bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc vào ngày 2 tháng 7 năm 2009.

10. Bà Tôn Lệ (Tôn Lị), hơn 50 tuổi, từng là nhân viên ở Tập Đoàn Kim Cương. Bà sống cùng mẹ là bà Cao Uẩn Vĩ, gần 80 tuổi, tại căn hộ 4-1-101 thuộc Học viện nghiên cứu nông nghiệp ở đường Hòe Bắc.

Bà Tôn bị bắt vào ngày 6 tháng 9 năm 2005, khi công an phát hiện bà có sách Cửu Bình và nhiều tài liệu giảng rõ sự thật khác. Một phiên tòa đã được mở vào ngày 28 tháng 2 năm 2006, tại quận Dụ Hoa, vì không luật sư nào dám bào chữa cho bà, vì bà là một học viên Pháp Luân Công nên chồng bà, ông Phan Bồi Đại đã đứng ra bào chữa cho bà. Ông Phan nói với tòa rằng không có gì sai khi tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, đồng thời giải thích sức khỏe vợ ông tốt thế nào sau khi tập Pháp Luân Công. Tòa cũng lắng nghe việc bà Tôn in tài liệu giảng rõ sự thật và các đĩa CD như thế nào, điều đó được bảo vệ bởi Hiến Pháp và được thực hiện bởi quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Bà Tôn cũng nói trước tòa về cuộc đàn áp và thỉnh nguyện xin chấm dứt bức hại các học viên.

Sau đó bà Tôn bị kết án năm năm rưỡi tù. Khi bà kháng án lên Tòa án Trung Thẩm Nhân Dân, bà cũng đã tuyệt thực. Gia đình bà cũng yêu cầu trả tự do cho bà. Hành động đó đã buộc các viên chức ở tòa phải mở phiên xử lại. Phiên xử thứ 2 được tổ chức tại Tòa án Dụ Hoa vào ngày 12 tháng 5 năm 2006, trong khi bà Tôn và gia đình tiếp tục kháng án lên Tòa án Trung Thẩm Nhân Dân Thạch Gia Trang. Ngày 19 tháng 7 năm 2006, tòa án vẫn giữ nguyên nguyên phán quyết ban đầu, bà Tôn bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc.

11. Bà Lưu Nhuận Linh, 46 tuổi, từng là nhân viên tại Công ty TNHH hóa chất hàng ngày Ngọc Cát. Bà bắt đầu tu luyện vào năm 1996. Chồng bà, ông Dương, từng làm việc tại Báo thanh niên Trung Quốc, ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1995

2006-2-11-yangxiaojie-01--ss.jpg
Ông Dương Hiểu Kiệt

2006-2-11-yangxiaojie-03--ss.jpg

Ông Dương Hiểu Kiệt, và vợ là bà Lưu Nhuận Linh cùng con gái là em Dương Văn Tịnh

Để tránh bị bức hại, bà Lưu và chồng bị buộc trở thành vô gia cư vào ngày 29 tháng 9 năm 2000. Họ bị bắt tại quận Khai Đạt ở Thạch Gia Trang vào ngày 28 tháng 9 năm 2001, cả hai bị kết án 11 năm tù vào ngày 9 tháng 9 năm 2002. Bà Lưu bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc. Ông Dương bị giam tại Đội số 11 thuộc Nhà tù Bắc Ngoại Thành Thạch Gia Trang (trước đây là Nhà tù Hà Bắc số 4), là nơi ông bị biệt giam, bức thực, tra tấn và không được ngủ trong thời gian dài. Việc bị đối xử tàn nhẫn đã khiến ông Dương mắc bệnh lao và bị hoại tử xương sống, làm cho ông bị liệt. Ông qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 2006, ở tuổi 40.

Em Dương Văn Tịnh chỉ mới 11 tuổi khi cha mẹ em bị bắt giữ. Khi ông Dương qua đời, lúc đó em 16 tuổi và không thể đến nhà tù để thăm mẹ. Em cũng từ chối sự quan tâm chăm sóc của họ hàng. Ở tuổi đó, em đã nghỉ học và bắt đầu làm việc để tự nuôi mình.

Cha mẹ ông Dương, cha mẹ chồng của bà Lưu, ông Dương Căn Điền và bà Thôi Phú Quý đều đã hơn 70 tuổi và cần có người chăm sóc họ.

12. Bà Vương Vân Mạn khoảng 55 tuổi, từng là nhân viên tại Nhà máy nhựa Thạch Gia Trang. Sau khi tập Pháp Luân Công, nhiều bệnh của bà như bệnh tim, đau thắt ngực và mất ngủ, đều biến mất. Bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại bốn lần và bị giam 11 lần. Bà Vương cũng tuyệt thực sáu lần.

Tháng 8 năm 2001, bà Vương bị bắt và bị giam tại Trại giam Thạch Gia Trang số 2. Bà sau đó đã tuyệt thực trong nhiều tháng, và không đồng ý tạm tha để chữa trị, khiến bà ở trong tình trạng nguy hiểm. Bà Vương bị kết án bí mật 10 năm tù vào ngày 9 tháng 9 năm 2002, và bị đưa đến Đội nữ ở Nhà tù Thái Hành, tỉnh Hà Bắc vào ngày 19 tháng 5 năm 2003. Sau đó bà bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc.

13. Bà Trương Lị (Trương Lệ), hơn 40 tuổi, sống tại Tân Tập, Hà Bắc. Bà bị kết án mười năm tù vào tháng 11 năm 2001, và bị giam tại Nhà tù Thái Hành. Sau đó bà bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc.

14. Bà Hàn Đông Mai, hơn 50 tuổi, sống tại phòng 503, dãy số 2, tòa nhà số 2 ở quận Kim Mã Bắc.Tối ngày 10 tháng 5 năm 2004, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610 quận Dụ Hoa và công an Thạch Gia Trang, công an ở Đồn công an Dụ Đông đã bắt và lục soát nhà bà. Bà Hàn bị giam tại Trại giam Thạch Gia Trang số 2. Ngày 17 tháng 9 năm 2004, Tòa án Trung Thẩm Nhân Dân Thạch Gia Trang đã kết án bà Hàn bảy năm tù. Bà bị giam tại Nhà tù Thái Hành và sau đó bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc.

15. Bà Dương Kiến Mỹ, khoảng 55 tuổi, từng là nhân viên Phòng cầu đường phía Đông thuộc Công ty thoát nước ở Thạch Gia trang. Bà bị giam khi bà đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công sau ngày 20 tháng 7 năm 1999. Bà bị kết án 12 năm và bị đưa đến Nhà tù nữ Hà Bắc vào năm 2000, vì bà in tài liệu về Pháp Luân Công.

16. Cô Đỗ Diễm Phương sống ở phòng 302, dãy số 3, tòa nhà số 40 thuộc quận Kim Mã Bắc, nhiều bệnh của cô đã biến mất khi cô bắt đầu tập Pháp Luân Công. Sáng ngày 14 tháng 5 năm 2004, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610 Dụ Hoa và công an Thạch Gia Trang, công an ở Đồn công an Dụ Đông đã bắt giữ và lục soát nhà cô Đỗ. Cô bị giam tại Trại giam Thạch Gia Trang số 2. Ngày 17 tháng 9 năm 2004, cô Đỗ bị kết án bảy năm tù bởi Tòa án Trung Thẩm Nhân Dân Thạch Gia Trang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/29/石家庄十六位法轮功学员被河北省女子监狱劫持-233062.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/24/122090.html
Đăng ngày: 12–01–2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share