Bài của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-10-2010] Ghi chú của Ban biên tập: Trong văn hoá của phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, hành hạ và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được thưởng bằng sự tốt lành, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo. Các bài viết như bài này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những người đã làm điều sai trái. Trong khi nhiều người đàn áp Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng đòi họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.
Viện cớ là “chỉ làm theo lệnh”, cảnh sát đã sẵn sàng như là những công cụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người đã tham gia vào tra tấn, quấy nhiễu, bắt bớ và cầm tù các học viên đã gặp quả báo như là sự trừng phạt cho những hành động tà ác của họ.
Giám đốc của Phòng 610 tại Thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên và ba viên chức khác bị quả báo vì ngược đãi các học viên
1. Triệu Tư Cường là giám đốc của Phòng 610 thành phố Ba Trung. Trong khi tại nhiệm, hắn đã tịch thu các vật dụng cá nhân của các học viên bao gồm máy tính và tiền mặt. Hắn cũng tống giam họ một cách bất hợp pháp vào tù kể cả các học viên 70 tuổi. Triệu Tư Cường đã chết vì cơn đau tim ở tuổi 53 vào tháng một năm 2007.
2. Hà Dược, giám đốc của Sở Cảnh sát Đông Thành, quận Ba Châu, tỉnh Tứ Xuyên, đã chết vì bệnh ung thư. Trước khi hắn chết, hắn thường quấy nhiễu các học viên tại nhà của họ. Ngoài việc theo dõi các học viên sát sao, hắn cũng trực tiếp liên can vào việc bắt giữ hơn 20 học viên và giam họ vào một nhà giam, một trại lao động cưỡng bức hoặc nhà tù. Trước khi hắn chết, hắn đã bảo gia đình hắn không mang xác trở về quê thuộc thành phố Ba Trung vì nhục nhã.
Giám đốc Sở Cảnh sát thành phố Ba Trung và phó giám đốc đội An ninh Quốc gia quận Ba Châu, thành phố Ba Trung bị báo ứng
1. Chu Triều Khôn, giám đốc của Sở Cảnh sát Thành phố Ba Trung và bí thư của Chính pháp ủy quận Ba Châu, bị phát hiện bệnh ung thư mũi vào tháng 5 năm 2009. Khi Chu Triều Khôn mới nhận việc vào tháng 1 năm 2008, hắn hăm dọa rằng, “Tao không tin là tao không thể giải quyết các học viên Pháp Luân Công của Ba Trung!” Hắn xúi dục cảnh sát đi theo dõi sát các học viên. Cảnh sát cũng xông vào nhà các học viên để tịch thu các máy tính, tiền bạc và các vật dụng cá nhân của họ. Nhiều học viên bị bắt và bị cầm tù. Từ khi hắn nhận việc, hắn đã bắt 28 học viên tại quận Ba Châu – 10 người bị giam, sáu người bị tuyên án tới các trại lao động cưỡng bức và 16 người bị tuyên án tù giam (kể cả các bản án treo cho bốn học viên). Học viên Vương Hiểu Nghị bị kết án tám năm tù và vẫn còn bị giam. Học viên Triệu Quốc Cát, khoảng 60 tuổi, bị kết án ba năm tù, nơi ông đã bị bức hại đến chết.
Chu Triều Khôn:
86-13981660016 (di động);
86-827-5552666 (văn phòng);
86-827-5260655 (nhà riêng).
2. Hà Tiểu Binh, phó giám đốc của Đội An ninh Quốc gia tại quận Ba Châu, tham gia tích cực vào bức hại các học viên. Hắn bị chuẩn đoán ung thư vào năm 2010.
Hà Tiểu Binh:
86-13881669118
Các viên chức từ thành phố Văn Đăng, tỉnh Sơn Đông nhận quả báo vì bức hại các học viên
1. Vu Đệ Tử, cựu bí thư của Chính pháp ủy thành phố Văn Đăng, đã chết đột tử tại bàn làm việc ở văn phòng của hắn vào 2005. Trước khi hắn chết, hắn đã bắt các học viên và ép buộc họ đến một trung tâm tẩy não. Nếu họ không từ bỏ đức tin của họ với Pháp Luân Đại Pháp, các học viên sẽ phải bị kết án lao động cưỡng bức.
2. Vương Triệu Quang, một viên chức từ Bộ Nội vụ thị xã Tống Thôn, tại tỉnh Sơn Đông, bức hại tích cực các học viên. Hắn lái xe máy đi lên và xé rách những bức hình của người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đồng thời la to, “Quả báo gì! Ta không tin. Làm gì được ta?” Vương chết ngày 25 tháng 5 năm 2005. Trong khi hắn đang ở trên một mái nhà, thì một phần của mái nhà xụp xuống và hắn bị ngã. Đầu hắn bị mắc kẹt trong mái nhà và hắn đã chết. Vương chỉ mới 40 tuổi.
3. Từ Hải Đình, cựu cục trưởng cục cảnh sát Văn Đăng, đã chết trong một tai nạn xe cộ vào tháng 4 năm 2010. Năm 2000, Từ gửi 12 học viên tới một trại lao động cưỡng bức. Học viên Lưu Ngọc Phượng đã bị bức hại đến chết trong lúc hắn đang tại nhiệm.
4. Phan Thụ Minh là cựu giám đốc an ninh của Sở Cảnh sát thành phố Văn Đăng. Một lần, một học viên đi thăm Phan khi được biết sức khoẻ yếu kém của hắn vào ngày 8 tháng 9 năm 2010. Người học viên nói với Phan, “Sức khoẻ của ông rất kém. Ông đã về hưu rồi và không còn bận nhiều. Ông có thể mượn một bản sao Chuyển Pháp Luân để đọc.” Phan trả lời, “Tôi đã bắt nhiều học viên và tịch thu nhiều sách Pháp Luân Công của họ! Ai khiến ông đi tìm một quyển sách?” Người học viên nói, “Xin đừng nổi giận. Tôi nói đó là vì tốt cho ông thôi.” Phan Thụ Minh giận điên lên đến mức hắn run lên. Hắn la lớn, “Lần này tôi tha cho ông. Nếu ông còn nói điều này với tôi một lần nữa, tôi sẽ không lễ độ với ông đâu!” Ba ngày sau, Phan bị chết vì một cơn đau tim.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/20/231232.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/4/121242.html
Đăng ngày: 10-01-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.