Bài viết của Văn Chí Duệ

[MINH HUỆ 07-12-2020] Ngày 24 tháng 8 năm 2019, thời báo New York Times đăng một bản cáo phó với tiêu đề “Sidney Rittenberg, cố vấn về lý tưởng người Mỹ của Mao, sau này là cố vấn cho các nhà tư bản, qua đời ở tuổi 98” (Sidney Rittenberg, Idealistic American Aide to Mao Who Evolved to Counsel Capitalists, Dies at 98). Hai ngày sau đó, một bài báo phiên bản tiếng Trung cũng được xuất bản, tuyên bố ông là người Mỹ đầu tiên trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bài báo cho hay: “Ông Sidney Rittenberg, một lính Mỹ thông thạo nhiều ngôn ngữ, đã ở lại Trung Quốc trong 35 năm sau Thế chiến II với tư cách cố vấn, cũng là tù nhân chính trị của cuộc cách mạng của chủ nghĩa cộng sản, sau đó đã kiếm được hàng triệu đô khi làm cố vấn cho các nhà tư bản phương Tây muốn khai thác thị trường Trung Quốc, đã qua đời hôm thứ Bảy tại Scottsdale, Ariz, hưởng thọ 98 tuổi.“

Ông Rittenberg sang Trung Quốc vào năm 1945 và quay trở lại Mỹ vào năm 1979. Một bài báo trên tờ New York Timesvào tháng 3 năm 1979 đã viết: “Không phải ông Rittenberg … không muốn quay về sớm hơn, mà vì nhiều lý do, rồi lại bị tù giam tổng cộng 16 năm, nên trước đó, ông cũng không cách nào quay về với cuộc sống và gia đình của ông ở Trung Quốc.”

Trong một cuộc phỏng vấn với The Financial Times năm 2013, ông Rittenberg đã biểu thị sự hối hận khi ủng hộ Mao và gọi ông ta là “một nhà lãnh đạo lớn và một đại tội phạm trong lịch sử”. Ông cũng buồn rầu vì vai trò của mình trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ông nhớ lại: “Tôi đã tham gia vào việc hành hạ người tốt bụng, vô tội. Uy hiếp và thí tốt đã trở thành việc bình thường, tôi không sao nhận ra vì mọi mặt của chế độ này đối với tôi đều tốt và tôi cảm thấy mình là một phần tử của phong trào vì tiến bộ, tự do và hạnh phúc của nhân loại. Tôi không cảm nhận được những gì xảy ra với những người khác. Đó là một loại tha hóa, chính xác là một loại tha hóa hủy hoại mọi thứ.“

Đi theo ĐCSTQ và bị bỏ tù hai lần

Ông Rittenberg sinh năm 1921 và lớn lên trong một gia đình Do Thái ở Charleston, Nam Carolina. Cha ông là Chủ tịch Hội đồng Thành phố Charleston, ông nội của ông cũng là một nhà lập pháp nổi tiếng của Nam Carolina. Mẹ ông xuất thân từ một gia đình nhập cư từ Nga. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Porter ở Charleston, ông đã từ chối học bổng của trường Princeton và theo học chuyên ngành triết học tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill.

Dưới ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Mỹ, năm 1940 ông đã gia nhập đảng, một năm trước khi tốt nghiệp đại học. Mặc dù vẫn ôm giữ tư tưởng cộng sản, ông đã rời Đảng Cộng sản Mỹ vào năm 1942 và tham gia quân đội, rồi được quân đội cử đi học ở một trường ngôn ngữ tại Stanford cùng năm đó. Không chỉ biết tiếng Pháp, tiếng Latinh và tiếng Đức, ông còn thông thạo tiếng Trung vào năm 1945.

dce151aa9df330085dc21113e22d0c48.jpg

Ông Sidney Rittenberg (tên tiếng Trung là Lý Đoàn Bạch) là người Mỹ đầu tiên trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Năm 1946, ông Rittenberg xuất ngũ và gia nhập một cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc tại Thượng Hải, nơi ông gặp một số người cộng sản. Từ đây, ông đã thực hiện chuyến đi 45 ngày đến Diên An và bắt đầu làm việc cho Mao. Một thời gian ngắn sau đó, ông đã trở thành đảng viên ĐCSTQ và làm việc cho Tân Hoa Xã. Ông duy trì mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ, trong đó có Mao cùng vợ của Mao là Giang Thanh, Chu Đệ, Chu Ân Lai, và Lưu Thiếu Kỳ.

Ông Rittenberg bị bắt giam hai lần ở Trung Quốc với tội danh gián điệp và phản cách mạng. Sau khi ĐCSTQ nắm quyền ở Trung Quốc năm 1949, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin bảo Mao rằng Rittenberg là mật thám của Hoa Kỳ. Sau đó, ông Rittenberg đã bị biệt giam trong sáu năm, không qua xét xử.

Sau khi được trả tự do vào năm 1955, ông Rittenberg lại được hưởng đặc quyền trong Đảng. Ông bắt đầu làm việc cho Đài Phát thanh Bắc Kinh và trở thành chủ nhiệm các chương trình tấn công Hoa Kỳ. Ông cũng tham gia dịch cuốn “Mao tuyển” (Các tác phẩm chọn lọc của Mao Trạch Đông).

Ông là người ủng hộ mạnh mẽ phong trào Đại nhảy vọt năm 1958, một phong trào khiến hàng chục triệu người chết đói. Ngoài ra, ông còn trực tiếp tham gia Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976.

Sau đó, bà Giang Thanh, vợ của Mao, đã cáo buộc ông Rittenberg là gián điệp và tham gia vào các hoạt động phản cách mạng. Một lần nữa, ông lại bị tống vào tù, bị biệt giam gần mười năm từ năm 1968. Còn vợ ông bị đưa đi cải tạo lao động.

Ông nhớ lại thời gian trong tù: “Họ liên tục theo dõi. Hễ ngủ là họ đập cửa cho giật mình mà tỉnh dậy. Đó là kiểu tra tấn tinh thần trong bầu không khí khủng bố. Tôi ngủ trên tấm ván gỗ trống trơn, lúc nào cũng phải quay mặt ra cửa, và không được cử động tay.”

Sau khi được trả tự do vào năm 1977, ông Rittenberg đã mất hy vọng vào ĐCSTQ và trở về Mỹ vào năm 1979. “Khi đã mất đi tinh thần, đảng chỉ còn là cỗ máy thực thi quyền lực đối với chính phủ và nhân dân”, ông giải thích trong cuộc phỏng vấn với tạp chí The Financial Timesvào năm 2012, còn cho biết tham nhũng công khai và tham vọng vào địa vị đã trở nên “phổ biến” và “có tính hệ thống”.

Cuồng tín và bài học từ thực tế

Cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của Hoa Kỳ không phải là cuộc chạy đua giữa hai ứng viên, mà là cuộc đại chiến giữa thiện và ác, trong đó, một bên đấu tranh để duy trì thế giới tự do, còn bên kia cuồng vọng đưa đất nước tiến tới chủ nghĩa xã hội, thậm chí là chủ nghĩa cộng sản.

Vậy chủ nghĩa cộng sản chính xác là gì? Ông Rittenberg đã nói về nó trong nhiều bài phát biểu và phỏng vấn. Dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng cộng sản, ông đã gia nhập ĐCSTQ và làm việc cho các lãnh đạo tối cao của đảng. Khi Hồng vệ binh công khai đàn áp hàng triệu người trong Cách mạng Văn hóa bằng giam giữ, tra tấn, nhục mạ và tịch thu tài sản, thì những tuyên truyền lại một lần nữa khiến ông lấy lại nhiệt huyết thời trẻ. Ông đã tích cực tham gia vào Cách mạng Văn hóa.

Ông Rittenberg đã tham gia vào các vụ tấn công và chỉnh phong nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, trong đó có Vương Quang Mẫn (vợ của cựu Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ), Lục Đính Nhất (Phó Chủ tịch Quốc vụ viện), Châu Dương (nhà lý luận văn học với tác phẩm trở thành chất xúc tác cho Cách mạng Văn hóa), và Mai Ích (Tổng Giám đốc Cục Phát thanh Truyền hình Trung ương). Các bài phát biểu và họp báo của ông Rittenberg được đăng trên tờ báo của Hồng vệ binh. Chữ ký của ông trong cuốn Sách Đỏ Nhỏ của Mao cùng bức ảnh chụp chung với Mao, cũng đã trở thành những công cụ tuyên truyền nổi tiếng trong Cách mạng Văn hóa.

Sau khi đọc một báo cáo phóng đại về Tiêu Dụ Lộc, một quan chức tằn tiện, ông Rittenberg lấy làm ăn năn về cuộc sống xa hoa của mình và coi mình không phải là một người theo chủ nghĩa Marx thực thụ (bởi cũng như những người cộng sản Trung Quốc khác, ông Rittenberg không biết những bê bối của Marx là một tên mật thám, đối xử với người hầu gái như nô lệ tình dục, và đưa đứa con ngoài giá thú của mình cho Engels nuôi). Tuy nhiên, khi ông Rittenberg tình nguyện xin cắt giảm lương và trả lại chiếc xe mà Đảng giao cho thì lại bị từ chối một cách “tử tế” kèm theo một lời đe dọa – ĐCSTQ cho rằng làm như vậy là hủy hoại danh tiếng của đảng.

Sau khi ra tù lần thứ hai, ông Rittenberg thấy mệt mỏi với chế độ cộng sản và quyết định quay về Hoa Kỳ “Điều khiến tôi ghê tởm là nạn tham nhũng vốn đã tràn lan; dù vẫn chưa bằng như hiện nay, nhưng đã là rất nhiều và đều có bằng chứng”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ The Atlantic vào tháng 12 năm 2013 dưới tiêu đề “Câu chuyện về một người Mỹ cống hiến cả đời cho Chủ tịch Mao”.

“Tôi thấy ghê tởm trước việc Đặng Tiểu Bình, sau khi khoe khoang với Robert Novak [nhà báo CNN có biệt danh “Hoàng tử bóng tối”] về Bức tường Dân chủ, về việc chính phủ cho phép người dân dán áp phích, bày tỏ ý kiến và phê bình một cách tự do, v.v., ông ta liền phong bế hết thảy sau khi củng cố được quyền lực của mình”, ông giải thích. Phẫn nộ trước việc mọi hoạt động dân chủ đã chấm dứt cùng nạn tham nhũng, ông đã quay về Hoa Kỳ.

Nỗi hối tiếc muộn màng

Trong lời tựa cho cuốn hồi ký “Người đàn ông bị bỏ lại” (The Man Who Stayed Behind), ông Rittenberg cho biết ông và những người khác đã “đi trên con đường cộng sản với hy vọng tạo ra một thế giới mới, tốt đẹp hơn”. Ông viết: “Nhưng đồng thời tôi cũng muốn phác họa một bức tranh rõ nét về những tội ác xảy ra sau đó. Tôi đã gặp họ. Tôi đã sống cùng họ. Có những trường hợp—mà đến giờ tôi thấy xấu hổ và ô nhục—tôi đã tham gia cùng họ.”

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, tôi đã có sai lầm chết người khi nhận lầm đảng là hiện thân của chân lý và trung thành với đảng vô điều kiện, không mảy may nghi ngờ.“

Ông giải thích thêm về điều này trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2012. Ông nói, “Tôi thực sự đã mất niềm tin vào giáo điều cốt lõi của cái gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản, vốn dựa trên sự chuyên chính của giai cấp vô sản. Kinh nghiệm dạy tôi rằng độc tài không thể mang lại dân chủ hơn, mà chỉ dẫn đến độc tài hơn.”

Nói về phong trào dân chủ chống dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, ông Rittenberg cho rằng những gì đã xảy ra là một thảm kịch. ĐCSTQ sẽ không cho phép tự do ở Hồng Kông vì chính quyền này muốn kiểm soát người dân.

Mục tiêu dài hạn của ĐCSTQ: Thâm nhập Hoa Kỳ thông qua giới thượng lưu

Mặc dù biết rằng đã phạm sai lầm khi mù quáng đi theo ĐCSTQ, ông Rittenberg vẫn chưa hiểu rõ hệ tư tưởng cộng sản đã bành trướng ra toàn cầu và ăn mòn xã hội phương Tây như thế nào. Trên thực tế, ông đã thành lập công ty Rittenberg & Associates, một công ty tư vấn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ làm ăn tại Trung Quốc. Trái ngược với chủ nghĩa Mác mà ông từng trung thành, “ông đã vận dụng kiến thức sâu rộng và các mối quan hệ ở Trung Quốc để xây dựng đế chế tư bản của riêng mình”. Khách hàng của ông bao gồm Microsoft, Intel, Prudential Insurance, Polaroid và Levi Strauss.

Thâm nhập bằng con đường phi bạo lực không phải là điều mới mẻ. Karl Liebknecht, người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Đức, cũng dự đoán về hình thức này. Ông nói chủ nghĩa cộng sản sẽ phát triển ở các nước phương Tây dưới danh nghĩa dân chủ. Anatoliy Golitsyn, một người đào thoát khỏi KGB Liên Xô, tiết lộ rằng tất cả các chính phủ Xô-viết đều đi theo chủ nghĩa Lê-nin với chiến lược dài hạn là kiểm soát thế giới. Để đạt mục tiêu đó, dựa vào phương pháp luận biện chứng của Lê-nin, tình báo hàng đầu của Liên Xô đã xây dựng và triển khai một kế hoạch từ năm 1959 đến năm 1961.

“Rõ ràng, một trong những đặc điểm của kế hoạch này là tạo ấn tượng rằng phong trào cộng sản quốc tế đang tan rã, có sự chia rẽ, bất hòa, bất đồng chính kiến, rằng… có sự rạn nứt giữa Trung Cộng và Liên Xô, tất cả đều là hình mẫu của chiến lược đánh lạc hướng này, một trong những mục tiêu chính của nó là làm cho phương Tây cảm thấy an toàn hơn mà lơi là cảnh giác”, theo bài viết “Anatoliy Golitsyn: Chìa khóa để hiểu tình hình thế giới ngày nay” (Anatoliy Golitsyn: The Key to Understanding Today’s World Situation) đăng trên trang “Nhà quan sát thâm trầm“ (The Contemplative Observer).

Khi coi Trung Quốc là kẻ thù thực sự của Liên Xô, Hoa Kỳ đã rơi vào bẫy “chơi lá bài Trung Quốc” và bắt đầu tiếp cận ĐCSTQ vào đầu những năm 1970, rồi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào cuối những năm 1970 để xây dựng một Trung Quốc mạnh hơn.

Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Ezra Taft Benson từng nói, “Chúng ta không bao giờ được quên chủ nghĩa cộng sản thực chất là gì. Chủ nghĩa cộng sản không chỉ là một chế độ kinh tế. Nó là một triết lý sống toàn diện, đó là vô thần và hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì chúng ta trân quý. Chúng ta tin vào quy tắc đạo đức. Còn chủ nghĩa cộng sản phủ nhận [những quan niệm] đúng – sai vốn có.”

Ông Benson trích dẫn từ cuốn sách “Người cộng sản trần trụi” (The Naked Communist) của W. Cleon Skousen, nói: “người cộng sản đã ‘tự thuyết phục bản thân rằng không có gì là xấu xa để đi theo tiếng gọi của tư lợi’. Đây là thứ học thuyết đáng nguyền rủa nhất. Những người thực sự chấp nhận thứ triết lý như vậy là không có lương tâm cũng như danh dự. [Bởi với họ], bạo lực, thủ đoạn, dối trá, thất hứa đều hoàn toàn chính đáng.”

Với sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, Trung Cộng hiện giữ vai trò chủ đạo trong việc hoàn thành chiến lược dài hạn còn dang dở của Liên Xô. Cuốn sách Chiến tranh không giới hạn: Kế hoạch tổng thể của Trung Quốc nhằm tiêu diệt nước Mỹ (Unrestricted Warfare: China’s Masterplan to Destroy America), do hai đại tá của Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ viết, xuất bản năm 1999, đã bàn sâu hơn về cách thống trị thế giới bằng những phương pháp tiếp cận toàn diện của Trung Quốc, ngoại trừ vấn đề đúng đắn chính trị, tức là chiến tranh dưới mọi hình thức.

Ông Địch Đông Thăng, phó chủ nhiệm khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mới đây đã giải thích rằng ĐCSTQ đã thâm nhập vào Hoa Kỳ thông qua giới thượng lưu. “Chúng tôi biết chính quyền Trump đang chiến đấu với chúng tôi. Vậy tại sao chúng tôi lại gặp rắc rối với ông Trump trong khi chúng tôi đã có thể xử lý mọi các vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ từ năm 1992 đến năm 2016?”, ông Địch nói, “Tại sao? Bởi vì chúng tôi có người ở đó, trong vòng tròn quyền lực của Hoa Kỳ, chúng tôi có một số ‘người bạn cũ’!”. Ông ta cũng khoe khoang: “Không có gì mà chúng tôi không thể xử lý bằng tiền. Nếu một xấp tiền không giải quyết được, thì hai xấp sẽ làm được.”

“Nhưng hiện giờ, chúng tôi thấy Biden đã lên nắm quyền. Giới tinh anh truyền thống, giới tinh anh chính trị, và các cơ quan chính phủ có quan hệ hết sức mật thiết với Phố Wall”, ông ta tiếp tục, và còn nói rằng các quỹ đầu tư của Hunter Biden có liên quan chặt chẽ với ĐCSTQ,“ Ai đã giúp ông ta gây quỹ? Các vị có hiểu không? Vì ở đó có những thương vụ.”

Tìm lại giá trị đạo đức

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 diễn ra đầy thăng trầm. Nhóm vận động tranh cử của ông Trump và những người ủng hộ ông ở khắp các bang chiến trường đã phát hiện ra rất nhiều bằng chứng về gian lận, nhiều bằng chứng trong đó đã chỉ ra ảnh hưởng của ĐCSTQ trong cuộc bầu cử. Mặt khác, những bình luận của ông Địch cũng xác thực những bằng chứng này.

Trong bài phát biểu vào ngày 2 tháng 12, ông Trump nói, điều tra gian lận có ý nghĩa trọng yếu. Ông giải thích, “Đây không chỉ là vì chiến dịch của tôi, mặc dù nó liên quan rất nhiều đến việc ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của các bạn. Mà là để khôi phục tính trung thực và sự tin tưởng vào các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ. Đây là vì nền dân chủ của chúng ta và các quyền thiêng liêng mà nhiều thế hệ người Mỹ đã phải chiến đấu, đổ máu và hy sinh để bảo vệ. Không có gì cấp bách hay quan trọng hơn điều đó.”

Luật sư người Mỹ Lin Wood viết trên Twitter vào ngày 5 tháng 12, “Chúng ta là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Những người yêu nước đã chiến đấu & hy sinh vì tự do kể từ năm 1776. Vào năm 2020, những người Mỹ yêu nước sẽ tôn vinh những hy sinh của các bậc quốc phụ chúng ta và sẽ thực hiện TẤT CẢ hành động cần thiết để đảm bảo tự do cho đất nước chúng ta. Giống như các bậc quốc phụ, chúng ta làm những việc này dưới sự dẫn dắt của Chúa Toàn năng.”

Cuộc tổng tuyển cử giống như một vở kịch với nhiều điều đang bày ra trước mắt. Đó cũng là một khảo nghiệm để xem vào thời khắc then chốt thế này, chúng ta là loại người như thế nào, từ tư tưởng, lời nói cho đến hành động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/7/416114.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/22/188934.html

Đăng ngày 26-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share