[MINH HUỆ 05-10-2010] Ghi chú của Ban biên tập: Trong văn hoá của phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, hành hạ và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được thưởng bằng sự tốt lành, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo. Các bài viết như bài  này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những người làm điều sai trái. Trong khi nhiều người đàn áp Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, quy luật vũ trụ cũng đòi họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Dưới đây là một số ví dụ về quả báo của những người tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công.

Trong một tương lai gần, những người có cái nhìn đúng đắn về Pháp Luân Công sẽ thu được nhiều lợi ích diệu kì cho hành động của họ. Cũng như vậy, những ai bức hại học viên Pháp Luân Công thì không chỉ làm tổn hại đến người khác mà còn mang lại tai họa cho bản thân.

Trường hợp thứ nhất: Người đứng đầu Ủy ban tư pháp thành phố Hạc Sơn, thành phố Quảng Đông, chết vì bị báo ứng.

Trong nhiều năm gần đây, Hoàng Hồng Tài (thư ký tư pháp thành phố Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông) không bao giờ ngừng làm điều xấu xa. Ông ta là người chủ mưu đằng sau cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hạc Sơn, bao gồm việc bắt giam, bỏ tù, và dẫn đến cái chết của các học viên.

Tháng 8 năm 2010, Hoàng Hồng Tài và hai viên chức Phòng 610, Trương Quốc Hoa và Trương Quốc Kỳ, đi đến thành phố Phủ Châu để tìm các học viên Pháp Luân Công, những người đã rời nhà để tránh bị bức hại. Họ hi vọng có thể bức hại những học viên này nhưng không thành công.

Trên đường về tỉnh Quảng Đông, Hoàng Hồng Tài đang uống rượu ở một khách sạn thì đột nhiên qua đời. Sau cái chết của ông ta, tang lễ và hỏa táng được bí mật tổ chức.

Trường hợp thứ hai: Ký Lương, Bí thư huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc, đã chết trong một tai nạn ô tô.

Ký Lương,  cựu bí thư ĐCSTQ ở thôn Nam Thu Lan, xã Minh Nghĩa  huyện Lai Thủy, đã hợp tác với chính quyền trong cuộc bức hại. Ông ta giám sát, dàn xếp, và tống tiền các học viên.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 17 tháng 5 năm 2005 (tháng âm lịch), Ký Lương đã lái một xe trọng tải lớn rồi gặp tai nạn. Xe của ông ta bị rơi xuống vực sâu và bị nổ tung. Ông ta đã bị thiêu chết bởi lửa từ động cơ. Một người trẻ tuổi ở trong xe tải đã kịp nhảy ra ngoài và thoát nạn.

Trường hợp thứ ba: Công an Chu Nham ở thành phố Mã Điếm, tỉnh Hà Nam chết một cách đột ngột

Chu Nham, từng là đội phó đội an ninh nội địa thành phố Mã Điếm, đã nhiều lần tham gia bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Mã Điếm.

Tháng 6 năm 2010, Chu Nham đã chết một cách đột ngột. Phòng công an đã giữ thông tin này một cách bí mật. Có thông tin rằng Chu Nham đã chết chỉ vài ngày sau khi ông ta bức hại đến chết một học viên, bà Thạch Tuệ Vân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/5/230582.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/11/120552.html
Đăng ngày 22-11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share