Bài viết của Tân Sinh ở Trung Quốc Đại Lục  

[MINH HUỆ 25-12-2020] Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Như vậy làm sao mới có thể đạt được Nhẫn của người tu luyện? Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hơn 20 năm, nhưng vẫn luôn trong tình trạng Nhẫn mà đẫm lệ, vẫn luôn chưa làm được Nhẫn của người tu luyện, rốt cuộc là nguyên nhân gì đã tạo thành loại trạng thái này?

Gần đây xuất hiện một số vấn đề trên thân thể, tôi bắt đầu cho rằng bản thân mình tu luyện giải đãi nên mới thành ra như vậy. Tôi đi tìm tâm chấp trước của mình và đã tìm ra không ít tâm chấp trước, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề căn bản. Sau đó tôi nghĩ mình đã tu luyện hơn 20 năm, suốt ngày đều nói là cần phải động Thần niệm, không được động nhân niệm (niệm con người), lại càng không được động ác niệm. Như vậy, thế nào là Thần niệm? Thế nào là nhân niệm? Thế nào là ác niệm? Tu luyện hơn 20 năm, tôi cũng chưa hiểu rõ về những thứ này. Nếu như không biết Thần niệm là gì, nhân niệm là gì, và ác niệm là gì thì không thể nào tu luyện xuất ra Thần tính được.

1. Lý giải về Thần niệm

Tĩnh lặng suy nghĩ trong nhiều giờ, tôi chợt ngộ ra: Thần niệm chẳng phải là từ bi, khoan dung, độ lượng hay sao? Khoan dung hồng đại, từ bi đối với tất cả chúng sinh, đối đãi rộng lượng với hết thảy sự việc phát sinh lúc bình thường, đây chẳng phải là Thần niệm sao? Đúng vậy! Sư tôn giảng:

“Có rất nhiều Vương trên thiên thượng. Như mọi người đã biết, Thích Ca Mâu Ni giảng rằng Phật Như Lai nhiều như số cát sông Hằng; thử hỏi sông Hằng nơi Ấn Độ kia có bao nhiêu hạt cát? Mà không chỉ có vậy, đó mới chỉ là lời giảng của Thích Ca Mâu Ni mang tính hình dung vậy thôi. Mỗi Phật Như Lai đều là một Pháp vương; mà cũng không chỉ [có] Phật gia, Phật gia chỉ là một dạng Thần mà rất phổ thông và có vô cùng nhiều; có bao nhiêu Thần? Có bao nhiêu Vương như thế? Nếu mỗi Như Lai, Vương đều đối đãi giống như chư vị mỗi khi có phát sinh sự việc gì đó, thì sẽ hỏng hẳn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)

“Họ không hề có kiểu tranh luận kia [vốn] không phù hợp với trạng thái của tầng sở tại của họ. Tất nhiên, họ có thể thấy được chân lý, có thể thấy được [cách] tốt nhất là như thế nào, tuy nhiên vẫn thường có lúc có sự khác biệt về nhận thức, tuy vậy họ không bao giờ tranh luận với nhau. Đó là trạng thái của khoan dung rộng lớn, từ bi đối với các sinh mệnh, và lý giải có thiện ý đối với hết thảy mọi thứ. Dùng cách nói của con người, [họ] đều có thể lý giải được người khác. Do đó có những lúc chúng ta không thể mang theo cái tâm của người thường quá mạnh mẽ, mà dùi sâu vào trong sừng bò, rồi mãi không ra nổi; càng nghĩ càng chấp trước, càng nghĩ thì cái tâm chư vị càng sôi lên, càng suy nghĩ thì ma kia lại càng lợi dụng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)

Sau khi đọc giảng Pháp của Sư phụ, tôi đã minh bạch ra khoan dung hồng đại, từ bi đối với sinh mệnh, rộng lượng đối đãi với hết thảy mọi sự việc phát sinh chính là Thần tính, trong tâm người tu luyện chúng ta sinh ra niệm đầu khoan dung người khác chính là Thần niệm; đối diện với bất kỳ sinh mệnh nào cũng sinh ra niệm đầu từ bi thì chính là Thần niệm; khi đối đãi với hết thảy sự việc phát sinh, đều có thể khoan dung độ lượng đó chính là động Thần niệm. Nghĩ đến những điều này, tôi đã buông bỏ được rất nhiều oán hận trong suốt thời gian dài đối với đồng tu và người thường, cũng như buông bỏ được các chủng ủy khuất và uất hận sinh ra từ cái Nhẫn đẫm lệ trong suốt một thời gian dài. Thân thể tôi cũng có chuyển biến tốt hơn hẳn, Sư phụ đã giúp tôi gỡ bỏ rất nhiều những thứ không tốt.

2. Thế nào là nhân niệm?

Sau khi đã minh bạch thế nào là Thần niệm, tôi lại nghĩ thế nào là nhân niệm? Nhân tính là vị tư, phù hợp với niệm đầu vị tư vị ngã chính là nhân niệm, lúc phát sinh mâu thuẫn với người khác, không có tâm khoan dung người khác, chỉ nghĩ là việc này bạn không đúng, bạn cớ sao lại đối đãi với tôi như vậy. Tôi không có sai, người sai là bạn. Hoặc là, khi lợi ích của mình bị người khác xâm phạm, mình sẽ tuyệt đối không để cho người khác lừa mình v.v. Tôi nghĩ một bộ những cách nghĩ không tốt này đều là nhân niệm.

Tuy còn chưa nói ra những ý nghĩ này nhưng tôi đã động nhân niệm, rồi lại nghĩ bản thân là người tu luyện nên cần phải Nhẫn, như vậy lúc này chỉ có thể là cái Nhẫn đẫm lệ. Thế nhưng, trong tâm vẫn cứ tức giận không chịu được trong suốt thời gian dài, tức giận tích tụ trong lòng sẽ dẫn đến đau ngực, thậm chí là khiến cho thân thể xuất hiện những trạng thái không đúng đắn. Trạng thái không đúng đắn xuất hiện trên thân thể là do không có Thần niệm, mà chỉ trường kỳ giữ lấy nhân niệm.

Tại đây, tôi lại bàn một chút về lúc đồng tu giúp đỡ đồng tu khác vượt quan nghiệp bệnh, một mực chê trách đồng tu cái này làm không tốt, cái kia làm không tốt, bản thân cho rằng đang giúp đỡ đồng tu tìm ra tâm chấp trước; nhưng thực ra, bạn không những không giúp được đồng tu, mà ngược lại còn làm tăng thêm ma nạn cho đồng tu. Bởi vì trong quá trình chê trách đồng tu, bạn không có động Thần niệm, mà là động nhân niệm.

Tuy đồng tu không nói gì nhưng trong tâm lại đang tức giận. Trên biểu hiện cũng là cái Nhẫn đẫm lệ. Lúc chúng ta đang giúp đồng tu, chúng ta cần phải khuyến khích đồng tu vứt bỏ hết thảy tâm oán hận, giúp đồng tu động Thần niệm mà khoan dung rộng lượng đối đãi với hết thảy. Chỉ cần đồng tu có thể làm được khoan dung, từ bi độ lượng đối đãi với hết thảy sự việc phát sinh thì tôi nghĩ quan nghiệp bệnh của đồng tu sẽ rất nhanh qua khỏi. Tôi liễu giải về một số đồng tu vượt quan nghiệp bệnh, đa số trong tâm họ đều có tâm oán hận người khác. Trường kỳ không vứt bỏ tâm này dẫn đến quan nghiệp bệnh lâu ngày không qua khỏi, có một số người thậm chí còn bị ma bệnh tước mất nhục thân.

Tôi ngộ ra đa số đều là trong thời gian dài không có sinh ra Thần niệm, mà chỉ có nhân niệm tạo thành. Do đó, người tu luyện cần phải bảo trì khoan dung hồng đại, rộng lượng đối đãi với mọi việc, sinh ra Thần niệm từ bi với chúng sinh, và đó cũng là cách tốt nhất để bài trừ nhân niệm.

3. Thế nào là ác niệm?

Tôi ngộ ra khi nhân niệm khởi lên, nhưng bản thân lại không thể khống chế chính mình, thuận theo nhân niệm mà nổi cáu với người khác, thì chính là đã bị ma lợi dụng, lúc này có thể biểu hiện ra ma tính đại phát. Nhân niệm khi này đã biến thành ác niệm.

Con người dưới sự chỉ huy của ác niệm sẽ nóng nảy mất lý trí, cãi cọ, thậm chí là đánh lộn với người khác. Do vậy, người tu luyện tuyệt đối không thể có ác niệm. Lúc bình thường chúng ta giúp đỡ đồng tu, nếu cứ một mực chỉ trích đồng tu, thì thực ra cách làm này cũng đã vô ý dấy động ác niệm, hơn nữa nhân niệm này sẽ bị ma lợi dụng, từ đó gây ra cho đồng tu rất nhiều ma nạn. Vì vậy, tôi ngộ ra là: chỉ cần lời chúng ta nói ra khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, khiến người khác thấy không vui, thì niệm đầu chỉ huy nói ra những lời này chính là ác niệm.

Sau khi suy nghĩ về những điều này, tôi dốc sức bài trừ nhân niệm, nhưng khi ngồi ở đó, trong đầu não vẫn luôn có nhân niệm khởi lên, một lúc lại nghĩ tới ai đó không tốt với mình, mình không muốn để ý đến họ; một lúc lại nghĩ ai đó nói xấu mình, mình cần phải như thế nào đó; một lúc lại nghĩ hôm nọ đi mua đồ đã bị người khác lừa; một lúc lại nghĩ ai đó nổi nóng với mình, trong tâm mình không thể chịu nổi. Trong tư tưởng đầy rẫy những thứ nhân niệm này, trong tâm sông biển quay lộn, khó mà bình tĩnh cho được. Lúc này, tôi lấy sách Đại Pháp ra học, một lúc sau thấy đỡ hơn, nhưng vừa đặt sách xuống thì lại đảo lộn nghĩ đến những vấn đề này.

Nhờ vậy, tôi đã ngộ ra mình cần phải đề cao lên, cần phải để cho Thần niệm ngập tràn đầu não mới được, lúc này trong tâm tôi sinh ra khoan dung hồng đại, trong tâm tha thứ cho tất cả những người và việc không tốt với mình. Tôi đã vứt bỏ hết thảy oán hận đối với người khác và sự vật, sau đó tôi lại không ngừng xem sách Đại Pháp, xem các bài chia sẻ trên Minh Huệ Net, để cho Pháp lý của Đại Pháp ngập tràn trong đầu não. Tôi chợt nhận thấy một luồng khí đục thoát ra khỏi lồng ngực của mình, thân thể lập tức trở nên nhẹ nhàng, những triệu chứng bệnh khó chịu trên thân thể cũng rất nhanh khỏi trong vòng vài ngày, mấy ngày liền không ăn uống nhưng vẫn thấy tốt.

Bây giờ tôi cũng có thể làm được Nhẫn mà không đẫm lệ, có thể thật sự làm được Nhẫn mà không thấy ủy khuất. Đây quả thật là một niệm định ra tốt xấu!

Bên trên là nhận thức nông cạn của tôi về thế nào là Thần niệm, thế nào là nhân niệm, và thế nào là ác niệm. Nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ. Cảm ơn quý đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/12/25/向內找分清了甚麼是神念、人念、惡念-416967.html

Đăng ngày 29-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share