Bài viết của Thạch Chung

[MINH HUỆ 02-12-2020] Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 9 tháng 11, ông Jeff Van Drew, Hạ Nghị sỹ Đảng Cộng hòa chuyển từ Đảng Dân chủ sang của tiểu bang New Jersey nhận định rằng ông Donald Trump đại diện cho lợi ích của công chúng, không phải tầng lớp thượng lưu.

Ông nhận xét: “Ông đã cho thấy chính trị có thể tốt hơn như thế nào, rằng bạn thực sự có thể dùng nó để chiến đấu vì người dân bình thường. Những người bỏ phiếu, những người trung lưu, những người lao động phổ thông cần được lắng nghe và không bị bỏ qua, không bị coi thường, mà đó là điều thường xuyên diễn ra.“

Ông nói thêm: “Giống như câu ngạn ngữ: Xé bỏ lớp băng dán mà nhìn vào bên trong. Ông [Trump] đã làm điều đó, và ông đã cho thấy mặt trái của chính trị, một cách hết sức thẳng thắn.”

Câu ngạn ngữ này phán ánh chính xác tình hình hiện tại ở Hoa Kỳ. Đối với những người đã trải qua các phong trào vận động của cộng sản hoặc những người từ các nước cộng sản ra, họ hiểu rằng những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ là khúc dạo đầu của chủ nghĩa cộng sản.

Mưu đồ viết lại lịch sử

Viết lại lịch sử để thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền là điều phổ biến ở các nước cộng sản. Đáng buồn là, xu hướng này cũng đang bắt đầu ở Hoa Kỳ.

Những người theo chủ nghĩa xã hội biết rằng chủ nghĩa cộng sản đã thất bại ở hầu hết các nước cộng sản. Do đó, họ đang cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự của chủ nghĩa cộng sản thông qua các phương thức khác, thay vì sao chép một cách mù quáng mô hình của Liên Xô hay Trung Quốc.

Con đường này được đề xuất bởi Antonio Gramsci, một người cộng sản Ý chủ trương lật đổ nền văn hóa phương Tây từ bên trong, được gọi là “cuộc trường chinh thông qua các cơ quan/tổ chức”.

Ông ta giải thích rằng “Chủ nghĩa xã hội chính xác là một tôn giáo, mà loại tôn giáo này phải áp đảo Cơ đốc giáo. Trong trật tự mới, chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng trước hết bằng cách chiếm lĩnh văn hóa thông qua việc thâm nhập vào các trường học, đại học, nhà thờ và các phương tiện truyền thông bằng cách cải biến nhận thức của xã hội.”

Mục tiêu này gần như đã trở thành hiện thực. Tạp chí New York Times phát động Dự án 1619, trong đó tuyên bố những người nô lệ Châu Phi hóa đầu tiên xuất hiện ở thuộc địa Virginia, nơi khai sinh ra Châu Mỹ. Nó đã lật lại lịch sử của Hoa Kỳ kể từ năm 1776. Thông qua sự hợp tác với Trung tâm Pulitzer và Smithsonian, dự án này đã cho ra nhiều ấn phẩm và giáo trình cho trường học.

Ở một số thành phố, những người ủng hộ Black Lives Matter (BLM – phong trào người da đen đáng sống) đã bắt đầu phá hủy các bức tượng của những vị quốc phụ của Hoa Kỳ và đốt cờ Hoa Kỳ. Phong trào này được nhiều người coi là cách mạng văn hóa tương tự như cuộc cách mạng do Mao Trạch Đông phát động ở Trung Quốc; ý đồ của nó là nhằm thay đổi về căn bản lịch sử của Hoa Kỳ và phá hoại di sản Cơ Đốc giáo. “Chúng tôi được đào tạo theo chủ nghĩa Marx”, Patrisse Cullors, người đồng sáng lập BLM cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Real News Network.

Để giải quyết vấn đề này, trong một cuộc họp vào tháng 9, ông Trump đã tuyên bố thành lập Ủy ban 1776 để giáo dục lòng yêu nước. Vào ngày 2 tháng 11, ông đã ban hành một sắc lệnh hành pháp để thành lập ủy ban nhằm “trang bị cho thế hệ đang lớn lên hiểu rõ hơn về lịch sử và các nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ vào năm 1776”.

Đây không phải là một vấn đề nhỏ. Vốn được coi là ngọn hải đăng của thế giới tự do, Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên đức tin, tự do và dân chủ. Nếu những thay đổi này xảy ra, tất cả những giá trị này sẽ sớm bị loại bỏ.

Tình huống tương tự đã xảy ra ở Trung Quốc khoảng 70 năm trước. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, nó đã gọi đất nước là “Trung Quốc mới” khi tuyên bố thời kỳ trước năm 1949 là “Xã hội cũ”, ngụ ý rằng mọi thứ liên quan đến xã hội cũ nên được loại bỏ. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa và các phong trào chính trị khác, ĐCSTQ đã xúi giục mọi người phê phán Khổng Tử và tiêu diệt Tứ Cựu (cụ thể là Tư tưởng cũ, Văn hóa cũ, Thói quen cũ và Phong tục cũ).

Điều này không chỉ áp dụng cho các hệ tư tưởng, mà cho cả văn vật. Đền chùa cổ bị phá bỏ, tượng Khổng Tử bị đập phá, những tác phẩm nghệ thuật vô giá bị thiêu, và cuối cùng là vô số trí thức bị tra tấn và nhục mạ trước công chúng đến mức phải từ bỏ phẩm chất của họ. Nếu những điều này xảy ra ở Hoa Kỳ, thì chúng ta sẽ phải sống trong thế giới như thế nào?

“Chẳng mấy chốc, các bạn sẽ không còn nhận ra Hoa Kỳ được nữa”, ông Trump phát biểu với vẻ lo lắng. Ông biết rằng những người viết lại lịch sử sẽ truyền cho thế hệ trẻ lòng căm thù đối với nền văn hóa và đất nước của chúng ta.

Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản: Một lịch sử phá hoại

Chủ nghĩa xã hội là một chủ đề phổ biến ở một số thanh niên Hoa Kỳ, và nhiều cuộc khảo sát cho thấy hơn một nửa trong số họ ủng hộ hệ tư tưởng này. Một ví dụ là Alexandria Ocasio-Cortez (AOC), một trong những thành viên đầu tiên của Đảng Xã hội Dân chủ Hoa Kỳ được bầu vào Quốc hội.

Sau khi đại dịch virus corona bùng phát do sự kiểm soát yếu kém của ĐCSTQ và tiếng nói đồng điệu của WHO, ngành công nghiệp dầu mỏ bị giáng một đòn thảm hại, khiến hàng trăm nghìn người thất nghiệp và nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ có thể phải phá sản. Tuy vậy, AOC lại rất vui mừng.

Bà ta đăng trên Twitter rằng “Các bạn nhất định sẽ muốn thấy điều này. Nó cùng với lãi suất thấp kỷ lục có nghĩa đây là thời điểm thích hợp để đầu tư hàng loạt vào cơ sở hạ tầng xanh dưới sự lãnh đạo của người lao động để cứu hành tinh của chúng ta”, thời báo Washington Times đưa tin trong một bài báo ngày 26 tháng 4 với tiêu đề “AOC và những bằng hữu cộng sản của bà ta tận dụng thời cơ khi thế giới bị COVID-19 hoành hành” (AOC and her communist buddies embrace a COVID-19 world)

Bà ta còn khuyến khích mọi người tận dụng trợ cấp thất nghiệp thay vì quay lại làm việc khi chính phủ yêu cầu. Tuy vậy, bà ta có hàng triệu người theo dõi trên Twitter, bao gồm cả thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Ông Paul Rubin, một giáo sư kinh tế tại Đại học Emory, nhận định đây là một tình huống đáng buồn. “Có những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nhiệt tình nhất lại là sinh viên đại học — và ở hầu hết các trường đại học, chủ nghĩa tư bản lại bị coi là một từ bẩn thỉu. Những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội trẻ tuổi này là sinh viên của chúng ta, và chúng ta cần phải dạy họ những vấn đề của chế độ kinh tế trông thời thượng nhưng đầy yếu kém này”, ông viết trong một bài báo tháng 10 năm 2018 với tựa đề “Paul Rubin: Chúng ta phải dạy cho sinh viên đại học những điều cơ bản về nền kinh tế” (Paul Rubin: We Must Teach College Students Basic Economics).

Ông giải thích sâu hơn về điều này trong một cuốn sách năm 2000 với tựa đề: “Một tài liệu hướng dẫn về chủ nghĩa xã hội dành cho sinh viên: Nó sẽ chà đạp cuộc sống của bạn như thế nào” (A Students Guide to Socialism: How It Will Trash Your Lives). Cụ thể, hậu quả của chủ nghĩa xã hội là nghèo đói, thiếu tự do, hàng hóa đắt đỏ, thiếu tính đổi mới và môi trường ô nhiễm hơn.

Ngược lại, năng suất và sự giàu có ở Hoa Kỳ là vì có chế độ tư bản chủ nghĩa. Ông Rubin viết: “Chính những thanh thiếu niên phê phán chủ nghĩa tư bản gay gắt nhất lại phụ thuộc lớn vào các sản phẩm của chủ nghĩa tư bản trong cuộc sống hàng ngày. Đó là máy tính, điện thoại di động, Amazon, Facebook, Instagram, Uber, Skype, Spotify, trò chơi điện tử và hầu hết mọi sản phẩm hiện đại. Ngoài ra, những người làm ra những sản phẩm này lại là những người thuộc giới ‘triệu phú và tỷ phú’ bị những người theo chủ nghĩa xã hội khinh thường.”

Lịch sử vẫn thường lặp lại, và những tình huống tương tự cũng đã xảy ra ở Trung Quốc. Năm 1915, tạp chí Thanh niên mớixuất hiện ở Trung Quốc đã phê phán các giá trị truyền thống và đề cao chủ nghĩa xã hội. Chẳng bao lâu, tạp chí này đã bị ĐCSTQ chiếm đoạt để tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản. Từ năm 1937 đến năm 1945, Mao luôn thúc đẩy hệ tư tưởng cộng sản dưới danh nghĩa “dân chủ” và “tự do”. Vô số người đã bị lừa gạt, một số trí thức sống ở nước ngoài đã trở về Trung Quốc để tham gia chính phủ mới để rồi bị đàn áp trong nhiều cuộc vận động chính trị sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949.

Những lời nói dối không dừng lại ở đó. Sau Cách mạng Văn hóa, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc đang trong “giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội”. Sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu tan rã, ĐCSTQ đề xướng “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Nhưng các phong trào chính trị vẫn tiếp tục, tình trạng kiểm duyệt cũng như bóp méo sự thật vẫn như cũ.

Thuyết vô thần và xu hướng rời xa tinh thần Mỹ

Chủ nghĩa xã hội đã phát triển nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Một ví dụ là tại bang California, Thống đốc Gavin Newsom đã đóng cửa các nhà thờ, trường học, phòng tập thể dục, và nhà hàng vì cho rằng chúng “là thứ yếu”. Trong khi đó, các câu lạc bộ thoát y, các cơ sở phá thai, và nơi bán cần sa lại được phép hoạt động.

Ông Rob McCoy, một mục sư ở Thousand Oaks, đã bị phạt hàng nghìn đô la vì mở cửa nhà thờ khi đang có lệnh cấm. Ông cho hay tình trạng này thật “điên rồ”. Ông nhận định vào tháng 11: “Nước Mỹ không nhận thấy thói đạo đức giả và ngu xuẩn trong tất cả những điều này sao? Các bạn đang bị lừa dối. Chúng ta đã đoạn tuyệt với chế độ chuyên chế, và chúng ta sẽ tận hưởng Lễ Tạ ơn và sẽ thờ phụng Chúa.”

Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập dựa trên đức tin. Năm 1956, Tổng thống Dwight D Eisenhower đã thông qua một đạo luật, trong đó tuyên bố “Chúng ta tin vào Chúa” là phương châm quốc gia nhằm củng cố tự do trong thời Chiến tranh Lạnh. “Ngày nay, khi chủ nghĩa cộng sản duy vật, theo chủ nghĩa đế quốc muốn tấn công và tiêu diệt tự do, chúng ta cần liên tục tìm cách củng cố nền tảng tự do của chúng ta”, Hạ Nghị sỹ Charles E. Bennett, người đề xuất đạo luật tại Hạ viện, giải thích.

Tuy nhiên, ngoài Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, rất ít chính trị gia chú ý đến điều này. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew với hơn 4.000 người vào năm 2017, mặc dù hơn 90% người Mỹ tin vào Chúa, nhưng tốc độ triển khai chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa ở Hoa Kỳ rất đáng báo động.

Xu hướng chủ nghĩa xã hội đã thể hiện rõ trong mấy tháng qua, bao gồm cả cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Ở California, trộm cướp dưới $950 không còn bị coi là trọng tội, do vậy, tỷ lệ tội phạm gia tăng đáng kể. Nếu không có một biện pháp kiểm soát biên giới hiệu quả, những người nhập cư bất hợp pháp sẽ tràn vào Hoa Kỳ. Những chương trình nghị sự khác bao gồm ủng hộ hôn nhân đồng tính và hợp pháp hóa cần sa.

“Đảng Dân chủ luôn lên tiếng trong mọi vụ gây rối trong những năm ông Trump nắm quyền, nhưng không đề cập gì đến tình trạng hỗn loạn này đã gây thiệt hại hàng triệu đô la tài sản, giết hại và làm bị thương nhiều người vô tội, và góp phần làm gia tăng tình trạng coi thường pháp luật ở các thành phố trên khắp đất nước. Về điều đó, họ lại cố ý lờ đi”, ông Rich Lowry, biên tập viên của National Review viết trong bài viết với tiêu đề “Sự khủng hoảng ở các thành phố của chúng ta mà Đảng Dân chủ không dám đề cập” (The crisis in our cities that Democrats dare not mention), đăng trên Boston Herald vào ngày 26 tháng 8.

Ở một mức độ nào đó, điều này tương tự như tình trạng hỗn loạn ở các nước cộng sản trước khi đảng lên nắm quyền hoặc sau các phong trào chính trị. Như lời Mao viết khi kích động Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa: “Mọi thứ bên dưới thiên đường đều cực kỳ hỗn loạn; đó là tình huống tuyệt hảo.“

Bằng cách tấn công các giá trị truyền thống, ĐCSTQ đã phá hủy văn hóa và đạo đức. Đến ngày nay, sự tàn phá này vẫn tiếp diễn. Một ví dụ là cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, một môn tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn suốt 21 năm qua, và đến nay vẫn tiếp diễn. Hơn 4.000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã chết do bị bức hại. Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã phát động cuộc bức hại, đã bị kiện ở một số quốc gia về tội ác phản nhân loại và tra tấn.

Nhân danh “Bình đẳng”

Ngày 3 tháng 11, các cử tri California đã bác bỏ Dự luật 16 nhằm khôi phục quyền khẳng định. Đề xuất này, nếu được thông qua và trở thành luật, sẽ cho phép các cơ quan công quyền, trường đại học và cao đẳng cộng đồng của California xem xét vấn đề chủng tộc, giới tính và dân tộc khi quyết định về hợp đồng, tuyển dụng, và tuyển sinh.

“Chúng tôi đã đánh bại một biện pháp của phe cực tả ở tiểu bang xanh nhất của Mỹ”, ông Ngô Văn Uyên, giám đốc điều hành của tổ chức California vì Quyền bình đẳng, cho biết trong một tuyên bố ngày 4 tháng 11. “Chúng tôi đã thắng, và nguyên tắc bình đẳng đã lại thắng thế so với một đối thủ lớn mạnh được các nhân vật chính trị kỳ cựu, các tỷ phú doanh nghiệp, và các nhóm lợi ích đặc biệt hậu thuẫn.”

Một người ủng hộ khác, Saga Conroy, cho biết quyền khẳng định này xúc phạm quan niệm truyền thống rằng Hoa Kỳ là miền đất của cơ hội bình đẳng, nơi mọi người đều có thể đạt được nếu họ làm việc chăm chỉ. Tương tự như các sáng kiến khác của Đảng Dân chủ, nó có xu hướng khiến con người không muốn nỗ lực nhưng lại tham lam hơn.

Cựu Hạ Nghị sỹ Curtis Bowers là nhà sản xuất bộ phim tài liệu Kế hoạch nghiền nát nước Mỹ (Agenda: Grinding America Down) – một bộ phim vạch trần chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đang đe dọa xã hội Mỹ như thế nào. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10, “Ai đã làm nhiều việc nhất để giúp đỡ người nghèo trong thời gian gần đây? Tổng thống Trump, cho dù bạn có thích ông ấy hay không. Tổng thống Trump đã tạo ra hoàn cảnh để giúp cho nhiều người có việc làm hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử Hoa Kỳ, đặc biệt là những nhóm thiểu số. Tôi rất mừng về điều đó. Tôi nghĩ chỉ trong ba năm đầu nhiệm kỳ của ông, 10 triệu người đã không còn phải nằm trong danh sách nhận trợ cấp thất nghiệp nữa. Đó là một chiến dịch thành công.“

Chủ nghĩa cộng sản đã lôi kéo nhiều người như một thứ thuốc phiện; đồng thời, nó còn gây ra thiệt hại lớn – gây ra khoảng 100 triệu cái chết bất thường ở các nước cộng sản trong thế kỷ qua. Những gì đã xảy ra ở Liên Xô, khối cộng sản Đông Âu, cũng như ĐCSTQ độc tài, đã chứng minh chủ nghĩa cộng sản luôn là thứ phá hoại.

Ở Trung Quốc, hơn 360 triệu người đã tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó là Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong. Khi ngày càng nhiều người bên ngoài Trung Quốc bắt đầu nhận ra bản chất của chủ nghĩa cộng sản thì nó sẽ sụp đổ hoàn toàn trên thế giới này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/2/415908.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/25/188991.html

Đăng ngày 01-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share