Bài viết của Lập Ngôn

[MINH HUỆ 15-12-2020] Chú thích của Ban Biên tập: Nhân loại đang đứng trước thời khắc mang tính lịch sử. Trước sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp nơi thế gian, chính đạo đức và lương tri mới có thể giúp con người hiểu được những diễn biến hiện nay và có hành động đúng đắn. Đó là yếu tố căn bản nhất. Lương tri là do trời ban và là tính thiên bẩm mà ai cũng có. Không cần bằng cấp, không cần bất kỳ phương pháp khoa học nào, người ta vẫn có thể bồi dưỡng lương tri, nó cũng không liên quan gì đến màu da, sự giàu có hay địa vị xã hội của người đó. Chúng ta sinh ra vốn đã có lương tâm. Nhưng nếu lương tri của một người bị ngủ quên, thì người đó sẽ bị lạc lối, đó là điều hết sức đáng sợ. Khi thảm họa xảy ra, lương tri, chừng nào còn tỉnh thức, sẽ là yếu tố quyết định để người đó được cứu.

Sau khi Liên minh Liên Nghị viện về Vấn đề Trung Quốc (IPAC) có được cơ sở dữ liệu của 1,95 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị rò rỉ vào tháng 8, một cuộc điều tra cho thấy các đảng viên ĐCSTQ đã len lỏi vào hầu hết mọi ngõ ngách của xã hội phương Tây, trong đó có Vương quốc Anh, Úc và Hoa Kỳ.

Cụ thể, các đảng viên ĐCSTQ đã thâm nhập vào các cơ quan nước ngoài, các ngân hàng đa quốc gia, các hãng dược phẩm lớn, các công ty nghiên cứu và các nhà sản xuất quốc phòng. Tổng số cơ quan, tổ chức bị thâm nhập là hơn 70.000.

“Gia nhập hàng ngũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoàn toàn không giống như tham gia một đảng chính trị ở đây hay ở bất kỳ nền dân chủ nào khác, mà có vẻ giống như gia nhập một băng nhóm tội phạm xã hội đen ở New York hơn”, Nghị sỹ Quốc hội Anh Iain Duncan Smith viết trên tờ Daily Mail ngày 12 tháng 12, trong bài báo có tiêu đề “Với sự ngây thơ cố hữu, các doanh nghiệp và trường đại học lớn không hiểu được rằng Trung Quốc ra nước ngoài là để hủy hoại lối sống của chúng ta.”

Ông tiếp tục, “Họ phải thề ‘bảo vệ bí mật của Đảng’, ‘suốt đời chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản’ và luôn sẵn sàng ‘hy sinh hết mình cho Đảng’. Lời thề là trọn đời và phải tuyên thệ trước sự chứng kiến của các quan chức của đảng. Nếu họ dám phá bỏ lời thề thì sẽ sớm phải chịu hình phạt khắc nghiệt.”

Trên thực tế, hầu hết những hậu duệ người Trung Quốc này đều làm việc ở các cơ quan nước ngoài, đều rất thành công trong sự nghiệp và đã gia nhập ĐCSTQ và tổ chức thanh thiếu niên của nó là Đoàn Thanh niên trước khi ra nước ngoài. Ít nhất 70% người Trung Quốc sang Hoa Kỳ để lấy bằng tiến sỹ đã chọn ở lại Mỹ thay vì trở về Trung Quốc sau khi tốt nghiệp, phần lớn đều là đảng viên ĐCSTQ. Điều này có nghĩa là một lượng lớn người Trung Quốc làm việc trong các công ty nước ngoài là có quan hệ với ĐCSTQ.

Đây là quá trình liên tục thâm nhập của ĐCSTQ suốt 30 năm qua, bao gồm vận động hành lang, hối lộ, gián điệp và tuyên truyền rầm rộ. Để khiến mọi thứ tồi tệ hơn, nhiều tinh anh và các nhà lãnh đạo chính trị ở phương Tây đã trở thành những người vận động hành lang [cho ĐCSTQ] vì các ưu đãi tài chính.

Các quan chức về hưu trở thành người vận động hành lang vì lợi ích kinh doanh

Thượng nghị sỹ Tom Cotton của tiểu bang Arkansas của Mỹ và Hạ nghị sỹ Mike Gallagher của tiểu bang Wisconsin đã đề xuất một dự luật hồi tháng 10 nhằm bít lại những lỗ hổng vận động hành lang cho các công ty Trung Quốc. Dự luật này gọi là “Đạo luật minh bạch về ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, nhằm mục đích “sửa đổi Luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài năm 1938 để bãi bỏ quyền miễn đăng ký theo Đạo luật này cho những cá nhân là đại diện tư nhân, phi chính trị về thương mại và lợi ích thương mại, cũng như quyền miễn đăng ký theo Đạo luật này cho người nộp báo cáo công khai theo Đạo luật Công khai Vận động Hành lang năm 1995 có liên quan đến… Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và các mục đích khác.“

Ông Cotton cho biết ĐCSTQ đã lợi dụng các công ty Mỹ làm cánh tay nối dài của các đại sứ quán và lãnh sự quán hay các cơ quan tình báo của họ. Các hoạt động vận động hành lang của họ có sự tham gia của Quốc hội, chính phủ và các cơ quan khác để có được chính sách có lợi cho Trung Quốc. Thông thường, các chính trị gia của cả hai đảng đều không cưỡng lại được trước sự cám dỗ của những ưu đãi mà Trung Quốc chào mời.

Trong một thông cáo báo chí trên trang web của Thượng viện, ông Cotton cho biết, “Các công ty Trung Quốc – nhất là những công ty lớn – đều là cánh tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rốt cuộc vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đã đến lúc luật pháp của chúng ta phải thừa nhận thực tế này. Dự luật của chúng tôi sẽ bít lại những lỗ hổng pháp lý và buộc các nhà vận động hành lang cho các công ty Trung Quốc phải đăng ký làm đại diện nước ngoài.”

Ông Gallagher nói thêm, “Ngay cả các công ty mang danh nghĩa tư nhân của Trung Quốc cũng không giống như các công ty bình thường. Tất cả các công ty Trung Quốc, đặc biệt là những công ty đủ điều kiện để đăng ký vận động hành lang ở Washington, D.C., đều phải tuân theo sự chỉ đạo phi pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dự luật này bảo đảm những công ty chịu sự chỉ đạo của ĐCSTQ phải đáp ứng các tiêu chuẩn công khai phù hợp và người Mỹ sẽ hiểu rõ hơn các đối thủ của chúng ta đã lợi dụng cái đầm lầy này để chống lại chúng ta như thế nào.”

Sau khi Lầu Năm Góc chỉ điểm 31 công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei, là có liên quan đến quân đội Trung Quốc, cả ông Cotton và ông Gallagher đã viết thư cho Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr hồi tháng 9 để bày tỏ lo ngại về các thông lệ đăng ký vận động hành lang của các công ty quân sự Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

“Nếu Disney và các tập đoàn khác của Mỹ tiếp tục cúi đầu trước Bắc Kinh thì họ đang đứng trước nguy cơ làm suy yếu khả năng cạnh tranh và sự thịnh vượng sau này của chính họ, cũng như trật tự tự do cổ điển đã giúp họ phát triển”, ông Barr nhận định hồi tháng 7.

Từ Huawei đến TikTok

Ở Hoa Kỳ, vận động hành lang là hoạt động được trả tiền, trong đó các nhóm lợi ích đặc biệt thuê các chuyên gia hoặc các nhà hoạt động có những mối quan hệ tốt, thường là luật sư, để tác động đến các cơ quan ra quyết sách về luật. Ngành vận động hành lang ước tính đạt đến hàng tỷ đô la mỗi năm.

Vì những lý do này, nhiều nghị sỹ Quốc hội Hoa Kỳ về hưu đã đến phố K, nơi các nhà vận động hành lang tập trung để kiếm lợi nhuận dựa trên các mối quan hệ của họ. Ví dụ, trong số 12 nhà vận động hành lang đại diện cho Huawei, có 6 người là cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.

152fb5d42afcec13f709eb6ec1a3cc89.jpg

Phố K NW tại điểm giao với đường 19 ở Washington D.C. được biết đến là nơi tập trung các văn phòng vận động hành lang.

Theo thông tin của “Trung tâm Chính trị Phản ứng (Center for Responsive Politics, CRP)” – một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận, các công ty Trung Quốc đã trả một số tiền lớn để vận động hành lang khi bị chính phủ Hoa Kỳ điều tra. Ví dụ như Huawei, Tiktok, và Hikvision (bị điều tra vì lạm dụng nhân quyền). Có tin cho hay Huawei đã chi 1,2 triệu USD vào năm 2012 và 1,8 triệu USD vào năm 2019 để vận động hành lang, mà cả hai lần này đều là thời điểm cao điểm của các cuộc điều tra.

Những cuộc vận động hành lang như vậy thường tác động đến cả chính phủ Hoa Kỳ và các hãng thông tấn. Ngày 12 tháng 3, tờ USA Today đăng một bài viết của Joy Tan, một giám đốc điều hành của Huawei, trong đó tuyên bố Huawei thuộc sở hữu của nhân viên chứ không phải do ĐCSTQ kiểm soát. Do đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã gia hạn 6 tháng để công ty này nhập kho các mặt hàng của các nhà cung cấp.

Có những công ty có chi phí vận động hành lang thậm chí còn cao hơn. Dữ liệu từ CRP cho thấy, kể từ năm 2013, ZTE đã chi 11,63 triệu USD cho vận động hành lang, trong khi Tập đoàn Alibaba chi 10,41 triệu USD. Sau khi bị Chính phủ Hoa Kỳ điều tra, cả ZTE và Alibaba đều tăng chi phí vận động hành lang, mà vào năm 2018 và 2019 đều tăng gấp khoảng 10 lần so với bình thường.

Sau khi Hoa Kỳ xem xét cấm TikTok vì nguy cơ dữ liệu người dùng bị chia sẻ với ĐCSTQ, công ty này đã thuê 27 nhà vận động hành lang từ bốn công ty vận động hành lang trên Phố K cho các hoạt động mở rộng. Một trong số họ là cựu trợ lý của lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer, vì Schumer là người chỉ trích mạnh mẽ TikTok.

Năm 2018, khi Hikvision – nhà cung cấp thiết bị giám sát qua video, mà Trung Quốc là một bên sở hữu – bị trừng phạt vì vi phạm nhân quyền, công ty này cũng đã tìm đến Phố K để được giúp đỡ. Các cựu nghị sỹ Quốc hội đã được trả tiền để làm việc này, còn công ty Hikvision cũng đạt được lợi ích của mình.

Nhân quyền bị phớt lờ

Một trong những cuộc vận động hành lang lớn nhất của Washington diễn ra vào năm 2000, khi hàng trăm công ty Mỹ chi khoảng 100 triệu USD để thuyết phục chính phủ trao quy chế tối huệ quốc (MFN) cho Trung Quốc. Thành phần tham gia là các chuyên gia PR, các phòng thương mại, Ủy ban Mỹ-Trung, các công đoàn, và các công ty vận động hành lang.

Tại thời điểm đó, ĐCSTQ bị chỉ trích vì các vi phạm nhân quyền, hoạt động thương mại gian lận, và không bảo vệ tài sản trí tuệ. Do đó, Trung Quốc đã đóng cửa đối với các công ty nước ngoài, khiến sản phẩm của họ không vào được Trung Quốc. Với sức hút về những lợi ích to lớn từ lao động giá rẻ của Trung Quốc, các công ty này đã tổ chức hàng loạt diễn đàn và các buổi diễn thuyết trong khoảng một năm nhằm cung cấp thông tin cho Quốc hội Hoa Kỳ về những cơ hội kinh doanh to lớn khi mở cửa cho Trung Quốc. Với những ưu đãi hậu hĩnh về kinh doanh, họ đã thuyết phục thành công chính phủ Hoa Kỳ gác lại các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc. Kết quả là, các công ty đa quốc gia của Mỹ đã trở thành đại diện làm việc cho ĐCSTQ.

BLJ Worldwide là một trong những công ty vận động hành lang nổi tiếng nhất ở Washington D.C. đại diện cho Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc. Dịch vụ của công ty này bao gồm quản lý các trang Facebook, thương mại, các diễn đàn về Đại hội Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, đào tạo về truyền thông tin tức và mạng xã hội cũng như cố vấn về thương mại và thuế quan.

Ngoài ra, BLJ Worldwide còn tài trợ các chuyến thăm Trung Quốc cho New York Times và bốn hãng thông tấn lớn khác, gửi thông cáo báo chí, làm việc với 41 viện nghiên cứu và các trường đại học như Đại học Columbia, Harvard, Viện Hudson để có các bài viết ủng hộ ĐCSTQ trên China Watch.

Các quy định và quy tắc đạo đức của BLJ Worldwide khiến người ngoài khó hiểu. Ngoài Trung Cộng, danh sách khách hàng của họ còn có nhà độc tài Libya là ông Muammar Gaddafi. Công ty này được trả tiền để tán tụng Gaddafi là một nhân vật chính trị tầm cỡ thế giới trước khi ông này phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2009.

“Brendan Daly, cựu Giám đốc Truyền thông của bà Nancy Pelosi và là nhân vật chính trị được bổ nhiệm vào chính phủ Obama, đã đăng ký làm đại lý nước ngoài cung cấp ‘cố vấn chiến lược’ cho cơ hãng thông tấn nhà nước hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mạng lưới Truyền hình Trung ương Trung Quốc (China Central Television Network) khi công ty này mở rộng sang Hoa Kỳ“, theo The National Pulse đưa tin ngày 13 tháng 8 năm 2020, trong một bài báo có tiêu đề “Nhân viên hàng đầu của bà Pelosi đăng ký làm ‘đại diện nước ngoài’ để vận động hành lang cho cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc”.

Sau khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2017, ông Donald Trump đã tuyên bố ý định “tát cạn đầm lầy” ở Washington. Ngày 29 tháng 1 năm 2017, ông ban hành một lệnh hành pháp nhằm cấm vĩnh viễn các quan chức chính phủ đại diện cho chính phủ nước ngoài để vận động hành lang Hoa Kỳ, ngoài ra còn có một lệnh cấm khác có hiệu lực 5 năm đối với các hoạt động vận động hành lang khác. Một số quan chức đã không hài lòng với sáng kiến này.

“Bắt gặp các quan chức Hoa Kỳ trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”

“Cả chính phủ Trung Quốc lẫn các công ty Trung Quốc, thường có quan hệ thân thiết với các tiểu bang, vẫn duy trì các công ty quan hệ công chúng và vận động hành lang ở Beltway, có trường hợp còn thuê các cựu quan chức của Mỹ làm nhà vận động hành lang cá nhân”, Daily Beast đưa tin trong một bài báo ngày 23 tháng 7 năm 2018 với tiêu đề “Bắt gặp các quan chức Hoa Kỳ trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”.

Bài báo còn cho biết “Bắc Kinh cũng đã học được cách khai thác sức mạnh kinh tế bằng cách luân phiên mở cửa cho các công ty tuân theo luật chơi của Trung Quốc và đóng cửa đối với những công ty đi ngược lại giới tuyến đỏ của mình.” Một số nhà vận động hành lang này là người của các cơ quan tình báo, Bộ An ninh Nội địa, và các văn phòng chính phủ khác.

Ông Frank Wolf, Hạ nghị sỹ về hưu của tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ nhận định, “Không ai trong những năm 1980 được đại diện cho chính phủ Nga. Còn giờ, các vị lại có thể thấy rất nhiều hoạt động vận động hành lang cho chính quyền Trung Quốc. Tôi đã có 34 năm phục vụ trong Quốc hội. Tôi thấy thật sốc.”

Bài báo nêu tên 9 quan chức đã đại diện cho ĐCSTQ hoặc các công ty Trung Quốc vận động hành lang, trong đó có cựu chủ tịch Hạ viện John Boehner.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2015, ông Boehner đã gia nhập Squire Patton Boggs, một công ty vận động hành lang từ lâu đã đại diện cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington. Ông Boehner là “cố vấn chiến lược cho các khách hàng ở Hoa Kỳ và nước ngoài, và tập trung phát triển hoạt động kinh doanh toàn cầu.” Ông này đã giúp triển khai những nỗ lực nhằm trao cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc trong thương mại vào cuối những năm 1990.

Ông Mike Holtzman từng làm việc trong văn phòng điều hành của tổng thống với tư cách là cố vấn đặc biệt về các vấn đề công cho đại sứ thương mại Hoa Kỳ dưới thời Bill Clinton. Sau đó, ông làm cố vấn cho giám đốc bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao dưới thời Colin Powell. Là một đối tác của công ty quan hệ công chúng BLF Worldwide, ông là người quản lý chiến dịch vận động để Trung Quốc được đăng cai tổ chức Thế vận hội 2008.

Theo đăng ký của ông Holtzman để làm đại diện nước ngoài cho Quỹ Giao lưu Trung-Mỹ, vai trò của ông là “cung cấp dịch vụ cho Quỹ Giao lưu Trung-Mỹ (CUSEF) để thúc đẩy lợi ích của quỹ này ở Hoa Kỳ, bao gồm mở rộng số người ủng hộ bên thứ ba, tạo việc làm [cho người Trung Quốc] trong lĩnh vực truyền thông, sắp xếp các chuyến thăm cho các phái đoàn sang Trung Quốc, và hỗ trợ hoạt động của CUSEF với Hoa Kỳ.”

Quỹ Giao lưu Trung-Mỹ được thành lập bởi Đổng Kiến Hoa, cựu Trưởng Đặc khu Hồng Kông kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, vào năm 2008, và đã đưa một số lượng lớn nhà báo, học giả và chính trị gia cũng như các lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đại lục.

Một ví dụ khác là ông Randy Phillips với 28 năm làm việc cho CIA. Sau khi nghỉ hưu ở chức vụ trưởng đại diện của CIA tại Trung Quốc vào năm 2017, ông đã ở lại Trung Quốc và bắt đầu làm việc cho một công ty tư nhân với tư cách đại diện cho công ty này. Điều này đã làm dấy lên lo ngại từ CIA và chính phủ Hoa Kỳ.

Một thế giới đầy dối trá

Ông Peter Mattis từ Quỹ Jamestown cho biết ĐCSTQ đã học được cách truyền thông tin mà họ muốn nhắm vào nhóm người Mỹ nào đó để những người này tác động đến những người khác. Đương nhiên, người Mỹ biết cách tốt nhất để truyền tải thông điệp đến những người Mỹ khác. Khi ĐCSTQ đã đào tạo đủ số đại diện, nó có thể chuyển đổi các cuộc thảo luận chính sách thành gửi đi thông điệp.

Một báo cáo của Viện Hudson cho thấy ĐCSTQ đã đầu tư khoảng 65 tỷ nhân dân tệ (tương đương 10 tỷ USD) để mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài. Ông Michael Pillsbury, Giám đốc Trung tâm Chiến lược về Trung Quốc của viện này, khuyến nghị nên xem xét các hoạt động đó. Ở Bắc Kinh, ông đã chứng kiến hai cựu quan chức Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ hỏi 80 chuyên gia nghiên cứu chiến lược về cách phản bác một báo cáo của Nhà Trắng mà chỉ ra mối đe dọa từ Trung Quốc.

Chiến thuật của các chuyên gia này được xây dựng rất tốt, trong đó có tuyên bố rằng Trung Quốc còn yếu và chìm trong đói nghèo. Bằng cách nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không trở thành một cường quốc thế giới, nó đã làm suy yếu quan điểm của công chúng về mối đe dọa từ Trung Quốc. Hơn nữa, một số học giả phương Tây còn viết các bài báo hoặc xuất bản sách về những câu chuyện kể này mà sau đó được tuyên truyền và phát tán qua nhiều kênh.

Ngoài vận động hành lang, ĐCSTQ còn mở rộng hối lộ và gián điệp để làm tha hóa các quan chức phương Tây. Ủy viên Hội đồng Thành phố Los Angeles, Jose Huizar, từng phục vụ ở Ủy ban Quản lý Quy hoạch & Sử dụng Đất đai. Với một lệnh khám xét, FBI đã khám xét văn phòng và nơi ở của ông này vào tháng 11 năm 2018 và phát hiện số tiền mặt gần 130.000 USD giấu trong tủ quần áo, trong đó có những khoản vẫn nằm trong bao lì xì đỏ có ghi chữ tiếng Trung.

Các cuộc điều tra cho thấy hầu hết những người hối lộ là các tổng thầu xây dựng Trung Quốc ở Los Angeles. Họ đã trả tiền cho Huizar để ông này hỗ trợ các dự án này. Các chi phí mà họ đài thọ cho Huizar bao gồm các chuyến vào sòng bạc, dịch vụ mát-xa, phí pháp lý và những khoản khác. “Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nếu bị kết án, ông Huizar có thể sẽ phải ngồi tù 20 năm ở nhà tù liên bang”, thời báo Los Angeles Timescho biết trong bài báo ngày 23 tháng 6 năm 2020 với tiêu đề “Tiền mặt, tiền chip đánh bạc, phòng khách sạn và một vụ tình ái: Bên trong bản cáo trạng của Jose Huizar”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Worldview Weekend Broadcast Network hôm 28 tháng 11, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Michael Flynn nhận định rằng nước Mỹ đang đứng giữa giao lộ quyết định đất nước này có thể tồn tại như một quốc gia tự do hay sẽ trở thành một thứ gì đó “không thể nhận ra” được nữa.

“Những gì đang xảy ra ở đất nước này đáng lẽ không bao giờ được xảy ra, và trong tâm, tôi tin chắc rằng chúng ta đang trải qua một thử thách cam go của lịch sử, nếu trong vài tuần tới, chúng ta không chấn chỉnh được những gì đang xảy ra cho đúng, thì tôi thật không muốn nghĩ về điều gì sẽ xảy ra ở đất nước chúng ta vào khoảng cuối tháng 12 và đương nhiên là tháng sau đó nữa.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/15/416529.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/16/188827.html

Đăng ngày 24-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share