Bài viết của Tần Xuyên  

[MINH HUỆ 28-12-2020] Nếu như nói vào thời Dân Quốc, Hoa Kỳ đã nhầm tưởng Trung Cộng và giúp đỡ nó cướp đoạt chính quyền, thì sau Đại Cách mạng Văn hóa, Hoa Kỳ lại nhầm tưởng Trung Cộng và giúp đỡ nó thực hiện bước nhảy vọt về kinh tế. Hai thế hệ người “am hiểu Trung Quốc” đã nhầm tưởng về Trung Cộng, và thế giới đã tận mắt chứng kiến vở bi kịch “Nông phu và con rắn” trình diễn lặp lại.

Tháng 5 năm 1972, Fairbank giữ chức Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á của trường đại học Harvard, đã từng phát biểu trong một bữa yến tiệc do phía Trung Quốc tổ chức như sau: “Lần này trở lại, chúng ta đã đánh mất một nửa Trung Quốc! Những người bằng hữu tốt nhất của chúng ta như Lương Tư Thành và Lâm Huy Nhân đều đã qua đời, họ cũng bằng như một nửa Trung Quốc trong tim chúng ta. Nhưng mà, chúng ta đã vĩnh viễn mất đi một nửa này!” Và đây cũng là lần đầu tiên ông ấy đặt chân đến Trung Quốc sau khi rời khỏi nơi đó vào năm 1946. Trong suốt 26 năm, ông ấy đã đứng bên bờ sông nhìn lửa cháy, và tưởng tượng rằng Hoa Kỳ có thể thân thiện hữu hảo với Trung Quốc ở trong lòng, nhưng ông ấy lại không biết rốt cuộc Trung Cộng đã gây ra chuyện gì tại Trung Quốc, mặc cho hai người bạn thân đã qua đời nhưng cũng không làm cho ông ấy tỉnh ra.

Thời đó, trào lưu điên cuồng Đại Cách mạng Văn hóa vẫn đang cuốn lấy Trung Quốc, đấu tố và bức hại diễn ra khắp nơi trong mọi thời khắc, nhưng ngôi sao sáng trong nền Hán học có sức ảnh hưởng đến các chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc này đã nhầm tưởng cho rằng thân thiện hữu hảo với Trung Quốc là có thể bù đắp lại một nửa Trung Quốc đã mất. Năm 1973, ông ấy gửi một bức thư cho người bạn thân với nội dung là: “Nixon viếng thăm Trung Quốc nói rõ cho mọi người biết chủ nghĩa cộng sản đã trở nên tốt hơn, có lẽ là nó đã biến thành trung lập, chúng ta đã hoàn toàn vứt bỏ hết thảy những thứ khiến cho con người cảm thấy kinh tởm xuất hiện vào những năm 50.”

Mãi cho đến khi xem xong cuốn sách “Tù nhân của Mao Trạch Đông” được viết dựa trên trải nghiệm bảy năm ngục tù đẫm máu và nước mắt ở Trung Quốc của Jean Pasqualini, Fairbank mới bị chấn động sâu sắc, nó khiến cho ông ấy cảm thấy sởn gai ốc. Là một người “am hiểu Trung Quốc” có tầm ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ đương thời, Fairbank mới vỡ lẽ tấn bi kịch xảy ra tại Trung Quốc muộn màng thế này, điều này cũng nói rõ hành vi xấu ác của Trung Cộng đã được che đậy quá kỹ trước toàn thế giới.

Tháng 11 năm 1973, Fairbank đã viết một bài bình luận về cuốn sách này, và nó bị Trung Cộng ghi nhận là hành vi mang ý thù địch. Về sau, khi ông ấy yêu cầu đến Trung Quốc, Trung Quốc đã cự tuyệt cấp thị thực cho ông ấy. Nhưng vào tháng 5 năm 1975, Fairbank vẫn còn ca tụng Mao Trạch Đông là “nhà giải phóng vĩ đại nhất mọi thời đại”, ông ấy thật tình không biết rằng Mao đã gây ra cái chết bất thường cho hàng chục triệu người Trung Quốc trong ba năm diễn ra Đại Nhảy vọt và các cuộc vận động trong lịch sử.

Song, sau khi Đặng Tiểu Bình vác bộ mặt vui vẻ thân thiết sang viếng thăm Hoa Kỳ, Fairbank và các bạn đồng sự của ông ấy lại thấy vui mừng, cho rằng Trung Cộng muốn đi sang dân chủ.

Mãi đến ngày 4 tháng 6 năm 1989, tiếng súng vang lên khiến cho ông ấy bừng tỉnh, cách nhìn nhận đối với Trung Cộng của các chuyên gia Trung Quốc của Hoa Kỳ đã phát sinh chuyển biến mang tính căn bản. Fairbank đã hoàn thành cuốn sách cuối cùng “China: A New History” (Lịch sử Trung Quốc mới) hai ngày trước khi lâm chung vào năm 1991. Ông ấy đã có cơ hội sửa chữa lại nhận thức sai lầm đối với Trung Cộng trước đây vào thời khắc cuối cùng của đời mình. Ông ấy thừa nhận nếu như không có cuộc xâm lược của Nhật Bản và cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông – “thiết lập chế độ độc tài mới ở nông thôn”, thì Trung Quốc lúc đó dưới sự lãnh đạo của chính phủ Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch đã có thể từng bước hướng sang hiện đại hóa.

Đã 60 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên ông ấy đặt chân đến Trung Quốc vào năm 1931, nhưng những tin tức và phán đoán sai lệch do ông ấy cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ đã gây ra ảnh hưởng không thể vãn hồi. Như vậy, cái gì đã khiến cho một người Mỹ nổi tiếng “am hiểu Trung Quốc” có sức ảnh hưởng lớn nhất lại nhìn nhận lệch lạc như vậy?

1. Phán đoán sai lầm vào năm 1949

Fairbank sinh ra ở Hoa Kỳ vào năm 1907, mất năm 1991, sống trọn một đời trong suốt thế kỷ 21, ông ấy đã chứng kiến hai lần chiến tranh thế giới, đã trải qua cuộc chiến tranh lạnh trong các doanh trại khắp Đông sang Tây, tận mắt chứng kiến sự hưng khởi của chủ nghĩa cộng sản và sự diệt vong của nó ở Đông Âu vào những năm cuối đời. Một đời ông ấy kết giao rộng rãi, có sức ảnh hưởng to lớn đến giới học giả và chính trị, là một nhân vật kiểu mẫu “bách khoa toàn thư”.

上图:60年,费正清对中共一再错判,直到晚年才醒悟

Ảnh: Fairbank dù đã 60 tuổi nhưng vẫn phán đoán sai về Trung Cộng, mãi cho đến cuối đời mới bừng tỉnh

Fairbank, tên đầy đủ là John King Fairbank, vì để viết luận án tiến sỹ về mối quan hệ Trung – Anh trong thế kỷ 19, nên ông ấy đã đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1931 để làm nghiên cứu, bắt đầu học tiếng Trung và kết giao bằng hữu với vợ chồng kiến trúc sư Lương Tư Thành và Lâm Huy Nhân v.v. Tên tiếng Hán của ông ấy và người vợ Wilma Fairbank đều do Lương Tư Thành đặt dùm.

Từ tháng 9 năm 1942 đến tháng 12 năm 1943, Fairbank đã được chính phủ Hoa Kỳ phái đi Trùng Khánh, đảm nhiệm chức vụ trong Cục Tình báo chiến lược Hoa Kỳ, kiêm nhân viên xử lý sự vụ quan hệ văn hóa của Quốc hội Hoa Kỳ và Trung Quốc, trợ lý đặc biệt cho Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 7 năm 1946, ông ấy đến Trung Quốc lần nữa và đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Văn phòng chi nhánh Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Bởi vì ông ấy sớm có kinh nghiệm và các mối quan hệ quen biết tại Trung Quốc, hơn nữa đã từng phục vụ cho chính phủ Hoa Kỳ, sau lại giảng dạy cho trường đại học Harvard, cho nên ông ấy đã giành được sự công nhận từ mọi tầng lớp tại Hoa Kỳ như là một người tinh thông về Trung Quốc.

Bất quá dưới sự che đậy dối trá của Trung Cộng, Fairbank “am hiểu Trung Quốc” chỉ nhìn thấy những gì mà Trung Cộng mong muốn cho ông ấy nhìn thấy mà thôi.

Tháng 6 năm 1946, vợ chồng Fairbank viếng thăm Trương Gia Khẩu ở khu vực biên giới của Đảng Cộng sản, điều Fairbank nhìn thấy là “kiến lập chế độ dân chủ, sáng kiến cuộc sống mới”. Quân đội Trung Cộng trợ giúp nông dân làm việc, giúp đỡ nông dân thu hoạch lương thực, tổ chức cùng nhau trồng trọt, làm hợp tác xã nông thôn, quân nhân làm bạn với nông dân. Sau khi trở về từ chuyến viếng thăm, Fairbank đã cho đăng bài viết chọn lọc trên nguyệt san “The Atlantic” ở Hoa Kỳ: “Một người bàng quan cảm thấy một việc thu hút nhất đó là yêu cầu cấp thiết từ nông dân Trung Quốc – cải thiện kinh tế, đây là cơ sở thành lập Đảng của họ.”

Thế nhưng, Fairbank lại thiếu căn bản nhìn thấy, thậm chí là không thể tưởng tượng ra sự tàn sát của Trung Cộng đối với địa chủ, cũng như đấu đá tàn khốc bên trong nội bộ Trung Cộng.

Tại thời khắc quan trọng quyết định chiều hướng của Trung Quốc, Fairbank vẫn còn tuyên truyền ngôn luận về sự hủ bại của Quốc Dân Đảng ở Hoa Kỳ, tấn công uy tín và danh dự của Quốc Dân Đảng, kiến nghị Hoa Kỳ bỏ mặc Tưởng Giới Thạch, chủ trương kiếp lập quan hệ với Trung Cộng phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, và thậm chí là chủ trương để cho chính quyền Trung Cộng đoạt được một ghế trong Liên Hợp Quốc. Nhờ vậy, Fairbank đã trở thành anh hùng trong mắt của Trung Cộng, đồng thời ông ấy cũng bị Quốc Dân Đảng khiển trách nghiêm khắc.

Sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các chuyên gia Trung Quốc của Hoa Kỳ đều nhìn thấy cần phải ngăn trở thế lực của chủ nghĩa cộng sản bằng quân sự, trong một đoạn ghi chép của Fairbank vào tháng 12 năm 1951 cũng có nhắc đến chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc và tiền đồ đáng sợ mà nó mang đến cho người dân Trung Quốc, người dân bị quốc gia cưỡng bức lao động dưới hình thức nô dịch trên quy mô lớn, đàn áp, tàn phá và hủy diệt cá tính con người, con cái tố giác cha mẹ, hàng xóm dòm ngó và bí mật tố giác lẫn nhau v.v.

Nhìn thấy chính quyền Mao Trạch Đông triển khai vận động chỉnh đốn phần tử trí thức, Fairbank cũng cảm thấy phẫn nộ và kinh hãi. Trong bức thư gửi cho một người Đài Loan, ông ấy từng viết: “Nỗ lực khống chế tư tưởng mà chính quyền Đảng Cộng sản thực thi hôm nay là một loại giảo hoạt nhất mà tôi từng biết trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc.” Năm 1952, ông ấy đứng ra làm chứng trong một phiên điều trần, ông ấy nói Đảng Cộng sản lợi dụng quyền lực, khiến cho mỗi từng người đều rơi vào tròng của nó, rồi bị cái chính quyền này khống chế, cô lập và lợi dụng. Về sau, ông ấy xót xa nói rằng: “Tại Trung Quốc, tôi có thể nhìn rõ cải cách làm cho hy vọng tiêu tan như thế nào, cho đến việc tình huống này khiến cho cuộc nổi dậy trở thành lựa chọn duy nhất ra sao.”

2. Sự bừng tỉnh vào năm 1989

Fairbank nhìn Trung Quốc khá là mâu thuẫn, ông ấy không phân biệt rõ sự thiện lương của người dân Trung Quốc và sự hiểm ác của Trung Cộng. Ông ấy coi những người quen biết với mình như Chu Ân Lai v.v. Trở thành những người bạn thông minh và thú vị, nhưng lại không nhìn thấy sự tàn ác và cay độc được ẩn giấu dưới vẻ ngoài “người phổ thông bình thường”.

Lúc Nixon vừa mới đắc cử tổng thống năm 1969, những người như Fairbank đã viết thư gửi cho Nixon, đề nghị Hoa Kỳ tiến hành giao thiệp với Trung Cộng. Tháng 2 năm 1972, Nixon viếng thăm Trung Quốc, tuyển tập “Hoa Kỳ và Trung Quốc” của Fairbank là một trong hai, ba cuốn sách mà Nixon đã đọc qua trước khi diễn ra cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử với người Trung Quốc. Thế nhưng, Fairbank và Nixon không biết rằng toàn bộ cảnh tượng mà Nixon nhìn thấy trên đường phố Bắc Kinh lúc đó đều đã được sắp đặt ổn thỏa, hết thảy đều là ca hát thái bình do Trung Cộng ngụy tạo dàn dựng ra.

Thời đó vật dụng hàng ngày ở Trung Quốc rất khan hiếm, người dân phải cầm phiếu đi mua hàng; nhưng bỗng nhiên hàng hóa rực rỡ muôn màu muôn vẻ, người người kéo nhau đi mua, song sau khi người ta giả vờ đi mua hàng xong thì cửa tiệm liền thu hồi trở lại. Người ngoại quốc làm sao có thể nhìn thấu những màn kịch giả vờ mà người dân được phân diễn này chứ?

Cho dù là tiếng súng của sự kiện Lục Tứ đã đánh thức người Mỹ, nhưng dưới tác dụng của những nhân sỹ thân cộng như quốc vụ khanh Henry Kissinger v.v. Thì Hoa Kỳ đã chọn lấy chính sách nuông chiều Trung Cộng. Những người kế nhiệm Fairbank vẫn bị Trung Cộng dụ dỗ và sự hình thành tư tưởng của họ đã trải qua một giai đoạn thời gian. Năm 1955, Fairbank và các bạn đồng sự thành lập Trung tâm nghiên cứu Đông Á ở trường đại học Harvard, và nhận được rất nhiều tài trợ, đồng thời đào tạo ra rất nhiều học giả Hoa Kỳ nghiên cứu về Trung Quốc. Fairbank cũng trở thành ngôi sao sáng trong làng học thuật và có sức ảnh hưởng đến một nhóm lớn quần chúng.

3. “McDonald tất thắng” của giới học thuật tiếp tục lưu hành

Lý luận “McDonald tất thắng” của giới học thuật Hoa Kỳ bắt đầu nổi lên ở Trung Quốc vào những năm 80, cho rằng “bánh hamburger người Trung Quốc ăn càng ngày càng giống chúng ta, người Trung Quốc sẽ càng ngày càng giống chúng ta.” Nicholas Kristof, tác giả chuyên mục của thời báo cánh tả New York Times từng nói: Càng có nhiều người Trung Quốc bắt đầu uống cà phê Starbucks của Hoa Kỳ, khi mọi người lựa chọn cà phê nhiều hơn lựa chọn lãnh tụ thì ắt không thể tránh khỏi cải cách chính trị. Giới kinh doanh, học thuật, bao gồm cả những người lãnh đạo trong giới chính trị Hoa Kỳ v.v. Thường hay nghiêng về loại “lý luận tiếp xúc” này, sai lầm thuận theo phát triển kinh tế thị trường, Trung Cộng sẽ từng bước hướng đến chính trị dân chủ, thực hiện diễn biến hòa bình. Sự thật chứng minh hết thảy những thứ này không xảy ra; người Trung Quốc uống cà phê, mặc âu phục ra nước ngoài du học, nhưng Trung Cộng ngày càng độc tài hơn.

Nếu như nói vào thời Dân Quốc, Hoa Kỳ đã nhầm tưởng Trung Cộng và giúp đỡ nó cướp đoạt chính quyền, thì sau Đại Cách mạng Văn hóa, Hoa Kỳ lại nhầm tưởng Trung Cộng và giúp đỡ nó thực hiện bước nhảy vọt về kinh tế. Thế giới tận mắt chứng kiến vở bi kịch “Nông phu và con rắn” trình diễn lặp lại.

Mãi cho đến năm 1997, đêm trước ngày Chu Dung Cơ đặt chân đến Hoa Kỳ, hai phóng viên từng sống ở Trung Quốc là Richard Bernstein và Ross H . Munro đã viết quyển sách có tựa đề là “The Corning Conflict with China”, trong sách có đoạn viết: “Lực lượng của Trung Quốc thế này tương lai ắt sẽ không còn là nước bạn chiến lược của Hoa Kỳ nữa, mà nó sẽ trở thành kẻ địch trường kỳ của Hoa Kỳ.”

Lúc kết luận về mối đe dọa Trung Quốc được đưa ra, Vogel là người kế nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á của Fairbank tại trường đại học Harvard đã đứng ra biện giải cho Trung Cộng, ông ấy nói rằng lời kết luận này kiến lập dựa trên cơ sở thiếu phân tích thực tế và là một dẫn hướng sai lệch.

4. Sự thanh tỉnh và kiềm chế vào năm 2019

Giống như nhà lịch sử học Trung Quốc Dư Anh Thời đánh giá: “Những nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Hoa Kỳ giải thích sự hưng khởi và phát triển của Trung Cộng đều ít nhiều mang theo một tầng sắc thái chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa lãng mạn.” Trung Cộng là một tổ chức âm ám đầy rẫy mưu mô trong lịch sử, nhiều lần đi vào đường cùng nhưng chưa chết, thất bại nhưng chưa tan rã, chỉ cần có chút cơ hội thì nó liền đội mồ sống dậy. Trung Cộng tỏ ra yếu kém là để đánh lừa xã hội quốc tế lơ là cảnh giác, tiếp nhận và giúp đỡ nó, tiếp sau nó sẽ quay lại cắn người đã cứu nó; Trung Cộng phô trương thanh thế là để hù dọa xã hội quốc tế, vứt bỏ duy trì đối với tự do và công lý chính nghĩa, tự động giao nộp vũ khí, hòng để đe đọa kiểm soát.

MacFarquhar cũng từng giữ chức Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á – Trung Quốc của trường đại học Harvard, ông ấy đã viết ba cuốn sách “Khởi nguồn của Đại Cách mạng Văn hóa”, và là một trong số ít những chuyên gia có nhận thức thanh tỉnh về Trung Quốc của Hoa Kỳ. Ông ấy cho rằng khi Trung Cộng cực kỳ bại hoại, dưới tình huống hoàn cảnh Trung Quốc gặp phải sự phá hoại cực lớn, hiện nay người dân đã không còn bất cứ mối quan hệ gì với chính phủ Trung Cộng, người dân không còn sở hữu chính phủ này nữa.

Mấy năm nay, những người có nhận thức thanh tỉnh giống như MacFarquhar càng lúc càng nhiều. Michael Pillsbury sinh năm 1945, là một trong những người “am hiểu Trung Quốc” có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Hoa Kỳ hiện nay, ông giữ chức Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson từ năm 2014, và là cố vấn chính sách quốc phòng Hoa Kỳ, ông cũng là một chuyên gia cố vấn về Trung Quốc được TT Trump tin tưởng.

Trong “Chương 1: Giấc mộng Trung Quốc” của cuốn sách “The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” (Cuộc chạy đua 100 năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm để thay thế Hoa Kỳ như một siêu cường quốc trên toàn cầu), Pillsbury chỉ ra sau khi Trung Cộng cướp lấy chính quyền ở Trung Quốc Đại Lục vào năm 1949, nó vẫn luôn trù tính 100 năm sau, trước năm 2049 cần phải trở thành cường quốc đứng đầu thế giới, ban đầu nó cố gắng hết sức có thể nhận lấy giúp đỡ từ Liên Xô, sau đó lại tìm kiếm giúp sức từ thế giới phương Tây, người Liên Xô đã nhìn thấu Trung Quốc phải lật đổ địa vị cường quốc của Liên Xô, thế nhưng thế giới phương Tây vẫn không hay biết gì.

上图:白邦瑞和他撰写的《百年马拉松——中国取代美国称霸全球的秘密战略》

Ảnh: Pillsbury và “Cuộc Đua Marathon 100 Năm: Sách lược bí mật của Trung Quốc nhằm tranh ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ”

Nội dung của cuốn sách “Cuộc Đua Marathon 100 Năm: Sách lược bí mật của Trung Quốc nhằm tranh ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ” chủ yếu dựa vào giải mã các loại tài liệu tình báo và các cuộc phỏng vấn bí mật giữa Pillsbury và những người đào tẩu khỏi Trung Cộng trong những năm qua. Lời nói làm chứng của những người đào tẩu khỏi Trung Cộng giấu tên được ghi chép lại trong sách vô cùng hấp dẫn. Ví như vào đầu những năm 1990, Hoa Kỳ đã tiếp nhận hai quan chức cao cấp “đào tẩu” là ông Bạch và cô Lục. Ông Bạch chỉ ra phe diều hâu phản đối Hoa Kỳ đã giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh nội bộ bên trong Đảng và nhận được sự ủng hộ từ Đặng Tiểu Bình. Ông Bạch nói với Pillsbury rằng Trung Cộng không hề có thành ý thật sự hướng sang kinh tế thị trường, chứ nói gì đến tự do và dân chủ hóa chính trị. Ngược lại, cô Lục bày tỏ với Pillsbury, Trung Cộng hiện nay là phe cải cách đang nắm quyền vượt trội, tầng lớp lãnh đạo của Trung Quốc đều đang nỗ lực xem Hoa Kỳ như kiểu mẫu, cải cách kinh tế Trung Quốc thành dạng thức Hoa Kỳ, sau đó cải cách chính trị sẽ tự nhiên mà đến.

Vào những năm 1990, Hoa Kỳ theo đuổi giúp đỡ Trung Cộng kiến thiết kinh tế và gia nhập chính sách WTO, ban lãnh đạo cao cấp tin tưởng lựa chọn tin tức tình báo của cô Lục. Nhưng sau khi cô Lục chuyển đến Hoa Kỳ định cư, Cục Tình báo Trung Quốc tố giác cô ấy là gián điệp hai mang và đã bắt giữ cô. Sau này, sự phát triển của Trung Quốc đã chứng minh tin tức tình báo của ông Bạch cung cấp vào năm đó mới thật chuẩn xác.

Pillsbury thông qua câu chuyện của hai người “đào tẩu” nói rõ là Trung Cộng mọi thời mọi khắc đều cố ý cung cấp tin tức tình báo sai lệch cho Hoa Kỳ, khiến cho Hoa Kỳ sinh ra huyễn tưởng Trung Quốc rất thân thiện với Hoa Kỳ và Trung Quốc có quyết tâm cải cách. Những người đặt ra chính sách của Hoa Kỳ thường hay xuất phát từ nguyện vọng chủ quan, kết quả là bị Trung Cộng lừa bịp. Ví như Hoa Kỳ giúp đỡ Trung Quốc gia nhập WTO, hy vọng rằng việc này sẽ đẩy nhanh cải cách của Trung Quốc, thế nhưng chuyện này lại chưa từng xảy ra.

Pillsbury cho biết TT Trump đã từng nhắc đến điểm này: “Khi tổng thống thảo luận về những người tiền nhiệm, không chỉ là tổng thống Obama, truy lại từ George Bush và cha ông, rồi đến thời đại Clinton, những tổng thống tiền nhiệm đã quen thuộc với Trung Cộng – họ có thể lừa dối các doanh nghiệp Hoa Kỳ, họ có thể lừa dối Hồng Kông, mà không cần phải gánh chịu bất cứ hậu quả nào – Hoa Kỳ chỉ cần nộp báo cáo nhân quyền với mấy đoạn văn là xong việc.”

Pillsbury viết trong cuốn sách của ông ấy, huyễn tưởng về Trung Quốc tồn tại trong giới học thuật, viện nghiên cứu, cơ quan tài chính và chính phủ Hoa Kỳ cùng với các nước phương Tây, có một số chuyên gia cố vấn về Trung Quốc của Hoa Kỳ vì lợi ích kinh tế của bản thân họ với Trung Quốc, vì sợ không xin được thị thực vào Trung Quốc hoặc sợ không có tiền tài trợ nghiên cứu mà không dám đối diện với sự thật. Pillsbury sở dĩ có thể thấm thía những huyễn tưởng và sai lầm này là vì bản thân ông ấy đã từng là người tin vào những huyễn tưởng này. Kết quả của loại phán đoán sai lầm về Trung Quốc này chính là Hoa Kỳ đã vỗ béo cho Trung Cộng, giúp Trung Quốc nhanh chóng trở thành một đối thủ đáng gờm ngay trước mắt mình. Pillsbury cho rằng những nhà nghiên cứu cố vấn về Trung Quốc của Hoa Kỳ thức tỉnh quá muộn màng. Như mọi người đều biết, mãi đến năm 2019, Hoa Kỳ mới thực thi chế tài đa phương vị đối với Trung Cộng như chế tài thương mại v.v.

5. Sự tưởng tượng của Fairbank và sự liễu giải của Pillsbury

Không giống với Fairbank đứng trên bờ nhìn lửa cháy và tin tưởng vào Trung Cộng trong sự tưởng tượng của mình, Pillsbury có thể thiết thực liễu giải được nhiều sự việc khó hiểu xảy ra tại Trung Quốc. Ông ấy đã từng đưa ra ví dụ, mới đây khi một thẩm phán của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ viếng thăm Trung Quốc, thẩm phán Trung Quốc đã chỉ ra một vấn đề cho ông ta: “Đảng Cộng Hòa thế nào can dự vào phán quyết của tòa án? Tòa án thế nào có được phương châm chỉ đạo của Đảng Cộng Hòa? Liệu Ủy ban quốc gia của Đảng Cộng Hòa có thông qua điện thoại đưa cho tòa án phán quyết dự thảo hay không?” Vị thẩm phán người Mỹ trả lời: “Không, những điều này ở Mỹ là phạm pháp, bất luận là phán quyết dân sự hay hình sự, chính đảng lách vượt phán quyết để can thiệp trình tự pháp luật là việc làm phạm pháp.” Thẩm phán người Mỹ nói rằng các thẩm phán Trung Quốc ngồi trong phòng lắng nghe câu trả lời của ông ấy xong liền cảm thấy rất ngạc nhiên, và cho rằng ông ấy đang nói dối, cho rằng ông ấy chỉ là không muốn thừa nhận vai diễn các chính đảng định ra phán quyết pháp luật mà thôi.

Pillsbury còn nói đùa rằng, hoàn toàn không cần sự trợ giúp của Bộ phận tình báo, mỗi năm chỉ cần bỏ ra 55 đô la Mỹ để đặt báo trên tờ “China Daily” (Nhật báo Trung Quốc), thì những thứ luận điệu này sẽ tự động được gửi đến trước cửa nhà của bạn. Bên trong đó tràn ngập những quan điểm kiểu như “mỗi người Tây Tạng đều rất hạnh phúc”, “không cần chiến tranh thương mại, Hoa Kỳ ắt hẳn sẽ thua”.

Ngày 1 tháng 4 năm nay, Pillsbury bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn với Fox, bài học đầu tiên rút ra từ dịch bệnh virus corona chủng mới (virus Trung Cộng) chính là “Trung Cộng tin chắc vào lừa dối”. Khi trả lời phỏng vấn vào tháng 5, Pillsbury cho biết Trung Cộng sợ nhất ba điều: chính phủ rớt đài, bị thế giới bao vây, và TT Trump nhậm chức nhiệm kỳ tiếp theo.

Bầu cử Hoa Kỳ cho đến nay đã có bằng chứng chứng minh Trung Quốc nhúng tay vào bầu cử Hoa Kỳ, không để cho TT Trump lên nhiệm kỳ tiếp theo, tính luôn những người không thích TT Trump vào trong tỷ trọng mưu đồ đắc thắng của Trung Cộng đã xác minh được điểm này, nó cũng khiến cho rất nhiều người nhìn rõ diện mạo chân thật của chủ nghĩa cộng sản mưu đồ phá hủy xã hội dân chủ. Cho nên rất nhiều người Mỹ tham gia vào cuộc tuần hành ủng hộ TT Trump tiêu diệt Trung Cộng cho biết họ phản đối làm giả, phản đối chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội; điều họ bảo vệ là những giá trị và nền dân chủ của Hoa Kỳ, điều họ bảo vệ là tín ngưỡng và tự do của tất cả người dân Mỹ.

Thức tỉnh muộn màng cũng là thức tỉnh, những người tỉnh ngộ càng ngày càng nhiều. Thần chỉ có thể cứu vãn những người tỉnh ngộ về nguyên tắc.

上图:2020年12月12日华府集会,美国民众反对社会主义

Ảnh: Cuộc tuần hành ở Washington vào ngày 12 tháng 12 năm 2020, người Mỹ phản đối chủ nghĩa xã hội


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/12/28/兩代「中國通」遲到的醒悟-417064.html

Đăng ngày 31-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share